Tiểu Luận Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp da giầy việt nam so với trung quốc trong xuất khẩu sang thị trư

Thảo luận trong 'Kinh Tế Quốc Tế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 25/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.Vài nét về Liên minh Châu Âu
    Thị trường Liên minh Châu Âu (EU) có 27 thành viên với 4 triệu km2 và 456 triệu dân có thu nhập cao GDP gần 11.000 tỷ USD chiếm 27% GDP thế giới. Tổng ngạch ngoại thương gần 1.400 tỷ USD chiếm gần 20% thương mại toàn cầu. Nếu tính cả mậu dịch nội khối thì tổng ngạch mậu dịch là 3.092 tỷ chiếm 41.4% thị phần thế giới. EU đứng đầu thế giới về xuất khẩu dịch vụ chiếm 43,8% thị phầm thế giới gấp 2,5 lần Mỹ và chiếm 42,7 nhập khẩu dịch vụ thế giới. Đầu tư ra nước ngoài chiếm 47% FDI toàn cầu và nhận 20% đàu tư từ bên ngoài.
    EU là hình thức hội nhập khu vực ở trình độ cao với nhiều triển vọng tốt đẹp cho các nư¬¬ớc thành viên và cho toàn Châu Âu, đang phát triển sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực phấn đấu trở thành khu vực phát triển nhất hành tinh, đủ sức đối phó với các thách thức toàn cầu trong thế kỷ 21, có lợi cho xu thế hoà bình và hợp tác phát triển toàn cầu
    Vị thế chính trị, tiềm lực kinh tế, thương mại, tài chính, khả năng phòng thủ của EU không ngừng tăng sau mỗi lần mở rộng, đặc biệt mở rộng lần thứ năm thêm 10 thành viên và lần thứ 6 thêm 2 thành viên mới ở Đông và Nam Âu. Việc này đặt ra cho tất cả các thành viên EU, châu Âu và thế giới rất nhiều vấn đề cần được nghiên cứu xử lý, không chỉ kinh tế thương mại.
    Hiến pháp mới của EU được soạn thảo theo hướng minh bạch hơn, dân chủ hơn và hiệu quả hơn đang đứng trước nguy cơ sụp đổ do các bất đồng về quyền lực giữa nước lớn và nhỏ, giữa chính phủ quốc gia thành viên và bộ máy hành pháp của khối, giữa thành viên cũ và mới về khoảng cách phát triển, về nhập cư, lao động, an sinh xã hội, thâm hụt ngân sách, chính sách đối ngoại, an ninh phòng thủ chung .
    Đồng tiền chung châu Âu (Euro) sau 21 năm chuẩn bị đã được lưu hành tại 12 nước thành viên từ 1/ 1/ 2002, kết thúc quá trình nhất thể hoá về tiền tệ, một sự kiện quan trọng thứ 2 sau việc Mỹ quyết định chấm dứt đổi USD ra vàng, làm cho vị thế của USD bị hạ thấp.
    2. Tình hình xuất khẩu của da giầy của Việt Nam vào thị trường EU
    Việt Nam được xếp hạng là một trong 10 nước xuất khẩu hàng đầu trên thị trường quốc tế hiện nay về da giày, riêng ở thị trường EU, Việt Nam xếp thứ hai sau Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam có mức tăng trưởng trung bình hàng năm 16%, đạt mức 3,96 tỉ USD năm 2007, đứng thứ 3 sau ngành dệt may và dầu khí. Dự báo đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm ngành da giày Việt Nam sẽ đạt 6,2 tỉ USD. Tuy nhiên, các DN da giầy Việt Nam hiện chủ yếu xuất khẩu sản phẩm bằng cách gia công, làm thuê cho các thương hiệu lớn nước ngoài theo những mẫu mã, nguyên phụ liệu họ mang đến nên hưởng giá trị gia tăng rất thấp. Hoạt động gia công là một hướng đi thiếu tính chủ động, không hiệu quả, thiếu tính bền vững, mang nhiều rủi ro bởi các hãng nước ngoài lúc nào cũng có thể chuyển sang đối tác khác nếu họ thấy giá nhân công nơi khác cạnh tranh hơn.
    Hiện nay, 90% sản phẩm của da giày Việt Nam là hàng gia công cho các hãng lớn của nước ngoài.
    Ngành da giày thế giới tiếp tục có xu hướng chuyển dịch sản xuất sang các nước đang phát triển, đặc biệt hướng vào các nước có môi trường đầu tư thuận lợi, chính trị ổn định và an toàn. Khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới, hàng rào Thuế quan dần được dỡ bỏ, cùng với các chính sách thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu của Chính phủ, Việt Nam sẽ trở thành một địa điểm đầu tư lý tưởng cho các nhà sản xuất da giày.
    Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải nhìn nhận thực tế rằng năng lực xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam trên thị trường xuất khẩu thế giới còn yếu do thiếu khả năng tự thiết kế mẫu mã, tự đảm bảo vật tư nguyên liệu trong nước, quy mô sản xuất chưa đủ lớn, điều kiện kinh tế và hạ tầng dịch vụ của Việt Nam còn nhiều hạn chế, giá thành chi phí sản xuất cao, ưu thế về nhân công lao động tuy vẫn là nhân tố cạnh tranh, nhưng không còn thuận lợi như trước đây. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế thì dù có đến 90% sản lượng xuất khẩu, nhưng lợi nhuận thu về từ ngành này chỉ đạt mức 25% giá trị gia tăng, vì ngành này chủ yếu vẫn “bán” sức lao động là chính.
    Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của ngành da giày: gia tăng các luồng chuyển giao vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, thúc đẩy giao lưu văn hoá, trí tuệ, củng cố và tăng cường các thể chế quốc tế, phát triển văn minh vật chất và tinh thần tạo ra môi trường thuận lợi cho phát triển thị trường quốc tế. Song, hội nhập cũng mang lại không ít khó khăn và thách thức. Các doanh nghiệp sản xuất giày da Việt Nam đang gặp phải cạnh tranh gay gắt từ các thế lực kinh tế mạnh trong khu vực và quốc tế như Brazil, Trung Quốc và một số nước ASEAN.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...