Thạc Sĩ Nâng cao vị thế của ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 14/4/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
    NĂM 2011

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN ii
    DANH MỤC HÌNH . v
    DANH MỤC BẢNG v
    CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1
    1.1. Bối cảnh nghiên cứu . 1
    1.2. Mục đích nghiên cứu 3
    1.3. Câu hỏi nghiên cứu 3
    1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
    1.5. Phương pháp nghiên cứu 4
    1.6. Bố cục của luận văn . 4

    CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 5
    2.1. Cơ sở lý thuyết . 5
    2.1.1. Lý thuyết về chuỗi giá trị . 5
    2.1.2. Lý thuyết đường cong nụ cười về hình thái các hoạt động sản xuất 6
    2.2. Các nghiên cứu trước . 11

    CHƯƠNG 3. VỊ TRÍ CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ DỆT MAY TOÀN CẦU . 13
    3.1. Đặc điểm và vị trí của ngành dệt may Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2010 13
    3.2. Định vị vị trí ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu 15
    3.2.1. Nguồn cung cấp bông, xơ và sợi 15
    3.2.2. Hoạt động dệt, nhuộm và hoàn tất 20
    3.2.3. Hoạt động may . 23
    3.2.4. Hoạt động marketing và phân phối 25

    CHƯƠNG 4. GỢI Ý VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH . 28
    4.1. Chuyển dần hoạt động sản xuất từ phương thức CMT sang FOB, ODM 28
    4.2. Nâng cấp chuỗi giá trị dệt may Việt Nam theo hướng phát triển khâu cung ứng nguyên phụ liệu dệt may . 29
    4.3. Xây dựng cụm ngành công nghiệp về dệt may 32
    CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN 36
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
    PHỤ LỤC . 39


    GIỚI THIỆU
    1.1. Bối cảnh nghiên cứu
    Nhập siêu đang trở thành một trong những vấn đề vĩ mô thách thức đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam. Tình trạng nhập siêu kéo dài và ngày càng nghiêm trọng từ năm 2000 đến nay (Phụ lục 1), đặc biệt từ năm 2007 nhập siêu của Việt Nam luôn ở mức trên 14.000 triệu USD tăng gần gấp 3 lần năm 2005, là một trong những nguyên nhân chính gây áp lực phá giá đồng nội tệ qua đó góp phần tạo nên bất ổn vĩ mô trong những năm qua. Chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách nhằm giảm tình trạng nhập siêu và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, nhưng tác giả nhận thấy rằng bên cạnh các giải pháp mang tính vĩ mô để cải thiện môi trường kinh tế cần có các giải pháp thúc đẩy sản xuất trong nước nhằm xây dựng nền công nghiệp nội địa mạnh. Cụ thể cần có nghiên cứu đối với từng ngành hàng xuất khẩu từ đó đưa ra các giải pháp có hiệu quả nhằm nâng cao giá trị gia tăng và năng lực sản xuất xuất khẩu của ngành đó. Dựa trên nhận định này, tác giả đã lựa chọn ngành dệt may, một trong mười mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam để nghiên cứu.
    Ngành dệt may Việt Nam, từ năm 1990 đến nay, đã phát triển mạnh mẽ và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng của nền kinh tế. Trong tất cả các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu hiện nay, dệt may Việt Nam là ngành có kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng lớn nhất (Phụ lục 2). Năm 2010, với giá trị xuất khẩu lên tới 11,2 tỷ đô la dệt may đã đóng góp trên 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Thị trường xuất khẩu hàng dệt may chủ yếu của Việt Nam là Hoa Kỳ, EU, và Nhật Bản (Phụ lục 3). Thị phần của Việt Nam trên thế giới giai đoạn 2005-2008 tăng từ 1,7% lên 2,5%, thuộc nhóm 5 quốc gia có quy mô xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới1. Ngành dệt may hiện sử dụng trên 3 triệu lao động - trong đó hơn 1,3 triệu lao động công nghiệp, chiếm tỉ trọng trên 10% so với lao động công nghiệp cả nước2, với những thành tựu này, dệt may Việt Nam đang là ngành công nghiệp quan trọng cho sự phát triển của đất nước.
    Mặc dù kim ngạch xuất khẩu lớn và liên tục tăng từ năm 2000 cho đến nay (Phụ lục 4) nhưng hiệu quả xuất khẩu của ngành dệt may vẫn còn thấp. Theo thông tin trong báo cáo 2
    tổng kết hoạt động của ngành dệt may giai đoạn 2007-2010 do Hiệp hội dệt may Việt Nam công bố tháng 11/2010, hiện nay tỷ lệ xuất khẩu hàng may mặc theo phương thức gia công CMT3 chiếm đến 60%, xuất khẩu theo phương thức FOB4 chỉ khoảng 38%, và còn lại xuất khẩu theo phương thức ODM5 chỉ có 2%. Chính vì vậy, giá trị gia tăng của các sản phẩm dệt may xuất khẩu còn thấp chỉ khoảng 25% so với kim ngạch xuất khẩu, tỷ suất lợi nhuận chỉ khoảng 5-10%6, và phải nhập khẩu đến 70-80% nguyên phụ liệu.
    Chi phí đầu vào tăng đang ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam hiện nay. Giá xăng, giá điện tăng cao ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất của doanh nghiệp và đời sống của người lao động. Tình hình thiếu điện, cắt điện diễn ra thường xuyên khiến doanh nghiệp không thể chủ động kế hoạch sản xuất kinh doanh. Giá bông, vải và nguyên phụ liệu dệt may khác đang tăng mạnh trong khi các doanh nghiệp không chủ động được nguồn nguyên phụ liệu này đã gây khó khăn lớn cho doanh nghiệp sản xuất may mặc Việt Nam. Ngoài ra, những bất ổn kinh tế vĩ mô trong những năm gần đây đang ảnh hưởng xấu đến ngành dệt may Việt Nam. Đặc biệt là các vấn đề về sự bất ổn định tỷ giá, lạm phát và lãi suất tăng cao gây ra rất nhiều trở ngại cho các doanh nghiệp.
    Bên cạnh đó, đòi hỏi của các người mua trên thế giới ngày cao về chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất và thời gian giao hàng. Xu hướng mua hàng của các nhà nhập khẩu lớn trên thế giới đang thay đổi, các nhà mua hàng lớn tại Mỹ, Nhật Bản và các nước châu Âu muốn chọn những doanh nghiệp có khả năng sản xuất trọn gói, từ kéo sợi, dệt vải cho đến cắt, may sản phẩm cuối.
    Từ những phân tích ở trên, có thể thấy ngành dệt may Việt Nam đang đứng trước sức ép phải thay đổi để tồn tại và phát triển, việc thâm nhập sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu là hết sức cần thiết để ngành dệt may nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường thế giới và nâng cao giá trị xuất khẩu. Để làm được điều này, chúng ta cần xác định đúng vị trí của ngành dệt may Việt Nam hiện nay trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu, từ đó tìm ra các điều kiện cần thiết để ngành dệt may Việt Nam dịch chuyển đến các mắt xích có giá trị gia tăng cao hơn, qua đó nâng cao giá trị và vị thế của ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu.
    1.2. Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định vị trí của ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu, từ đó đánh giá những lợi thế và bất cập trong hoạt động xuất khẩu hiện tại của ngành để đưa ra các khuyến nghị chính sách nhằm dịch chuyển ngành dệt may Việt Nam sang các mắt xích có giá trị gia tăng cao hơn để khai thác tối đa những lợi thế so sánh của ngành và góp phần giải quyết bài toán nhập siêu của Việt Nam.
    1.3. Câu hỏi nghiên cứu
    Trên cơ sở những yêu cầu trên, trong nghiên cứu này tác giả sẽ tập trung trả lời ba câu hỏi chính sau:
    - Vị trí của ngành công nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu?
    - Làm cách nào để ngành dệt may Việt Nam có thể dịch chuyển lên vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu?
    - Vai trò của chính phủ trong việc nâng cao chuỗi giá trị dệt may Việt Nam?

    1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may Việt Nam.
    - Về phạm vi, nghiên cứu chỉ tập trung phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành dệt may Việt Nam cho thị trường xuất nhập khẩu, không chú trọng đến thị trường nội địa của ngành dệt may. Số liệu phân tích sử dụng trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2010.
    4
    1.5. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định tính và thực hiện phỏng vấn sâu các chuyên gia trong ngành dệt may (Phụ lục 6) để phân tích đánh giá thực trạng trong ngành dệt may Việt Nam từ đó đưa ra các khuyến nghị cho các câu hỏi chính sách đã đặt ra. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp tổng hợp, mô tả, phân tích, đối chiếu so sánh. Theo phương pháp này, các lập luận trong bài viết sẽ dựa trên những diễn biến, số liệu thực tế của ngành dệt may thế giới và Việt Nam từ đó sử dụng các mô hình lý thuyết để phân tích, đánh giá sự phát triển của ngành dệt may trong khoảng 10 năm nay (2000-2010). Các phân tích, đánh giá này sẽ được chứng minh bằng số liệu và các nhận định thực tế của các chuyên gia trong ngành bằng phương pháp phỏng vấn sâu. Ngoài ra, bài viết cũng sẽ đưa ra những nghiên cứu tình huống ở các nước nhằm rút ra các bài học chính sách mà Việt Nam có thể áp dụng.
    1.6. Bố cục của luận văn
    Luận văn được trình bày theo năm chương như sau:
    Chương 1 trình bày những nội dung cơ bản của nghiên cứu bao gồm bối cảnh nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu.
    Chương 2 trình bày các lý thuyết, mô hình kinh tế được ứng dụng trong nghiên cứu, bao gồm lý thuyết về chuỗi giá trị và lý thuyết về đường cong nụ cười về hình thái các hoạt động sản xuất.
    Chương 3 xác định vị trí của ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu bằng cách tập trung phân tích đặc điểm của chuỗi giá trị dệt may trên từng mắt xích.
    Chương 4 đưa ra gợi ý và kiến nghị chính sách mà ngành dệt may cần tập trung đầu tư trong thời gian tới để nâng cao giá trị gia tăng và vị thế của ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu.
    Chương 5 tóm tắt kết quả nghiên cứu. 5
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...