Chuyên Đề Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Huyện Đầm Hà trong phát triển nông nghiệp, xây dựng n

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHÂN MỞ ĐẦU

    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    Ngay từ khi ra đời (03/2/1930), Đảng ta đã có chủ trương tiến hành xây dựng các tổ chức cách mạng của quần chúng. Ngày 14-10-1930, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (Đảng Cộng sản Việt Nam ngày nay) đã quyết định thành lập Tổng Nông hội Đông Dương (nay là Hội Nông dân Việt Nam) nhằm tập hợp giai cấp nông dân trong cuộc đấu tranh kiên cường vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trải qua các thời kỳ cách mạng, tổ chức Hội với những tên gọi khác nhau, đã luôn thực hiện tốt nhiệm vụ của mình; tuyên truyền, vận động, tập hợp rộng rãi giai cấp nông dân - một lực lượng đông đảo và hùng hậu trong khối liên minh công nhân, nông dân và trí thức đi theo con đường của cách mạng Việt Nam mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn; xứng đáng là người đại diện cho lợi ích chính đáng của giai cấp nông dân, cầu nối vững chắc giữa giai cấp nông dân với Đảng, chỗ dựa tin cậy của chính quyền nhân dân ở nông thôn; góp phần to lớn vào lịch sử vẻ vang của dân tộc, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, thời đại mới - Thời đại Hồ Chí Minh. Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hội Nông dân Việt Nam đã có bước phát triển mới về mọi mặt trong việc tập hợp, tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, tổ chức các phong trào nông dân, góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế- xã hội, phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
    Huyện Đầm Hà là huyện trung du miền núi, có tổng diện tích đất tự nhiên 414,26 km2 ( diện tích đất nổi là 309,28 km2), đơn vị hành chính gồm 09 xã và một thị trấn; dân số 34.334 người, trong đó: nhân khẩu hộ nông nghiệp, nông dân, nông thôn chiếm 81,53%. Cơ cấu kinh tế của huyện: Nông – Lâm – Ngư nghiệp, Công nghiệp, dịch vụ, thương mại. Lao động nông nghiệp tập trung chủ yếu ở nông thôn, các cấp ủy, chính quyền, tổ chức, đoàn thể trong hệ thống chính trị quan tâm phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho nông dân, các vấn đề an sinh xã hội được đảm bảo.
    Cùng với đất nước đang bước vào giai đoạn cách mạng mới - giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế thế giới có tác động rất lớn, nhiều mặt tới tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội huyện Đầm Hà; vừa tạo ra thời cơ to lớn, vừa đặt ra những thách thức lớn lao đối với sự phát triển toàn diện của huyện, trong đó có nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Những đòi hỏi đối với sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đang trở lên gay gắt. Các vấn đề chênh lệch trong phát triển cũng như thu nhập, khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn; vấn đề thừa lao động, thiếu việc làm; vấn đề đô thị hóa và những bất cập trong chính sách thu hồi đất đai; vấn đề vệ sinh môi trường nông thôn cũng ngày càng bức xúc. Trong bối cảnh ấy, Đảng ta khẳng định: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước” (Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn).
    Là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp nông dân, Hội Nông dân Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc tổ chức vận động hội viên, nông dân tích cực tham gia góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) đã xác định: “Hội Nông dân là trung tâm và nòng cốt cho phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới”.
    Tuy nhiên, hiện nay các cấp Hội Nông dân Việt Nam còn có nhiều bất cập cả về tổ chức bộ máy, cán bộ cũng như nội dung và phương thức hoạt động. Hệ thống tổ chức còn thiếu đồng bộ. Đội ngũ cán bộ còn hạn chế về chất lượng và nhất là chưa có qui định thống nhất và hướng dẫn của cấp có thẩm quyền về tổ chức, bộ máy, biên chế cho cấp tỉnh và huyện. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8B (khóa VI) nêu quan điểm: “Động lực thúc đẩy phong trào quần chúng là đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân và kết hợp hài hòa các lợi ích, thống nhất quyền lợi với nghĩa vụ công dân”, nhưng do Hội nông dân huyện Đầm Hà chưa tích cực đổi mới nội dung và phương thức hoạt động và nhất là chưa có được cơ chế, chính sách trực tiếp tham gia thực hiện các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội cho nên cả nội dung và phương thức hoạt động vẫn chung chung, hình thức. Tình trạng tuyên truyền, vận động “chay” còn rất phổ biến, chưa đáp ứng được những nhu cầu bức thiết của hội viên, nông dân về vốn; vật tư, máy móc, thiết bị; khoa học kỹ thuật; thị trường tiêu thụ sản phẩm để phát triển sản xuất, kinh doanh. Nông dân vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển của nông nghiệp, nông thôn. Để quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn ở Đầm Hà đi vào chiều sâu, tiếp tục đạt những thành tựu to lớn nữa. Với tư cách là chủ thể trực tiếp tham gia vào công cuộc này đòi hỏi hơn nữa vai trò và trách nhiệm của tổ chức Hội Nông dân, chính vì vậy tôi chọn đề tài:
    "Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Huyện Đầm Hà trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010-2020”.

    2. MỤC ĐÍCH
    Phân tích, làm rõ vai trò trách nhiệm của Hội Nông dân trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân trong giai đoạn 2010 – 2020. Và vai trò của nông dân với tư cách là chủ thể, là lực lượng nòng cốt và chủ yếu trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Đầm Hà. Đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất những quan điểm, giải pháp nhằm phát huy vai trò của nông dân trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Đầm Hà hiện nay.
    3. NHIỆM VỤ
    - Khái quát tầm quan trọng của Hội Nông dân huyện Đầm Hà trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và giai cấp nông dân giai đoạn 2010 - 2020
    - Khái quát tầm quan trọng và phương hướng của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong sự nghiệp đổi mới đất nước nói chung và ở huyện Đầm Hà nói riêng.
    - Phân tích làm rõ vai trò của nông dân với tư cách là chủ thể, là lực lượng nòng cốt và chủ yếu trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Đầm Hà. Đồng thời chỉ ra những nhân tố tác động và điều kiện để phát huy vai trò của nông dân trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Đầm Hà.
    - Phân tích những yêu cầu của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đối với nông dân huyện Đầm Hà trên cơ sở đối chiếu và đánh giá thực trạng nêu lên những vấn đề đặt ra cần được giải quyết trong giai đoạn trước mắt.
    - Đề xuất những quan điểm định hướng và giải pháp cơ bản nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân huyện Đầm Hà trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân giai đoạn 2010 – 2020

    4. ĐỐI TUỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
    4.1 Đối tượng
    Hoạt động của Hội Nông dân Huyện Đầm Hà, vai trò và trách nhiệm của Hội Nông dân huyện Đầm Hà trong phát triển nông nghiệp xây dựng nông thôn mới và giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020.
    Những giải pháp nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân
    4.2 Khách thể nghiên cứu
    Hội Nông dân huyện Đầm Hà: hoạt động của Hội Nông dân, vai trò, trách nhiệm, tầm quan trọng của Hội trong hội viên, nông dân, những đóng góp của Hội trong đời sống nhân dân trong huyện.
    Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Đầm Hà và tỉnh Quảng Ninh
    Nhân dân trong huyện.
    5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    5.1. Không gian nghiên cứu
    Địa bàn huyện Đầm Hà – tỉnh Quảng Ninh.
    5.2. Thời gian nghiên cứu
    Từ năm 2007 tới nay.
    6. PHƯƠNG PHÁ P NGHIÊN CỨU
    Tiểu luận chủ yếu sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp phân tích - tổng hợp, lịch sử - logic, phương pháp xử lí các dữ liệu, diễn giải, phương pháp thống kê, phương pháp nghiên cứu tài liệu và xử lí tài liệu, phương pháp thăm dò xã hội học; sử dụng tư liệu thực thế của các công trình nghiên cứu đã có nhất là của các cơ quan ban ngành huyện Đầm Hà.
    7. KẾT CẤU CỦA TIỂU LUẬN
    Tiểu luận ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo thì tiểu luận gồm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
    Chương 2: Thực trạng vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân huyện Đầm Hà trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020
    Chương 3: Giải pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân huyện Đầm Hà trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân giai đoạn 2010 – 2020.
    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN 1
    PHÂN MỞ ĐẦU 2
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2
    2. MỤC ĐÍCH 4
    3. NHIỆM VỤ 4
    4. ĐỐI TUỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 4
    5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5
    6. PHƯƠNG PHÁ P NGHIÊN CỨU 5
    7. KẾT CẤU CỦA TIỂU LUẬN 5
    PHẦN NỘI DUNG 6
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 6
    1.1. Cơ sở lý luận. 6
    1.1.1. Những vấn đề cơ bản của Hội Nông dân Việt Nam. 6
    1.1.2. Khái niệm nông nghiệp, nông thôn. 6
    Vai trò của vùng nông thôn. 8
    1.1.4. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. 15
    1.2. Cơ sở thực tiễn. 19
    1.2.1. Tình hình nông nghiệp, nông dân, nông thôn và các nhân tố ảnh hưởng tới vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân trong phát triển nông nghiệp nông thôn, xây dựng nông thôn mới và giai cấp nông dân giai đoạn 2010 – 2020. 19
    1.2.2. Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Hội Nông dân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và giai cấp nông dân giai đoạn 2010 – 2020. 21
    CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI NÔNG DÂN HUYỆN ĐẦM HÀ TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÀ XÂY DỰNG GIAI CẤP NÔNG DÂN VIỆT NAM . 24
    2.1 THỰC TRẠNG VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI NÔNG DÂN HUYỆN ĐẦM HÀ TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP. 24
    2.1.1. Hỗ trợ nông dân vay vốn và hướng dẫn sử dụng vốn vay có hiệu quả trong phát triển sản xuất, kinh doanh. 24
    2.1.2. Phối hợp với các doanh nghiệp giúp nông dân mua vật tư, máy nông nghiệp theo phương thức trả chậm 25
    2.1.3. Phối hợp với các bộ, ngành, doanh nghiệp, các nhà khoa học tư vấn, hỗ trợ hội viên, nông dân trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống. 25
    2.1.4. Tuyên truyền, vận động nông dân tham gia xây dựng và phát triển kinh tế hợp tác, xây dựng hợp tác xã ở nông thôn. 26
    2.2 THỰC TRẠNG VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI NÔNG DÂN HUYỆN ĐẦM HÀ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 26
    2.2.1. Vận động hội viên, nông dân tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội nông thôn. 26
    2.2.2 Vận động “Toàn dân tham gia xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng gia đình văn hoá, tham gia xây dựng làng, xã văn hoá. 26
    2.2.3. Vận động hội viên, nông dân thực hiện Qui chế dân chủ ở cơ sở, tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân. 27
    2.3 THỰC TRẠNG VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI NÔNG DÂN HUYỆN ĐẦM HÀ TRONG XÂY DỰNG GIAI CẤP NÔNG DÂN VIỆT NAM . 27
    2.3.1. Chăm lo củng cố, xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh. 27
    2.3.2. Tổ chức cho hội viên, nông dân tham gia công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền vững mạnh; bồi dưỡng để hội viên, nông dân có đủ điều kiện và tiêu chuẩn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam 30
    2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG 31
    2.4.1 Những kết quả đạt được. 31
    2.4.2 Những thiếu sót, hạn chế. 32
    2.4.3 Nguyên nhân của những thiếu sót, hạn chế. 33
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI NÔNG DÂN NAM TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÀ XÂY DỰNG GIAI CẤP NÔNG DÂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2020 34
    3.1 GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI NÔNG DÂN HUYỆN ĐẦM HÀ TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP. 34
    3.1.1. Tổ chức mở rộng các hoạt động dịch vụ, tư vấn hỗ trợ nông dân. 35
    3.1.2. Vận động, hướng dẫn nông dân tham gia “liên kết 4 nhà”, các hình thức kinh tế tập thể, hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ hàng hóa trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 37
    3.1.3. Vận động nông dân đẩy nhanh quá trình tích tụ ruộng đất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo ra sản phẩm nông nghiệp có giá trị và khả năng cạnh tranh cao hơn; hình thành những vùng sản xuất hàng hoá tập trung. 38
    3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI NÔNG DÂN HUYỆN ĐẦM HÀ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 38
    3.2.1. Hội Nông dân huyện Đầm Hà tham gia xây dựng và tổ chức giám sát việc thực hiện quy hoạch tại địa phương. 38
    3.2.2. Phổ biến, tuyên truyền rộng rãi trong hội viên, nông dân Chương trình xây dựng nông thôn mới của Chính phủ và Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới 39
    3.2.3. Tổ chức tham gia thực hiện một số tiêu chí trong nội dung Chương trình xây dựng nông thôn mới 39
    3.3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI NÔNG DÂN HUYỆN ĐẦM HÀ TRONG XÂY DỰNG GIAI CẤP NÔNG DÂN VIỆT NAM 40
    3.3.1. Nghiên cứu đề xuất và tổ chức thực hiện chiến lược hành động của Hội tham gia xây dựng mẫu hình "Người nông dân thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn". 41
    3.3.2. Cử cán bộ trẻ đi học tập, nghiên cứu và công tác đào tạo nghề cho hội viên nông dân. 42
    3.3.3. Tham gia phản biện xã hội và tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền các cấp để góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới 42
    3.3. 4. Xây dựng, củng cố tổ chức Hội Nông dân các cấp vững mạnh. 43
    3.3.5. Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh. 43



    XEM THÊM CÁC ĐỀ TÀI TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH TẠI ====>>>> ĐÂY
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...