Thạc Sĩ Nâng cao vai trò nguồn nhân lực trong tiến trình M&A tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/5/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: Nghiên cứu những thương vụ M&A thất bại trên thế giới do vấn đề nhân sự để
    rút ra bài học cho Việt Nam .
    .3
    1.1. Một số thương vụ M&A thất bại điển hình: .3
    1.2. Nguyên nhân thất bại: .7
    1.3. Bài học kinh nghiệm dành cho thị trường M&A Việt Nam: 26
    Kết luận chương 1 .29
    Chương 2: Nhìn nhận lại vấn đề nhân sự trong hoạt động M&A tại Việt Nam trong thời
    gian qua
    .30
    2.1. Thực trạng về hoạt động M&A tại Việt Nam trong thời gian qua : 30
    2.1.1. M&A giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2006: 30
    2.1.2. M&A giai đoạn từ năm 2007 đến nay: 32
    2.2 Tình hình M&A theo một số ngành tại Việt Nam trong thời gian gần đây: 35
    2.2.1. Tình hình hoạt động M&A theo ngành nói chung: 35
    2.2.2.Tình hình hoạt động M&A trong ngành tài chính & ngân hàng thời gian gần đây:
    36
    2.2.3. Tình hình hoạt động M&A trong ngành công nghiệp thời gian gần đây: .37
    2.3.Một vài điểm mới trong hoạt động M&A tại Việt Nam trong thời gian gần đây:
    39
    2.3.1. Xu hướng Doanh nghiệp Việt Nam trở thành người đi mua : .39
    2.3.2. Sự sắp xếp và cơ cấu lại các doanh nghiệp, nhất là các công ty cổ phần có vốn
    đầu tư của nhà nước, hoặc công ty thành viên của doanh nghiệp nhà nước: 40
    2.3.3. Những cuộc sáp nhập trên sàn chứng khoán: 41
    2.4. Nhìn lại vấn đề nhân sự qua các thương vụ M&A tại Việt Nam: 42
    Kết luận chương 2 .49
    ii
    Chương 3: Xu hướng hoạt động M&A trong năm 2010 và những giải pháp cho vấn đề nhân
    sự ở Việt Nam.
    .50
    3.1 Xu hướng hoạt động M&A năm 2010 tại Việt Nam: 50
    3.1.1. Nhận định xu hướng cho thị trường M&A tại Việt Nam năm 2010: .50
    3.1.2. Đánh giá triển vọng hoạt động M&A tại Việt Nam theo ngành .53
    3.2 Giải pháp cho vấn đề nhân sự cho vấn đề M&A tại Việt Nam 56
    3.2.1 Ứng dụng mô hình due diligence để hoàn thiện vấn đề nhân sự cho hoạt động
    M&A tại Việt Nam 56
    3.2.2 Các giải pháp hỗ trợ cho hoạt động M&A Việt Nam .69
    Kết luận chương 3 .79
    KẾT LUẬN 80
    Danh mục tài liệu tham khảo 81
    PHỤ LỤC 1

    LỜI MỞ ĐẦU

    Cùng với sự phát triển và hội nhập mạnh mẽ của nền kinh tế các nước, Sáp nhập và
    mua lại (M&A hay thâu tóm & hợp nhất) cũng trở thành một phần không thể thiếu
    trong bức tranh kinh doanh chiến lược và tài chính toàn cầu; nó có thể liên quan đến
    bất kỳ ai - Bên Mua, Bên Bán, đối thủ cạnh tranh, nhà tư vấn (ví dụ: ngân hàng đầu tư,
    kế toán, luật sư, .), nhà đầu tư, quan chức .
    M&A đặc biệt giữ nhiều vai trò quan trọng trong lịch sử của các doanh nghiệp, từ các
    công ty tham lam chuyên săn lùng các công ty để mua lại rồi chia nhỏ ra đến các công
    ty nằm trong xu thế hiện nay sử dụng hoạt động M&A để hợp nhất nền công nghiệp và
    sự tăng trưởng ngoại ứng của mình.
    Thương trường là chiến trường, thất bại của người này có khi là cơ hội của người khác.
    Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đặt ra một bối cảnh mới cho thị trường M&A, để tránh
    nguy cơ phá sản không ít doanh nghiệp đã lựa chọn giải pháp này. Vì thế, chẳng có gì
    phải ngạc nhiên khi các thương vụ M&A càng trở nên sôi động sau thời kinh tế suy
    thoái.
    Tuy phát triển với tốc độ nhanh chóng mặt như vậy, nhưng các giao dịch sáp nhập và
    mua lại vẫn thường bị giới truyền thông và cả những người liên quan trực tiếp đến
    chúng hiểu sai. Các giao dịch xuyên quốc gia hoặc giữa các công ty lớn (đặc biệt là
    những giao dịch đem lại nhiều tổn thất nghiêm trọng) có thể vẫn được báo giới ưu ái
    đưa tin lên trang nhất (thậm chí có thời kỳ mỗi câu chuyện được chọn đăng tải trên
    trang nhất của tờ tạp chí Financial Times là về một vụ mua lại); song, vẫn có rất nhiều
    đánh giá mâu thuẫn nhau về sự thành công hay thất bại của chúng. Rõ ràng việc tìm
    hiểu rõ bản chất, những cơ hội và thách thức của hoạt động M&A này là hết sức cần
    thiết.
    Cụ thể hơn đó là tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến thất bại của một thương vụ M&A,
    tuy nhiên đề tài của chúng tôi không đi sâu phân tích vào tất cả những nguyên nhân, mà
    chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh đến một nhân tố dù rất quan trọng, có thể nói là quan
    trọng bậc nhất trong sự thành bại của thương vụ M&A, thế nhưng trên thực tế lại luôn bị
    đánh giá thấp, thậm chí là xem thường, đó là “nguồn nhân sự”. Chúng tôi hi vọng thông
    qua đề tài “Nâng cao vai trò nguồn nhân sự trong tiến trình M&A này”, người đọc có thể
    hiểu rõ hơn vai trò của nhân tố con người trong các thương vụ M&A, cũng như đưa ra
    được những giải pháp thiết thực nhằm giúp cho thị trường M&A Việt Nam có những
    bước tiến vững chắc hơn trong tương lai.
    Đề tài sẽ gồm 3 chương:
    Chương 1: Nghiên cứu những thương vụ M&A thất bại trên thế giới do vấn đề
    nhân sự để rút ra bài học cho Việt Nam.

    Đây sẽ là một cái nhìn tổng quát về những thương vụ thất bại điển hình từ đó rút ra
    nguyên nhân và đặc biệt chú trọng vào các nguyên nhân liên quan đến vấn đềnhân sự.
    Qua đó chúng tai có thể đánh giá được sự quan trong của vấn đề nhân sự, một trong
    những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thất bại của một thương vụ M&A.
    Chương 2: Tình hình hoạt động M&A tại Việt Nam trong thời gian tới
    Nói về tình hình M&A tại Việt Nam trong thời gian vừa qua, những điểm mới trong
    hoạt động M&A tại Việt Nam, từ đó có đưa ra cái nhìn sâu hơn về vấn đề nhân sự
    trong hoạt động M&A tại Việt Nam.
    Chương 3: Xu hướng hoạt động M&A trong năm 2010 và những giải pháp cho Việt
    Nam

    Từ tình hình M&A tại Việt Nam, chúng tôi đưa ra những đánh giá về xu hướng của
    hoạt động M&A trong năm 2010. Cuối cùng là đưa ra những giải pháp chung cùng
    những giải pháp riêng biệt về nhân sự để đẩy mạnh và phát triển hơn nữa hoạt động
    M&A tại Việt Nam.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...