Tiểu Luận Nâng cao vai trò lãnh đạo của đảng trong đổi mới kinh tế chính trị ở nước ta hiện nay (TIỂU LUẬN MÔN

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TIỂU LUẬN MÔN CHÍNH TRỊ HỌC NÂNG CAO - CHƯƠNG TRÌNH CAO HỌC
    Đề tài “Nâng cao vai trò lãnh đạo của đảng trong đổi mới kinh tế chính trị ở nước ta hiện nay

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    - Hiện nay, trong giai đoạn cách mạng mới, thế giới đã có nhiều thay đổi và diễn biến phức tạp, khó lường. Hòa bình, hợp tác, phát triển và hội nhập vẫn là xu thế lớn, nhưng xung đột sắc tộc, tôn giáo, chiến tranh cục bộ, can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn diễn ra gay gắt; các yếu tố đe dọa an ninh, các nước lớn dùng mọi thủ đoạn tinh vi, thậm chí cả hành động quân sự dưới mọi chiêu bài để can thiệp, lấn lướt các quốc gia nhỏ, yếu thế và tội phạm công nghệ cao tiếp tục gia tăng. Những vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, thiên tai, dịch bệnh, . sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, không chỉ còn là vấn đề của mỗi quốc gia mà muốn giải quyết được phải có sự chung tay, góp sức của tất cả các nước trên thế giới. Song, chế độ chính trị, lợi ích của mỗi nước lại khác nhau, số nước do Đảng Cộng sản là Đảng duy nhất cầm quyền, lãnh đạo không còn nhiều, trong khi sự chia sẻ trên tinh thần đoàn kết, hy sinh giúp đỡ của các nước có chế độ do Đảng Cộng sản cầm quyền, lãnh đạo đối với nước ta cũng đã thay đổi nhiều.

    - Trong nước, tuy đã có thành tựu và kinh nghiệm của hơn 25 năm đổi mới, tạo ra thế và lực mới cho đất nước, nhưng "nước ta vẫn phải đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại. Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng. Những biểu hiện xa rời mục tiêu chủ nghĩa xã hội, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" có diễn biến phức tạp. Các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện "diễn biến hòa bình", gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài "dân chủ", "nhân quyền" hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta".

    - Trong bối cảnh, thời cơ và thách thức đan xen như hiện nay, vai trò lãnh đạo sáng suốt của Đảng là cực kỳ quan trọng và luôn là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng nước ta.

    - Xuất phát từ những lý do nêu trên, đề tài “Nâng cao vai trò lãnh đạo của đảng trong đổi mới kinh tế chính trị ở nước ta hiện nay ” có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiển. Trong phạm vi của tiểu luận sẽ khái quát vai trò lãnh đạo của đảng và tình hình đổi mới kinh tế - chính trị ở nước ta từ năm 1986 đến nay. Dù có nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót mong thầy cô và các anh chị, bạn bè đóng góp nhiều để đề tài hoàn thiện hơn.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    - Từ năm 1986, Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện. Để thực hiện sự nghiệp đổi mới toàn diện, sâu sắc đất nước, Đảng đứng trước yêu cầu phải đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo, từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Nhà nước của dân, do dân và vì dân, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước. Và liên quan đến vấn đề này đã có nhiều tác giả, nhiều bài viết nghiên cứu nêu quan điểm như:
    - Vũ Khắc Thường: Đảng cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước, Báo Quốc Phòng toàn dân, ngày 12/02/2011.
    - PGS.TS. Bùi Đình Phong: Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam, Tạp chí Tuyên giáo số 3. đăng ngày 4/4/2012 .
    - PGS, TS Lê Quốc Lý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Đổi mới tư duy lý luận về kinh tế của Đảng trong thời kỳ hội nhập, báo QĐND-Thứ bảy, 06/02/2010.
    - Nhìn chung những công trình và bài viết nói trên đã tiếp cận nghiên cứu vấn đề vai trò của Đảng trong sự nghiệp cách mạng về đổi mới đường lối, phương thức lãnh đạo của đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng. Nhưng chưa đi sâu vào cụ thể về nâng cao vai trò lãnh đạo của đảng trong đổi mới hình thức tổ chức, đổi mới cách làm, đổi mới chính trị, kinh tế hiệu quả.
    3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của đề tài
    3.1. Mục đích
    Trên cơ sở phân tích về lý luận, thực tiển và đánh giá thực trạng, đề tài đề xuất giải pháp và những kiến nghị thiết thực nhằm góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo của đảng trong đổi mới kinh tế chính trị ở nước ta hiện nay.
    3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Để đạt được những mục đích trên, đề tài sẽ hướng tới giải quyết các nhiệm vụ:
    - Làm rõ cơ sở khoa học về vai trò lãnh đạo của Đảng trong đổi mới chính trị - kinh tế.
    - Khảo sát, phân tích, đánh giá sự nghiệp đổi mới của đảng.
    - Từ đó, đề tài nêu ra một số giải pháp chủ yếu để nâng cao vai trò lãnh đạo của đảng trong đổi mới kinh tế chính trị ở nước ta hiện nay.
    3.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu:
    Nâng cao vai trò lãnh đạo của đảng trong đổi mới kinh tế chính trị ở nước ta.
    - Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài tập trung vào nghiên cứu vai trò lãnh đạo của đảng trong đổi mới kinh tế chính trị ở nước ta hiện nay từ đó đề ra một số giải pháp nâng cao vai trò lãnh đạo của đảng trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay.
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
    4.1. Cơ sở lý luận
    Luận văn được nghiên cứu dựa trên nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
    4.2. Phương pháp nghiên cứu
    Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, luận văn sử dụng những phương pháp đặc trưng của kinh tế, chính trị như: Phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp trừu tượng hoá khoa học .
    5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
    Đề tài nhằm cung cấp những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn làm cơ sở phục vụ yêu cầu phát triển của công cuộc đổi mới, củng cố và phát huy các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng. Giải quyết tốt các mối quan hệ lớn: quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Tập trung sức lực, trí tuệ vào việc thực hiện nhiệm vụ trung tâm là xây dựng kinh tế, củng cố và tăng cường ổn định chính trị, không ngừng đổi mới, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt và củng cố, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

    6. Kết cấu của đề tài
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu gồm 3 chương.
    - Chương 1: Cơ sở lý luận về kinh tế - chính trị
    - Chương 2: Chức năng nội dung phương thức lãnh đạo của Đảng về đổi mới kinh tế, chính trị.
    - Chương 3: Thực chất nội dung đổi mới kinh tế - chính trị ở nước ta hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...