Thạc Sĩ Nâng cao vai trò của thuế - công cụ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa ở việt nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 14/11/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Hệ thống chính sách thuế của một nước dù có hoàn hảo đến đâu, sau một
    thời gian triển khai thực hiện sẽ phát sinh những vấn đề không còn phù hợp do
    tình hình kinh tế-xã hội biến động, nên yêu cầu nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hệ
    thống thuế cho phù hợp với tình hình mới là một đòi hỏi khách quan.
    Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần VI về phát triển kinh tế nhiều
    thành phần, Nghị quyết Đại hội Đảng lần VII, VIII, IX về công nghiệp hóa đất
    nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, hệ thống thuế đã được cải cách
    và đạt được những thành quả đáng khích lệ. Trong giai đoạn đẩy mạnh công
    nghiệp hóa đến năm 2010, 2020 và xu thế hội nhập kinh tế thế giới, nhiệm vụ
    của công tác thuế ngày càng quan trọng: vừa phải huy động đầy đủ các nguồn
    thu vào ngân sách nhà nước để đảm bảo nhu cầu chi thường xuyên và giành một
    phần lớn cho đầu tư phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, vừa khuyến khích các
    thành phần kinh tế đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, khuyến khích xuất
    khẩu, tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam nhanh chóng hội nhập kinh tế thế
    giới. Với những nhiệm vụ trong thời kỳ mới hệ thống thuế hiện hành của Việt
    Nam cũng đã bộc lộ một số tồn tại cần khắc phục. Chính vì vậy, tác giả đã chọn
    đề tài “NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA THUẾ - CÔNG CỤ PHỤC VỤ SỰ
    NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA Ở VIỆT NAM” để làm luận án nghiên cứu
    sinh.
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
    Làm bật rõ lý luận về sự kết nối giữa thuế với chiến lược công nghiệp
    hóa, thuế không chỉ huy động nguồn lực tài chính mà còn là một trong những
    công cụ rất quan trọng để Nhà nước tiến hành điều chỉnh từng bước đi của nền
    kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa. Trên nền tảng lý luận, luận án đi sâu
    phân tích vai trò, tác động của chính sách thuế đến sự nghiệp công nghiệp hóa,
    sự phù hợp của chính sách thuế đối với chiến lược công nghiệp hóa ở Việt Nam
    để rút ra những kết quả đạt được cũng như những điểm còn tồn tại của chính
    sách thuế trong quá trình phục vụ công nghiệp hóa, từ đó đưa ra những chiến
    lược, giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách thuế để thuế thực sự trở thành
    công cụ hữu hiệu của Nhà nước trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thực hiện sự
    nghiệp công nghiệp hóa.
    3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng để tìm ra mối liên hệ
    biện chứng giữa chính sách thuế đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, sử dụng
    phương pháp duy vật lịch sử để phân tích chính sách thuế qua từng thời kỳ, đồng
    thời dựa vào phương pháp phân tích, thống kê để thu thập số liệu về tình hình
    thu thuế, tác động vĩ mô của chính sách thuế đối với sự nghiệp công nghiệp hóa.
    Bên cạnh đó, luận án cũng sử dụng phương pháp so sánh để xem xét các
    văn bản pháp quy về thuế, chiến lược công nghiệp hóa ở Việt Nam với thông lệ
    quốc tế để làm rõ vấn đề nghiên cứu.
    4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
    So với những luận án trước đây, luận án này có những đóng góp mới:
    - Hệ thống hóa những lý luận về thuế, làm bật rõ vai trò, tác động của
    thuế đến quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam để thấy được sự gắn kết của
    chính sách thuế đối với quá trình công nghiệp hóa.
    - Phân tích thực trạng vai trò, tác động tích cực của hệ thống thuế đến quá
    trình công nghiệp hóa ở Việt Nam.
    - Phân tích những nhược điểm, tồn tại của hệ thống thuế Việt Nam hiện
    hành trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa.
    - Đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống thuế Việt Nam nhằm nâng cao
    vai trò thuế–Công cụ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa ở Việt Nam trong thời
    kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa theo định hướng của Đảng và Nhà nước.
    5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Đề tài chỉ đi sâu phân tích vai trò của thuế đối với quá trình công nghiệp
    hóa; không đi sâu phân tích các khái niệm, quan điểm, phương thức thực hiện
    công nghiệp hóa mà chỉ điểm qua để làm cơ sở phân tích thuế và đề xuất kiến
    nghị hoàn thiện hệ thống thuế. Để đạt yêu cầu nghiên cứu có trọng tâm luận án
    không quá đi sâu phân tích nghiệp vụ chuyên môn mà chỉ tập trung vào một sắc
    thuế chủ yếu quan trọng có khả năng tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước,
    có khả năng điều tiết mạnh và phạm vi điều chỉnh rộng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...