Thạc Sĩ Nâng cao vai trò của hội nông dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 4/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    iii
    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT . vi
    DANH MỤC BẢNG . vii
    DANH MỤC HÌNH, HỘP . ix
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài . 2
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn . 3
    5. Kết cấu của luận văn . 4
    Chương 1: CÁC LUẬN CỨ KHOA HỌC VỀ VAI TRÒ CỦA HỘI NÔNG
    DÂN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 5
    1.1. Cơ sở lý luận 5
    1.1.1. Các khái niệm cơ bản về nông thôn, phát triển nông thôn, xây dựng
    nông thôn mới và tổ chức Hội Nông dân . 5
    1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của Hội nông dân trong xây dựng
    nông thôn mới 7
    1.2. Cơ sở thực tiễn . 10
    1.2.1. Kinh nghiệm ở Việt Nam về vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng
    nông thôn mới 10
    1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra sau nghiên cứu về vai trò của Hội Nông dân
    trong xây dựng nông thôn mới ở các địa phương 25
    Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
    2.1. Câu hỏi nghiên cứu 27
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 27
    2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu . 27
    2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu . 29
    2.2.3. Phương pháp chuyên gia . 29
    2.2.4. Phương pháp phân tích 29 iv
    2.3. Hệ thống các chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu 30
    2.3.1. Chỉ tiêu đánh giá các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và
    đời sống của nhân dân trong huyện . 30
    2.3.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phản ánh vai trò của Hội nông dân trong quá
    trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Ba Chẽ 30
    Chương 3: THỰC TRẠNG VỀ VAI TRÒ CỦA HỘI NÔNG DÂN TRONG
    XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH . 32
    3.1. Đặc điểm tình hình của huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh 32
    3.1.1. Đặc điểm tự nhiên . 32
    3.1.2. Điều kiện Kinh tế- Xã hội . 35
    3.1.3. Đặc điểm vùng nghiên cứu 45
    3.2. Khái quát thực trạng xây dựng nông thôn mới ở huyện Ba Chẽ . 45
    3.2.1. Công tác triển khai xây dựng nông thôn mới của huyện Ba Chẽ 45
    3.2.2. Ban hành các văn bản điều hành chương trình xây dựng nông thôn mới
    của huyện . 49
    3.2.3. Phát huy dân chủ trong xây dựng nông thôn mới . 50
    3.3. Thực trạng vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở
    huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh . 52
    3.3.1. Vai trò của Hội Nông dân trong tuyên truyền, vận động xây dựng nông
    thôn mới . 54
    3.3.2. Vai trò của Hội Nông dân trong tham gia thành lập Ban quản lý xây
    dựng nông thôn mới . 58
    3.3.3. Vai trò của Hội Nông dân trong tham gia thảo luận chiến lược phát
    triển nông thôn mới 60
    3.3.4. Vai trò của Hội nông dân trong lập kế hoạch và quy hoạch xây dựng
    nông thôn mới 62
    3.3.5. Vai trò của Hội Nông dân trong việc phát triển kinh tế ở nông thôn 66
    3.3.6. Vai trò của Hội Nông dân trong huy động nguồn lực để xây dựng nông
    thôn mới . 76
    3.3.7. Vai trò của Hội Nông dân trong công tác giám sát xây dựng nông thôn mới 79
    3.3.8. Vai trò của Hội Nông dân trong nghiệm thu và quản lý sử dụng các
    công trình . 80 v
    3.3.9. Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng
    nông thôn mới 82
    3.4. Đánh giá chung về vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới
    ở huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh 85
    3.4.1. Kết quả đạt được 85
    3.4.2. Những tồn tại hạn chế 87
    3.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình triển khai xây dựng nông
    thôn mới . 89
    Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG
    CAO VAI TRÒ CỦA HỘI NÔNG DÂN TRONG XÂY DỰNG NÔNG
    THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH 91
    4.1. Quan điểm về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh
    Quảng Ninh . 91
    4.2. Phương hướng, mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Ba
    Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 91
    4.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của hội nông dân trong xây dựng
    nông thôn mới trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh . 92
    4.3.1. Giải pháp về tuyên tuyền giáo dục chính trị tư tưởng . 92
    4.3.2. Giải pháp về nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân . 93
    4.3.3. Giải pháp về tổ chức tham gia thực hiện một số tiêu chí xây dựng nông
    thôn mới . 97
    4.3.4. Giải pháp về xây dựng củng cố tổ chức Hội vững mạnh 98
    4.3.5. Giải pháp về tăng cường phối hợp giữa Hội Nông dân với chính quyền
    và các tổ chức đoàn thể 98
    4.4. Một số kiến nghị . 99
    4.4.1. Đối với Đảng, Nhà nước . 99
    4.4.2. Đối với địa phương 99
    4.4.3. Đối với Hội Nông dân . 100
    4.4.4. Đối với người dân 100
    KẾT LUẬN 101
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 103
    PHỤ LỤC . 105
    vi
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

    NTM Nông thôn mới
    XDNTM Xây dựng nông thôn mới
    BQL Ban quản lý
    BCĐ Ban chỉ đạo
    BQL XDNTM Ban quản lý xây dựng nông thôn mới
    BCĐ XDNTM Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới
    HND Hội Nông dân
    UBND Ủy ban nhân dân vii
    DANH MỤC BẢNG
    Bảng 2.1. Ma trận SWOT . 30
    Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Ba Chẽ 34
    Bảng 3.2. Tương quan giữa chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế
    huyện Ba Chẽ giai đoạn 2009-2013 37
    Bảng 3.3. Giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế huyện Ba
    Chẽ qua các năm 2011 - 2014 . 40
    Bảng 3.4. Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế huyện Ba Chẽ trong các năm
    2011 - 2014 41
    Bảng 3.5. Tăng trưởng kinh tế ngành nông lâm nghiệp thủy sản huyện Ba Chẽ
    trong ba năm 2011 -2014 . 42
    Bảng 3.6. Cơ cấu kinh tế ngành Nông Lâm nghiệp Thủy sản huyện Ba Chẽ
    trong các năm 2011-2014 42
    Bảng 3.7. Tình hình sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp giai đoạn
    2011 - 2014 của huyện Ba Chẽ 43
    Bảng 3.8. Tình hình kinh tế - xã hội của 3 xã trong vùng nghiên cứu của huyện Ba Chẽ . 45
    Bảng 3.9. Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Ba Chẽ . 47
    Bảng 3.10. Các kênh thông tin đến với nông dân về xây dựng Nông thôn mới
    trên địa bàn huyện Ba Chẽ . 57
    Bảng 3.11. Kết quả tham gia Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới ở 3 xã
    huyện Ba Chẽ . 59
    Bảng 3.12. Tiến trình hoạt động của xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội trong
    xây dựng nông thôn mới huyện Ba Chẽ 61
    Bảng 3.13. Tỷ lệ cán bộ Hội Nông dân tham gia các cuộc họp ở 3 xã được điều
    tra huyện Ba Chẽ . 62
    Bảng 3.14. Hội Nông dân tham gia lập kế hoạch phát triển kinh tế trong xây
    dựng nông thôn mới Huyện Ba Chẽ 63
    Bảng 3.15. Hội Nông dân tham gia công tác xây dựng quy hoạch trong xây dựng
    nông thôn mới huyện Ba Chẽ . 66
    Bảng 3.16. Số lớp đào tạo, tập huấn do Hội Nông dân tổ chức phục vụ cho xây
    dựng nông thôn mới ở huyện Ba Chẽ 68
    Bảng 3.17. Số cán bộ, hội viên nông dân tham gia tập huấn ứng dụng kỹ thuật
    vào trong sản xuất xây dựng nông thôn mới ở huyện Ba Chẽ trong
    năm 2014 . 69
    Bảng 3.18. Số hộ nông dân vay vốn thông qua tổ tín chấp do Hội Nông dân
    quản lý (dự nợ đến 31/10/2014) tại 3 Xã nghiên cứu 73 viii
    Bảng 3.19. Phong trào thi đua “nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” huyện Ba
    Chẽ trong các năm 2011 - 2014 75
    Bảng 3.20. Hội Nông dân tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới trên địa
    bàn 3 xã huyện Ba Chẽ 77
    Bảng 3.21. Hội Nông dân vận động nông dân 3 xã nghiên cứu huyện Ba Chẽ
    đóng góp đất đai xây dựng Nông thôn mới . 78
    Bảng 3.22. Hội Nông dân vận động nông dân 3 xã huyện Ba Chẽ đóng góp
    công lao động xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn . 79
    Bảng 3.23. Kết quả cán bộ, hội viên của Hội Nông dân 3 xã điều tra huyện Ba Chẽ
    tham gia Ban giám sát xây dựng nông thôn mới . 80
    Bảng 3.24. Công tác quản lý và sử dụng tài sản của Ủy ban nhân dân xã , tổ chức
    đoàn thể và người dân huyện Ba Chẽ trong xây dựng nông thôn mới. . 81
    Bảng 3.25. Phân tích ma trận SWOT 84

    ix
    DANH MỤC HÌNH, HỘP
    Hình 3.1. Cơ cấu lao động các ngành năm 2009-2013 . 37
    Hộp 3.1. Tâm sự của cán bộ Hội Nông dân trong việc tuyên truyền, vận động
    nông dân tham gia xây dựng Nông thôn mới 58
    Hộp 3.2. Tâm sự của cán bộ hội viên nông dân khi tham gia tập huấn, chuyển
    giao khoa học kỹ thuật năm 2014 68
    Hộp 3.3. Tâm sự của cán bộ Hội Nông dân trong việc giúp đỡ hội viên làm kinh
    tế trong xây dựng nông thôn mới huyện Ba Chẽ 73
    Hộp 3.4. Tâm sự của hộ dân về việc tự nguyện hiến đất 77
    Hộp 3.5. Tâm sự của cán bộ Hội Nông dân trong việc vận động hội viên nông
    dân làm đường giao thông nông thôn 79

















    1
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Nông nghiệp, nông dân và nông thôn có vị trí chiến lược hết sức quan trọng
    trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là cơ
    sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững; giữ vững ổn định
    chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc,
    bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước. Trong đó, người nông dân đóng vai trò là
    chủ thể của quá trình phát triển. Vì vậy, để phát triển toàn diện vấn đề tam nông,
    trước hết cần khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực, tự cường vươn lên của
    người nông dân.
    Quan điểm này đã được thể hiện nhất quán trong Nghị quyết 26-NQ/TW Hội
    nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X ngày 05/8/2008 về
    nông nghiệp, nông dân, nông thôn với mục tiêu tổng quát là: “ xây dựng nông thôn
    mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ
    chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ,
    đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân
    trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông
    thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”.
    Hội Nông dân với vai trò trung tâm, nòng cốt cho phong trào nông dân và
    công cuộc xây dựng nông thôn mới, trong những năm qua Hội Nông dân huyện Ba
    Chẽ (Quảng Ninh) đã phát huy thế mạnh của mình đưa chủ trương chính sách của
    Đảng, pháp luật của nhà nước đến với từng hộ nông dân; thực hiện tốt công tác
    tuyên truyền tới cán bộ, hội viên nông dân và các tầng lớp nhân dân thực hiện các
    tiêu chí xây dựng nông thôn mới với nhiều hình thức phong phú đa dạng, gắn chặt
    tuyên truyền với vận động, lấy kết quả vận động để tuyên truyền. Từ đó, người dân
    thấy được trách nhiệm của mình, không trông chờ ỷ lại vào các chủ trương, chính
    sách của Đảng, nhà nước mà chủ động tham gia có hiệu quả xây dựng nông thôn
    mới bằng những việc làm cụ thể. Đồng thời, Hội Nông dân đã tổ chức phát động
    các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới gắn với phong trào thi đua yêu nước,
    phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; phối hợp chặt chẽ
    với Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, với chính quyền cùng cấp đặt
    dưới sự lãnh đạo của cấp ủy nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống
    chính trị, vận động nhân dân cùng nhau tham gia xây dựng nông thôn mới. 2
    Với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng
    lợi” nhằm đảm bảo thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, Hội Nông dân đã vận
    động nông dân tích cực tham gia đóng góp ý kiến, phối hợp với các đoàn thể cùng
    cấp ủy, chính quyền bàn bạc, chọn lựa các công trình, phần việc, xác định việc nào
    cần làm trước, việc nào làm sau. Tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân
    đóng góp ngày công lao động, tiền của, vật chất tham gia xây dựng nông thôn mới.
    Đến nay, chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Ba Chẽ đã đạt
    được những kết quả rõ nét, toàn diện hơn; hoạt động văn hóa xã hội và môi trường
    được quan tâm; hệ thống chính trị được tăng cường; an ninh chính trị, trật tự an toàn
    xã hội được giữ vững; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ
    rệt. Đặc biệt, chương trình xây dựng nông thôn mới đã củng cố thêm niềm tin của
    người dân vào sự lãnh đạo của Đảng, tin tưởng vào các chính sách của Nhà nước.
    Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Ba Chẽ vẫn còn
    nhiều những tồn tại, hạn chế. Ngoài những yếu tố khách quan do đặc thù của huyện
    miền núi, dân tộc thì yếu tố chủ quan như: Năng lực đội ngũ cán bộ hạn chế, trách
    nhiệm chưa cao; có lúc, có mặt vai trò của tổ chức Hội Nông dân chưa được phát huy
    đúng mức, hình thức tuyền truyền, vận động chậm được đổi mới, chưa phong phú đa
    dạng; công tác tuyên truyền, vận động chưa được sâu, rộng. Do vậy, để phát huy đầy
    đủ vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn hiện nay và lâu
    dài trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh là một tất yếu khách quan.
    Xuất phát từ thực tế trên, tôi chọn đề tài: “Nâng cao vai trò của Hội Nông
    dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh”.
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    2.1. Mục tiêu chung
    Đánh giá thực trạng vai trò của Hội Nông dân trong việc tham gia xây dựng
    nông thôn mới tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, trên cơ sở đó rút ra bài học kinh
    nghiệm và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của Hội Nông
    dân trong xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của Hội Nông
    dân trong xây dựng nông thôn mới.
    Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của Hội
    Nông dân trong xây dựng nông thôn mới trong thời gian qua. 3
    Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của Hội Nông dân
    trong xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Các cơ sở lý luận cơ bản và cơ sở thực tiễn về vai trò của Hội Nông dân
    trong việc xây dựng nông thôn mới trong nước và các bài học kinh nghiệm được kết
    luận trong các nghiên cứu đã được công bố.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.
    Phạm vi thời gian: Số liệu phản ánh thực trạng được thu thập từ năm 2011
    đến năm 2014. Dữ liệu khảo sát chuyên sâu được thu thập thông qua kết quả điều
    tra năm 2014. Các giải pháp đưa ra trong thời gian tới.
    Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu và đánh giá quá trình thực
    hiện, những kết quả đạt được trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.
    Đặc biệt, làm rõ vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới, những
    khó khăn, hạn chế đến vai trò của Hội Nông dân. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm,
    đồng thời định hướng đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của
    tổ chức Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Ba Chẽ
    trong thời gian tới.
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
    Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, là
    tài liệu nghiên cứu, tham khảo đối với việc nâng cao vai trò của tổ chức Hội Nông
    dân trong chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Ba Chẽ trong thời gian tới.
    Về mặt lý luận: Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò
    của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới.
    Về mặt thực tiễn: Chỉ rõ thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
    vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Ba Chẽ trong thời
    gian vừa qua. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm trong việc tham gia xây dựng nông
    thôn mới của tổ chức Hội Nông dân.
    Luận văn đề xuất một số giải pháp chủ yếu và khả thi nhằm nâng cao vai trò
    của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Ba Chẽ trong
    thời gian tới. Ngoài ra, luận văn còn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn thiết thực cho 4
    tổ chức Hội Nông dân ở các địa phương khác có điều kiện tương tự và các tổ chức
    đoàn thể tham khảo thực hiện.
    5. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 4 chương
    Chương 1: Các luận cứ khoa học về vai trò của Hội nông dân trong xây
    dựng nông thôn mới
    Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
    Chương 3: Thực trạng về vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông
    thôn mới ở địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.
    Chương 4: Phương hướng và các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Hội
    nông dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.
     
Đang tải...