Thạc Sĩ Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh hà giang hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh hà giang hiện nay
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh hà giang hiện nay
    Định dạng file word


    MỞ ĐẦU
    Chương 1: Lí LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ VAI TRÒ CỦA Lí LUẬN CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ HIỆN NAY
    Lý luận chính trị và vai trò của lý luận chính trị Lý luận chính trị với hoạt động lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã
    Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ Ở TỈNH HÀ GIANG HIỆN NAY 49
    2.1. Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Hà Giang: Thực trạng và nguyên nhân 49
    2.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Hà Giang hiện nay
    KẾT LUẬN
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


    Mở Đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Hơn 20 năm qua, với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân,
    công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã đạt được những thành tựu to
    lớn và có ý nghĩa lịch sử, đất nước ta đã có sự thay đổi đến cơ bản và toàn diện trên tất cả
    các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đại hội lần thứ X của Đảng đã đề ra mục tiêu và
    phương hướng tổng quát giai đoạn 2006 - 2010 là:
    Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, phát huy sức mạnh đoàn
    kết toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn dân công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng
    tốt nguồn lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; phát triển văn hoá;
    thực hiện tiến bộ công bằng xã hội; tăng cường quốc phòng và an ninh mở
    rộng quan hệ đối ngoại; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định
    chính trị - xã hội; sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền
    tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo
    hướng hiện đại [20, tr.76].
    Để thực hiện mục tiêu tổng quát của giai đoạn 2006 - 2010 cũng như mục tiêu
    tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nói chung (xây dựng xong về
    cơ bản những cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị và
    tư tưởng văn hoá phù hợp, làm cho nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn
    vinh), một trong những giải pháp quan trọng là nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, trình
    độ lý luận cho đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt.
    Thực tiễn cách mạng ở nước ta đã khẳng định, sau khi có đường lối đúng, nhân tố
    quyết định sự thành công hay không thành công của sự nghiệp cách mạng phụ thuộc vào
    vai trò, năng lực hoạt động lãnh đạo, quản lý và tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ, đặc
    biệt là đội ngũ cán bộ cán bộ chủ chốt - những người có vai trò trọng yếu trong các tổ
    chức Đảng, Chính quyền và các đoàn thể chính trị - xã hội Vì vậy, đội ngũ cán bộ này
    phải là những người thật sự tiêu biểu, có lập trường giai cấp và bản lĩnh chính trị kiên
    định; có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ học vấn, năng lực công tác đáp ứng yêu cầu
    nhiệm vụ chính trị được giao. Thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
    đang đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ và phức tạp, trong đó công tác giáo dục, bồi dưỡng cán
    bộ đang đứng trước những thách thức mới, đó là:
    Trong điều kiện cơ chế thị trường, kinh tế nhiều thành phần, mở cửa với
    bên ngoài, cán bộ, đảng viên hàng ngày hàng giờ chịu sự tác động của nhiều
    nhân tố rất phức tạp, kể cả những hoạt động chống phá Đảng, vấn đề giữ vững
    bản chất giai cấp công nhân của Đảng đứng trước những thử thách mới [13,
    tr.137].
    Trên thực tế chất lượng, hiệu quả:
    Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng,
    đạo đức lối sống chưa đúng mức, tính định hướng, tính chiến đấu, tính giáo
    dục thuyết phục chưa cao Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên nhạt
    phai lý tưởng, giảm sút ý chí chiến đấu Tình thương yêu đồng chí bị giảm
    sút. Tình trạng suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống trong một bộ
    phận cán bộ, đảng viên rất đáng lo ngại; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí,
    tiêu cực còn xảy ra ở nhiều nơi, nhưng chậm được phát hiện, ngăn chặn, đẩy
    lùi có hiệu quả [19, tr 91- 92].
    Vì vậy, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, và năng lực cho đội ngũ
    cán bộ chủ chốt theo yêu cầu giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Đảng là một việc
    làm có ý nghĩa cấp thiết.
    Trình độ lý luận chính trị của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở là một trong những
    tiêu chuẩn cơ bản, có quan hệ mật thiết đến sự phát triển kinh tế, xã hội, an ninh chính trị
    và trật tự an toàn xã hội ở địa phương, thúc đẩy sự phát triển chung cho cả tỉnh, vùng và
    cả nước. Điều đó đòi hỏi ở người cán bộ chủ chốt cấp xã phải có một trình độ lý luận
    chính trị nhất định. Cán bộ chủ chốt cấp xã có nắm vững, hiểu biết lý luận chính trị thì
    mới nắm chắc các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
    nước, từ đó mà vận dụng một cách sáng tạo vào tình cụ thể ở địa phương. Trình độ lý
    luận chính trị còn giúp cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã có cơ sở tổng kết một cách
    có hiệu quả tình hình thực tiễn ở địa phương, qua đó rút ra những bài học kinh
    nghiệm, những kết luận , góp phần vào việc sửa đổi, bổ sung và phát triển lý luận,
    đường lối, chính sách . của Đảng và Nhà nước. Do đó cán bộ chủ chốt nói chung và
    cán bộ chủ chốt cấp xã nói riêng để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình thì cần phải có
    trình độ, trong đó có trình độ lý luận chính trị.
    Đứng trước yêu cầu và nhiệm vụ mới của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
    đại hoá, đội ngũ lãnh đạo chủ chốt cấp xã, phường, thị trấn ở nước ta nói chung và ở tỉnh
    Hà Giang nói riêng còn yếu và hạn chế nhiều mặt như: Bản lĩnh chính trị, trình độ nhận
    thức chính trị, năng lực tổ chức quản lý, năng lực chỉ đạo hoạt động thực tiễn, phẩm chất
    đạo đức cách mạng Nhiều cán bộ được đề bạt, bổ sung vào những cương vị chủ chốt,
    nhưng chưa qua đào tạo cơ bản về chuyên môn cũng như lý luận chính trị. Do đó, khi xử
    lý công việc còn tuỳ tiện, kinh nghiệm, giáo điều, chưa vận dụng đúng với đường lối, chủ
    trương, quan điểm của Đảng vào thực tiễn của địa phương, cơ sở. Để khắc phục tình
    trạng trên cần phải giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, trong
    đó vấn đề có ý nghĩ cấp bách là phải đổi mới, tăng cường hơn nữa công tác đào tạo nâng
    cao trình độ lý luận chính trị nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách
    mạng cho họ trong quá trình chỉ đạo hoạt động thực tiễn ở địa phương. Chính vì vậy,
    việc nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng và đề ra các giải pháp cụ thể, thiết thực
    nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã có ý nghĩa
    hết sức quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn, nhằm góp phần đẩy nhanh quá trình
    công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
    Với những lý do trên, tác giả chọn vấn đề: “Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh hà giang hiện nay”, làm đề tài luận văn tốt
    nghiệp thạc sỹ khoa học chính trị, chuyên ngành
    Triết học.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    Hiện nay, vấn đề nâng cao trình độ lý luận chính trị được xác định là trọng tâm
    trong công tác tư tưởng của Đảng. Đây cũng là vấn đề thu hút được sự quan tâm của rất
    nhiều nhà nghiên cứu.
    Trong những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả đề
    cập ở nhiều góc độ khác nhau với những hình thức thể hiện khác nhau được đăng tải trên
    sách, báo, tạp chí cả Trung ương và địa phương, có nội dung liên quan đến đề tài này. Đó
    là nguồn tư liệu quý báu giúp tác giả tham khảo, kế thừa trong quá trình nghiên cứu hoàn
    thiện luận văn của
    mình như:
    "Quan hệ giữa lý luận và chính trị" của Nguyễn Thế Phấn, Tạp chí Cộng sản, số
    8/1992; "Mấy vấn đề trong công tác lý luận" của Đỗ Nguyên Phương, Tạp chí Tư tưởng
    văn hoá, số 7/1992; Hồ Bá Thâm “Phát triển năng lực tư duy của người lãnh đạo quản lý
    hiện nay”, Tạp chí Cộng sản số 23/ 2002; Nguyễn Thái Sơn “Đổi mới công tác đào tạo,
    bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt” Nhà xuất bản Lý luận chính trị, 2001; Trần Thành
    “Tư duy lý luận đối với người cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn”, Nhà xuất bản Lý luận
    chính trị, 2001; Ngô Ngọc Thắng “Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán
    bộ cấp cơ sở trong thời kỳ đổi mới”, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, 2004;Luận văn thạc
    sĩ triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 1995, "Nâng cao trình độ tư
    duy lý luận cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã miền núi hiện nay" của Đỗ Cao Quang;
    Luận văn thạc sĩ triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 1998; "Nâng
    cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện ở nước ta hiện
    nay" của Vũ Đình Chuyên; Luận văn thạc sỹ triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
    Minh, năm 2001, “Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý
    cấp huyện ở tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn hiện nay” của Nông Văn Tiềm; Luận văn thạc
    sỹ triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2006, “Nâng cao trình độ lý
    luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp xã miền Tây Nam Bộ hiện
    nay” của Tô Hoàng Hiệp.
    Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu, đặt ra những vấn đề rất cơ bản cả về lý
    luận lẫn thực tiễn, đề ra những phương hướng và giải pháp để nâng cao trình độ lý luận chính
    trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cấp này, cấp khác. Tuy nhiên, do giới hạn về mục
    tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, nên cho tới nay chưa có công trình nào
    nghiên cứu một cách chi tiết, đầy đủ, có hệ thống và chuyên sâu về thực trạng cũng như nêu
    ra những giải pháp để nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh
    Hà Giang. Vì vậy, nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng
    đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh
    Hà Giang, từng bước góp phần khắc phục tình trạng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở
    vừa thiếu lại vừa yếu như hiện nay.
    3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
    3.1. Mục đích của luận văn
    Luận văn làm rõ vai trò của lý luận chính trị và thực trạng trình độ lý luận chính trị
    đối với hoạt động lãnh đạo, quản lí của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Hà Giang;
    trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị
    cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Hà Giang hiện nay.
    3.2. Nhiệm vụ của luận văn
    Để thực hiện được mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ
    chủ yếu sau đây:
    - Phân tích làm rõ bản chất, vai trò của lý luận chính trị đối với việc nâng cao tư
    duy lý luận, năng lực, trình độ lãnh đạo, quản lý, cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng, yêu cầu và nguyên nhân về trình độ lý luận chính
    trị của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Hà Giang hiện nay.
    - Đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ
    chủ chốt cấp xã ở tỉnh Hà Giang hiện nay.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
    Luận văn tập trung nghiên cứu việc nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ
    cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh danh Giang hiện nay bao gồm các chức danh: Bí thư, Phó bí
    thư Đảng uỷ; Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó chủ tịch Uỷ ban
    nhân dân.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
    5.1. Cơ sở lý luận
    - Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm, đường lối, chủ
    trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận
    chính trị cho cán bộ.
    - Các nghị quyết, chương trình hành động, quyết định, chỉ thị, báo cáo tổng kết của
    tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang.
    - Kế thừa, vận dụng, phát triển các công trình của các tác giả đi trước đã nghiên cứu
    những nội dung liên quan đến đề tài.
    5.2. Phương pháp nghiên cứu
    - Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
    duy vật lịch sử, kết hợp sử dụng các phương pháp cụ thể như: Phân tích, tổng hợp, thống
    kê, điều tra xã hội học .
    6. Những đóng góp về khoa học của luận văn
    - Luận văn góp phần làm rõ vai trò, tầm quan trọng của lý luận chính trị đối với
    cán bộ chủ chốt cấp xã và tính tất yếu phải nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ
    cán bộ chủ chốt cấp xã ở Hà Giang.
    - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu góp phần nâng cao trình độ lý luận chính trị cho
    đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Hà Giang qua nghiên cứu, đánh giá khái quát thực
    trạng trình độ lý luận chính trị của cán bộ chủ chốt cấp xã ở Hà Giang.
    7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
    - Những giải pháp rút ra trong luận văn góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực
    tiễn cho việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã của
    tỉnh Hà Giang nói riêng, của các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung.
    - Là tài liệu tham khảo cho cán bộ quản lý, giáo viên của Trường Chính trị trong
    công tác đào tạo, bồi dưỡng, lý luận cho cán bộ, đảng viên.
    8. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2
    chương, 4 tiết.


    Danh mục tài liệu sách tham khảo
    1.
    2.
    3.
    4.
    5.
    6.
    7.
    8.
    9.
    Bách khoa Triết học (1983), Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
    Nguyễn Đức Bình (1992), “Về công tác lý luận trong giai đoạn hiện nay”, Cộng
    sản, (6).
    Nguyễn Đình Chuyên (2000), Nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ
    lãnh đạo, quản lý cấp huyện của nước ta hiện nay, Luận văn thạc sĩ triết học, Học
    viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
    Vũ Hoàng Công (2003), “Những vấn đề cơ bản trong tư tưởng chính trị của chủ
    nghĩa Mác - Lênin”, Thông tin chính trị học, (4), tr.7-11.
    Đảng bộ tỉnh Hà Giang (1995), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII,
    nhiệm kỳ 1995-2000.
    Đảng bộ tỉnh Hà Giang (2000), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII,
    nhiệm kỳ 2000-2005.
    Đảng bộ tỉnh Hà Giang (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng Bộ tỉnh lần thứ XIV,
    nhiệm kỳ 2005-2010.
    Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI,
    Nxb Sự thật, Hà Nội.
    Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
    độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội.
    10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII,
    Nxb Sự thật, Hà Nội.
    11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1992), Nghị quyết 01 của Bộ Chính trị, BCHTW, Khoá VII
    về công tác lý luận trong giai đoạn hiện nay, Hà Nội.
    12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 BCHTW khoá VII,
    Nxb Sự thật, Hà Nội.
    13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Quyết định số 88-QĐ/TW của Ban Bí thư về việc
    thành lập trường chính trị cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
    14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,
    Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu (lần 2) BCHTW
    khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy BCHTW, khoá VII,
    Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Các Nghị quyết của Trung ương Đảng (1996 -1999) (Nghị quyết TW 3 khoá VIII), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
    Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đại hội đại biểu Hội nghị lần thứ năm
    BCH TW khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
    Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Hội nghị lần thứ 6 BCHTW Khoá X,
    Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    22. Vũ Nhật Khải (1999), “Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán
    bộ lãnh đạo, quản lý .” , Nghiên cứu lý luận, (9).
    23. V.I.Lênin (1974), Toàn tập, tập 1, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva
    24. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, tập 14, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
    25. V.I.Lênin (1975), Toàn tập, tập 6, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
    26. V.I.Lênin (1981), Toàn tập, tập 29, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
    27. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 43, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva
    28. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 42, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
    29. Nhị Lê (1996), “Để lựa chọn, bố trí đúng cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp”, Xây
    dựng Đảng, (4).
    30. C.Mác - Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    31. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nộ
     
Đang tải...