Tiến Sĩ Nâng cao thu nhập của nông dân Hải Phòng hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/6/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài luận án: Nâng cao thu nhập của nông dân Hải Phòng hiện nay
    Chuyên ngành:Kinh tế chính trị; Mã số: 62.31.01.02
    Nghiên cứu sinh: Phạm Minh Đức
    Người hướng dẫn: GS.TS. Mai Ngọc Cường

    Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

    Trong bối cảnh hiện nay, khi CNH, HĐH ngày càng mạnh, sự phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng tăng thì thu nhập của nông hộ ở Hải Phòng biến đổi trên hai phương diện.Thứ nhất, về mặt lượng quy mô, tốc độ thu nhập của nông dân có xu hướng gia tăng; cơ cấu nguồn thu ngày càng được đa dạng hóa, tỷ trọng nguồn thu từ hoạt động phi sản xuất sản xuất nông nghiệp ngày càng lớn và có xu hướng tăng qua các năm, tỷ trọng thu từ sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm xuống ngay cả đối với nhóm hộ thuần nông; mức độ dồi dào và chất lượng của yếu tố sản xuất tỷ lệ thuận với sự gia tăng thu nhập của nông hộ. Thứ hai, về mặt chất, mức độ phân phối thu nhập của nông hộ đồng đều hơn, chênh lệch thu nhập giữa các hộ nông dân có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2010-2012 (4,03: 3,94; và 3,85 lần); nhờ tăng thu nhập mà từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của nông hộ, góp phần giảm đói nghèo trên địa bàn; xã hội nông thôn ngày càng tiến bộ.

    Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án

    Thông qua các tài liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập từ 203 hộ nông dân và 168 cán bộ quản lý nhà nước các cấp tại 9 xã phường thuộc ba quận huyện của Thành phố Hải Phòng, luận án đã làm rõ những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân hạn chế; khuyến nghị các phương hướng và giải pháp nâng cao thu nhập của nông hộ trong bối cảnh hiện nay. Cụ thể là:

    1) Chỉ rõ quy mô, tốc độ tăng thu nhập của nông hộ tăng lên qua các năm, nhưng thu nhập bình quân của nông dân còn thấp và không ổn định; cơ cấu thu nhập đã được đa dạng hóa nhưng tỷ trọng thu nhập từ ngành nghề phi sản xuất nông nghiệp, thu từ nuôi trồng thủy sản trong tổng nguồn thu còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của Hải Phòng; mức độ bất bình đẳng trong thu nhập thấp hơn so với cả nước, song tỷ lệ thu nhập từ trợ cấp của chính phủ của nhóm có thu nhập thấp nhất lại thấp hơn so với nhóm có thu nhập trung bình và nhóm có thu nhập cao nhất; tác động của thu nhập đến chất lượng cuộc sống của các đối tượng nông dân được điều tra chỉ dừng ở mức trung bình. Đây cũng chính là những vấn đề này cần được hoàn thiện trong những năm tới.

    2) Để nâng cao thu nhập của nông dân Hải Phòng những năm tới, luận án đề xuất:

    i) Phát huy thế mạnh của thành phố công nghiệp, đẩy mạnh sự phát triển các KCN, CCN và thị trường lao động để đến năm 2020 tăng tỷ lệ hộ có lao động di cư trong khu vực nông thôn Hải Phòng từ 13,3 % hiện nay lên khoảng 50%, chuyển hơn 50 % số hộ thuần nông sang hộ sản xuất kinh doanh hỗn hợp, nâng số hộ hỗn hợp lên khoảng 70% - 80%. Cơ cấu lại kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Phát triển mạnh nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nông nghiệp phục vụ đô thị và các KCN. Tập trung phát triển các nhóm ngành nghề công nghiệp nông thôn như chế biến thực phẩm phục vụ nhu cầu tại chỗ và phục vụ đô thị và xuất khẩu; phát triến các ngành nghề truyền thống có thế mạnh và các ngành dịch vụ nông thôn. Đến năm 2020 giá trị sản xuất ngành nghề nông thôn chiếm tỷ lệ chiếm 70 - 75% tổng giá trị sản xuất ở nông thôn; tỷ lệ lao động ngành nghề nông thôn qua đào tạo 60 - 65%. Giải quyết việc làm cho khoảng 330 nghìn lao động nông thôn; thu nhập bình quân lao động nông thôn đạt 2 - 2,4 triệu đồng/người/tháng.

    ii) Tăng cường cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản nhằm làm giàu các yếu tố sản xuất của nông dân thông qua các biện pháp để đến năm 2020 nâng tỷ lệ số chủ hộ có trình độ tối thiểu là phổ thông trung học, số chủ hộ được tham gia đào tạo, số chủ hộ có giá trị TLSX, số chủ hộ tiếp cận được vốn vay của ngân hàng lên khoảng 60-70% số chủ hộ trong nông thôn.

    iii) Hoàn thiện môi trường chính sách và tổ chức quản lý, đặc biệt là chính sách tín dụng nhằm tạo điều kiện cho nông dân tăng mức đầu tư từ 50 đến 100 triệu đồng/ha; đầu tư tài chính và nguồn nhân lực cho KH&CN nhằm tăng cường nghiên cứu ứng dụng, phục vụ đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng và và tạo dựng được thương hiệu ổn định đối với những nông sản chính, tăng hàm lượng “chất xám” trong nông sản; tăng cường nghiên cứu về bảo quản và xử lý sau thu hoạch; tăng cường liên kết “4 nhà”, triển khai trên quy mô rộng việc sản xuất theo hợp đồng, kể cả cánh đồng mẫu lớn hiện nay
     
Đang tải...