Luận Văn Nâng cao sức cạnh tranh một số sản phẩm của công ty cổ phần dinh dưỡng Hồng Hà tại tỉnh Hà Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 3/12/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC BẢNG v
    DANH MỤC CÁC HÌNH vi
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii
    TÓM TẮT viii
    PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
    1.2.1 Mục tiêu chung 2
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
    1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2
    1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
    1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 3
    1.4 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 3
    1.4.1 Câu hỏi nghiên cứu: 3
    1.4.2 Giả thuyết nghiên cứu 3
    PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4
    2.1 Cơ sở lý luận 4
    2.1.1 Khái quát chung về cạnh tranh 4
    2.1.2 Khái quát chung về sức cạnh tranh của hàng hoá 11
    2.1.3 Phương pháp luận đánh giá sức cạnh tranh của hàng hoá 12
    2.2 Cơ sở thực tiễn 28
    2.2.1 Khái quát tình hình sản xuất thức ăn công nghiệp năm 2009 28
    2.2.2 Những lợi thế và khó khăn trong cạnh tranh sản phẩm thức ăn chăn nuôi của công ty Hồng Hà 29
    2.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan 32
    PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ 33
    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
    3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 33
    3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 33
    3.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty 34
    3.1.3 Tình hình lao động của công ty 36
    3.1.4 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty 37
    3.1.5 Khái quát qui trình chế biến và tiêu thụ sản phẩm TACN của công ty Hồng Hà 40
    3.2 Phương pháp nghiên cứu đề tài 49
    3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu 49
    3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu 50
    3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 50
    3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 52
    PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 54
    4.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm TACN của công ty tại tỉnh Hà Nam 54
    4.2 Thực trạng cạnh tranh một số sản phẩm của công ty trên thị trường tỉnh Hà Nam 55
    4.2.1 Thị phần sản phẩm HH TACN cho lợn 55
    4.2.2 Các đối thủ cạnh tranh sản phẩm HH TACN cho gà đẻ 58
    4.2.3 Một số đối thủ cạnh tranh của công ty Hồng Hà trên thị trường Hà Nam 61
    4.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh một số sản phẩm của công ty trên thị trường tỉnh Hà Nam 65
    4.3.1 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm TACN cho lợn và sản phẩm gà đẻ 65
    4.3.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần dinh dưỡng Hồng Hà. 83
    4.4 Một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho một số sản phẩm trên thị trường tỉnh Hà Nam 93
    4.4.1 Mục tiêu của công ty trong thời gian tới 93
    4.4.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty và năng lực cạnh tranh về sản phẩm của công ty 94
    PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 100
    5.1 Kết luận 100
    5.2 Kiến nghị 101
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
    PHẦN PHỤ LỤC 103

    TÓM TẮT
    Đề tài được thực hiện tại Công ty Cổ phần dinh dưỡng Hồng Hà nhằm đưa ra những cơ sở lý luận và thực tiến về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, tìm hiểu thực trạng sản xuất kinh doanh, tiêu thụ các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường Hà Nam. Đề tài tiến hành nghiên cứu sức cạnh tranh của 2 sản phẩm là HH cho lợn và HH cho gà đẻ tại thị trường Hà Nam.
    Trong kinh tế khái niệm cạnh tranh được hiểu là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành giật một số nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thương trường. Cạnh tranh có thể đem lại lợi ích cho người khác song xét dưới góc độ toàn xã hội cũng có những mặt tích cực (chất lượng tốt hơn, giá rẻ hơn, dịch vụ tốt hơn .). Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế là tối đa hóa lợi ích, đối với người sản xuất kinh doanh là có lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi. Cạnh tranh là một trong những động lực cơ bản và là động lực phát triển của nền kinh tế thị trường, không có cạnh tranh thì không có kinh tế thị trường.
    Năng lực cạnh tranh của sản phẩm là khả năng sản phẩm đó tiêu thụ được nhanh trong khi có nhiều người cùng bán loại sản phẩm đó trên thị trường. Hay nói một cách khác, năng lực cạnh tranh của sản phẩm được đo bằng thị phần của sản phẩm đó; năng lực cạnh tranh của sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng, giá cả, tốc độ cung cấp, dịch vụ đi kèm, uy tín của người bán, thương hiệu, quảng cáo, điều kiện mua bán, v.v .
    Công ty cổ phần dinh dưỡng Hồng Hà là một công ty con của tập đoàn Long Hải được thành lập năm 2004 tại KCN Đồng Văn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam trên tổng diện tích 4ha, đến cuối năm 2008 mở rộng thêm 2ha. Hiện nay công ty có 281 lao động, trong đó chủ yếu là lao động phổ thông. Hồng Hà là một công ty chuyên sản xuất TACN với các sản phẩm TA cho gia súc và gia cầm. Hàng năm công ty có tăng trưởng doanh thu khá đều, tốc độ tăng trưởng doanh thu đạt khoảng 30% - 40%.
    Tại thị trường Hà Nam, năm 2010 tổng sản lượng tiêu thụ của sản phẩm HH cho lợn và cho gà đẻ của Hồng Hà đạt 11.000 tấn. Hiện tại, Hồng Hà đang là công ty có thị phần đứng thứ 2 trên thị trường Hà Nam sau công ty CP. Sản phẩm chủ đạo của Hồng Hà tại thị trường Hà Nam là các sản phẩm HH cho lợn siêu nạc và lợn lai. Các công ty lớn đang cạnh tranh với Hồng Hà hiện có CP, Con cò, Cargill, Dabaco,
    Hồng Hà là công ty có năng lực cạnh tranh trên thị trường Hà Nam về sản phẩm HH cho gà đẻ và HH cho lợn. Các sản phẩm của công ty tương đối đa dạng, phong phú, chất lượng tốt, có các chính sách đối với khách hàng phù hợp, là một công ty có thương hiệu tại Hà Nam về sản xuất TACN. Tuy nhiên, giá cả các sản phẩm tương đối cao, mẫu mã bao bì chưa bắt mắt, hệ thống kênh phân phối chưa đáp ứng được nhu cầu tiện dụng của người chăn nuôi làm ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của công ty.
    Qua sự phân tích ma trận đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của công ty có kết luận rằng: Năng lực cạnh tranh của công ty là khá tốt. Công ty có một số thế mạnh nhất định như chất lượng sản phẩm tốt, sản phẩm đa dạng, phong phú, thị trường Hà Nam là thị trường tiêu thụ gần công ty sản xuất, . Tuy nhiên công ty cũng bộc lộ một số điểm yếu là dây chuyền sản xuất thấp, giá cả sản phẩm cao, mạng lưới tiêu thụ tại Hà Nam chưa chặt chẽ,
    Căn cứ vào phân tích điểm mạnh điểm yếu, cơ hội và thách thức của Công ty từ đó đề xuất một số giả pháp về thị trường, về nội lực tài chính, hoạch định chiến lược sản phẩm, .cho Công ty để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

    PHẦN I: MỞ ĐẦU
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài
    Việc đất nước ta chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo ra tiền đề nhưng cũng rất nhiều thách thức đối với sự phát triển của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nước ta đang từng bước thoát khỏi tình trạng trì trệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. nhiều doanh nghiệp đã tạo lập và nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của mình trên thị trường và được người tiêu dùng chấp nhận. Thêm vào đó, trong xu thế hội nhập hiện nay, cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt không chỉ trong phạm vi quốc gia mà trên phạm vi toàn cầu. Vì vậy, sự cạnh tranh trên thị trường của các thành phần kinh tế ngày càng gay gắt, khốc liệt.
    Công ty cổ phần dinh dưỡng Hồng Hà là một doanh nghiệp trẻ trong hệ thống các doanh nghiệp của Việt Nam. Với 2 nhãn hàng là thức ăn chăn nuôi Cánh Buồm Đỏ và Maxgro, công ty đã có các sản phẩm tại hầu hết các tỉnh miền Bắc. Trong điều kiện là một doanh nghiệp trẻ mới được thành lập nhưng công ty cổ phẩn dinh dưỡng Hồng Hà đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường. Trong năm vừa qua sản lượng tiêu thụ của công ty Hồng Hà chiếm khoảng 5% tổng sản lượng tiêu thụ của ngành chăn nuôi. Ban giám đốc công ty đang có kế hoạch đưa sản lượng tiêu thụ của công ty lên tốp 5 doanh nghiệp có sản lượng tiêu thụ thức ăn chăn nuôi lớn nhất cả nước và mở rộng thị trường sang các tỉnh phía Nam. Thị trường tiêu thụ của công ty là khá rộng lớn, tuy nhiên hiện nay bùng nổ liên tiếp các đại dịch như: cúm gia cầm, H5N1 ở gia cầm; lở mồm long móng, tai xanh ở lợn dịch bò điên. Cùng với đó là sự cạnh tranh của các công ty thức ăn chăn nuôi liên doanh với nước ngoài. Vấn đề tiêu thụ thức ăn chăn nuôi của các công ty nội địa trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó trước diễn biến thất thường của thời tiết, dịch bệnh phát triển với nhiều loại bệnh mới đã làm ngành chăn nuôi thiệt hại không nhỏ. Từ đó không những làm cho tình hình tiêu thụ TACN bị giảm sút mà còn gây thiệt hại đến kinh tế của bà con nông dân. Thời tiết diễn biến phức tạp còn làm cho nguồn nguyên liệu của các công ty chế biến thức ăn chăn nuôi không ổn định gây ảnh hưởng tới quá trình sản xuất và nhu cầu tiêu thụ TACN trên thị trường. Một số công ty nhập khẩu nguồn nguyên liệu từ nước ngoài như công ty Hồng Hà còn chịu ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái tăng làm cho giá các sản phẩm TACN tăng cao đẩy giá của sản phẩm chăn nuôi lên.
    Công ty tuy đã đạt được một số thành tựu nhất định nhưng vẫn gặp khó khăn vướng mắc ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của công ty. Do đó, để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nâng cao sức cạnh tranh một số sản phẩm của công ty cổ phần dinh dưỡng Hồng Hà tại tỉnh Hà Nam”.
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu
    1.2.1 Mục tiêu chung
    Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của một số sản phẩm thức ăn chăn nuôi của công ty cổ phần dinh dưỡng Hồng Hà.
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể
    1. Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về sức cạnh tranh của hàng hoá.
    2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của một số sản phẩm TACN Hồng Hà tại thị trường tỉnh Hà Nam.
    3. Đánh giá thực trạng sức cạnh tranh của một số sản phẩm thức ăn chăn nuôi Hồng Hà trên thị trường tỉnh Hà Nam.
    4. Đề xuất một số giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh cho một số sản phẩm thức ăn chăn nuôi trên thị trường tỉnh Hà Nam.
    1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
    1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
    Nghiên cứu sức cạnh tranh của một số sản phẩm TACN của công ty Hồng Hà trên thị trường tỉnh Hà Nam và một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm thức ăn chăn nuôi trên thị trường tỉnh Hà Nam.
    1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
    * Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại thị trường sản phẩm thức ăn chăn nuôi của công ty Hồng Hà tại tỉnh Hà Nam.
    * Phạm vi thời gian: Số liệu nghiên cứu của đề tài được xem xét biến động qua 3 năm, từ năm 2008 đến năm 2010.
    * Phạm vi nội dung: Nghiên cứu sức cạnh tranh của một số sản phẩm thức ăn chăn nuôi trên thị trường tỉnh Hà Nam của công ty cổ phần dinh dưỡng Hồng Hà.
    1.4 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
    1.4.1 Câu hỏi nghiên cứu:
    - Sức cạnh tranh là gì? Các yếu tố ảnh hưởng tới sức cạnh tranh? Các biện pháp để nâng cao sức cạnh tranh?
    - Thực trạng sức cạnh tranh của sản phẩm HH cho lợn và cho gà đẻ của công ty Hồng Hà trên thị trường Hà Nam?
    - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sức cạnh tranh sản phẩm sức cạnh tranh của một số sản phẩm?
    - Các biện pháp để nâng cao sức cạnh tranh của một số sản phẩm tại thị trường Hà Nam?
    1.4.2 Giả thuyết nghiên cứu
    - Công ty cổ phần dinh dưỡng Hồng Hà là công ty có khả năng cạnh tranh về một số sản phẩm như sản phẩm HH cho lợn và cho gà đẻ trên thị trường Hà Nam.
    - Các sản phẩm của công ty Hồng Hà được đánh giá cao trên thị trường Hà Nam.
    - Tiềm lực của Hồng Hà trên thị trường Hà Nam là rất lớn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...