Luận Văn Nâng cao sức cạnh tranh hàng may mặc của Công ty Dệt may Hà Nội trên thị trường EU

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Bống Hà, 17/4/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Kể từ khi chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường đến nay đã được hơn 15 năm. Trong khoảng thời gian đó, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về phát triển kinh tế, trong đó có hoạt động xuất khẩu. Từ chỗ chỉ đơn thuần xuất khẩu một vài loại nguyên liệu thô chưa qua chế biến như than đá, thiếc, gỗ tròn và một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ đơn giản, chủng loại hàng hoá xuất khẩu tới nay đã đa dạng hơn, trong đó có những mặt hàng đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu cao vào hàng thứ hai, thứ ba trên thế giới như gạo và cà phê. Cơ cấu hàng xuất khẩu và cơ cấu thị trường xuất khẩu cũng có những thay đổi tích cực. Tỷ trọng hàng đã qua chế biến tăng khá nhanh, thị trường xuất khẩu được mở rộng và đa dạng hơn. Đặc biệt, trong nhiều năm liền, xuất khẩu trở thành động lực chính của tăng trưởng GDP và góp phần không nhỏ vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH.
    Tuy đạt được những thành tựu nổi bật nhưng cho đến nay xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn khá nhỏ bé so với các nước trong khu vực. Nguyên nhân chính là sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam còn yếu, chưa tạo được niềm tin đối với khách hàng, thị trường không ổn định (trừ một số mặt hàng chủ lực), chất lượng không cao, giá cả thấp.
    Công ty dệt may Hà Nội là một trong những công ty đầu đàn của Tổng công ty dệt may Việt Nam, được thành lập từ năm 1978 có nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may. Đến nay, Công ty đã hoạt động được hơn hai chục năm và trong khoảng thời gian này công ty đã đạt được rất nhiều thành tựu trong hoạt động xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu ngày càng đa dạng và phong phú, thị trường xuất khẩu đã được mở rộng, công ty đã có quan hệ bạn hàng với hơn hai chục nước, trong đó chủ yếu là EU, Nhật Bản.
    Tuy nhiên, cũng giống như các doanh nghiệp Việt Nam khác, hoạt động xuất khẩu của công ty có một vấn đề nổi cộm đó là sức cạnh tranh các mặt hàng kém, nhất là trên thị trường EU- thị trường chính của công ty. Từ thực tế này, sau một thời gian thực tập ở công ty Hanoisimex, em đã quyết định lựa chọn đề tài: Một số giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty Dệt may Hà Nội trên thị trường may mặc EU.
    Mục đích nghiên cứu: Luận giải cơ sở của sức cạnh tranh, phân tích sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường EU của công ty, đánh giá tồn tại và đề ra một số giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh hàng may mặc của công ty trên thị trường EU trong thời gian tới. Qua đó, đề xuất mốt số ý kiến để công ty có thể tham khảo trong quá trình hoạt động.
    Phương pháp nghiên cứu: Để có thể thu thập thông tin làm cơ sở đưa ra những giải pháp, em đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp đọc tài liệu, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích kinh doanh, phương pháp dự báo.
    Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này nghiên cứu về thực trạng sức cạnh tranh hàng may mặc cuả Công ty Hanosimex trên thị trường EU trong thời gian qua và một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của công ty trên thị trường may mặc EU trong thời gian tới.
    Nội dung của chuyên đề gồm có ba phần chính sau:
    Chương I: Lý luận về cạnh tranh và sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường EU.
    Chương II: Thực trạng sức cạnh tranh hàng may mặc của công ty Hanoisimex trên thị trường EU.
    Chương III: Các giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho hàng dệt may xuất khẩu của công ty Hanoisimex vào thị trường EU.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...