Luận Văn Nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ logistics của công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Bống Hà, 15/4/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Logistics là dịch vụ đóng vai trò rất quan trọng đối với khâu sản xuất và kinh doanh của nhiều ngành nghề và cả nền kinh tế của một đất nước. Sự phát triển dịch vụ logistics có ý nghĩa đảm bảo cho việc vận hành sản xuất, kinh doanh các dịch vụ khác được đảm bảo về thời gian và chất lượng. Chính vì vậy logistics được coi là tâm điểm của sự phát triển kinh tế, thương mại tại nhiều nước. Đây là lĩnh vực “hái ra tiền” mà nhiều doanh nghiệp, tập đoàn nhắm tới. Mặc dù đã rất phổ biến trên thế giới, tuy nhiên, tại Việt Nam đây lại là một mảng thị trường khá là mới mẻ. Thống kê cho thấy, hiện nay dịch vụ logistics của Việt Nam chiếm khoảng 15 - 20% GDP trong khi ở các nước phát triển là 8 - 10%. Đây là một con số quá hấp dẫn đối với các doanh nghiệp và đó cũng là lý do mà số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh dịch vụ này ở Việt Nam ngày một lớn.
    Công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long là công ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Logistics tại Việt Nam và các nước trên thế giới. Sau gần 15 năm hoạt động công ty đã thu được những thành quả nhất định, có một thị phần riêng cho mình và được khách hàng tín nhiệm. Nhưng hiện nay do số doanh nghiệp tham gia vào thị trường này ngày càng nhiều nên công ty cũng gặp phải những sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Vì vậy sau một thời gian thực tập tại công ty em đã chọn đề tài "Nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ logistics của công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long" làm đề tài chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Lựa chọn đề tài này, em mong muốn được đóng góp những ý kiến của mình nhằm nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ logistics của công ty giúp công ty phát triển hơn nữa.

    2. Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ logistics của công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu: Dịch vụ logistics của công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long.
    Phạm vi nghiên cứu: Sức cạnh tranh dịch vụ logistics của công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long giai đoạn 2006 – 2009
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Sử dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh, phân tích, sử dụng các số liệu thực tế kết hợp với các lý luận
    5. Kết cấu của chuyên đề:
    Chuyên đề gồm ba phần chính:
    Chương I: Tổng quan về công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long
    Chương II: Thực trạng sức cạnh tranh dịch vụ logistics của công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long
    Chương III: Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ logistics của công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...