Luận Văn Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch tại khu vực tam giác tăng trưởng kinh tế phía B

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Khu vực tam giác tăng trưởng kinh tế phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng
    Ninh) đóng vai trò là hạt nhân thúc đẩy phát triển thương mại, đầu tư và du lịch
    (DL), góp phần thực hiện các mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế của đất
    nước. Hoạt động kinh doanh DL tại khu vực đang diễn ra hết sức sôi động, lượng
    khách DL và số lượng các doanh nghiệp du lịch (DNDL) tăng lên nhanh chóng,
    năng lực kinh doanh của các DNDL ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên các
    DNDL tại khu vực tam giác tăng trưởng kinh tế phía Bắc còn nhỏ về quy mô, yếu
    về năng lực cạnh tranh, thiếu tính hợp tác, liên kết so với các DNDL tại các nước
    trong khu vực ASEAN và thế giới. Vì vậy, đòi hỏi các DNDL phải tạo lập và không
    ngừng nâng cao sức cạnh tranh để có thể đương đầu với các đối thủ cạnh tranh ở
    nhiều quy mô, tầm mức khác nhau. Các lý thuyết của quản trị kinh doanh hiện đại
    đã chỉ ra rằng hoạt động cạnh tranh trên thị trường sẽ chuyển dần từ cạnh tranh
    giữa các doanh nghiệp (DN) sang cạnh tranh giữa các chuỗi cung ứng giá trị, giữa
    các mạng marketing. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống về các
    giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các DNDL tại khu vực tam giác tăng
    trưởng kinh tế phía Bắc (Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh) theo cách đặt vấn đề ở
    trên là hết sức cần thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn. Với cách tiếp cận như trên,
    nghiên cứu sinh quyết định chọn đề tài: Nâng cao sức cạnh tranh của các DNDL tại
    khu vực tam giác tăng trưởng kinh tế phía Bắc (Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh) cho
    luận án tiến sỹ khoa học kinh tế của mình.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Mục đích nghiên cứu của luận án là tìm ra các giải pháp được luận giải và
    phân tích khoa học nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các DNDL tại khu vực tam
    giác tăng trưởng kinh tế phía Bắc (Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh).
    Từ mục đích trên, luận án có các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau:
    - Hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về sức cạnh tranh của DNDL, các
    yếu tố tạo lập và các yếu tố ảnh hưởng cũng như phương pháp và các tiêu chí đánh
    giá sức cạnh tranh của các DNDL.
    2
    - Kết hợp với việc khảo sát, phân tích thực trạng sức cạnh tranh của các DNDL
    tại khu vực tam giác tăng trưởng kinh tế phía Bắc (Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh)
    để chỉ ra các ưu nhược điểm và nguyên nhân.
    - Đưa ra các giải pháp dưới góc độ tiếp cận của marketing nhằm nâng cao sức
    cạnh tranh của các DNDL tại khu vực tam giác tăng trưởng kinh tế phía Bắc (Hà
    Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh) đến năm 2020.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận án là các yếu tố cấu thành và các nhân tố ảnh
    hưởng đến sức cạnh tranh của các DNDL.
    Phạm vi nghiên cứu: việc nâng cao sức cạnh tranh có thể được thực hiện thông
    qua rất nhiều cách tiếp cận ở các môn học khác nhau, nhưng trong đề tài chỉ tập
    trung nghiên cứu các giải pháp dưới góc độ tiếp cận marketing kinh doanh. Giới
    hạn nghiên cứu đề tài trên địa bàn 3 tỉnh, thành phố là 3 đỉnh tam giác tăng trưởng
    kinh tế phía Bắc (Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh), luận án sẽ tiến hành nghiên cứu
    một số DNDL điển hình đại diện cho các nhóm tiêu biểu . Thời gian nghiên cứu
    chủ yếu từ năm 2004 đến nay.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    - Luận án sử dụng các phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
    duy vật lịch sử, phương pháp tiếp cận hệ thống
    - Những phương pháp nghiên cứu cụ thể là: các phương pháp thống kê,
    phương pháp điều tra phỏng vấn, các phương pháp toán, phân tích, phương pháp
    chuyên gia và mô hình hoá
    5. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Trên thế giới có các công trình của các tác giả nghiên cứu về cạnh tranh và
    chiến lược cạnh tranh như: M.Porter, Day & Winsley, P.Kotler thường là các
    chương trong các giáo trình và tài liệu tham khảo.
    ở nước ta đã có 1 số công trình nghiên cứu nhưng chỉ đề cập tới khía cạnh lý
    luận hoặc là những mặt riêng lẻ liên quan đến đề tài. Tuy nhiên, các đề tài thường
    chỉ tập trung vào các giải pháp marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các
    loại hình khách sạn hoặc các công ty lữ hành. Việc chọn đề tài của luận án không
    trùng với công trình nghiên cứu nào đã được thực hiện trước đó.
    3
    6. Đóng góp mới của luận án:
    - Góp phần phát triển lý luận cơ bản về cạnh tranh và sức cạnh tranh của các
    doanh nghiệp du lịch; xây dựng phương pháp luận, các tiêu chí đánh giá sức cạnh
    tranh của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam.
    - Khảo sát và đánh giá thực trạng thông qua khảo sát và phỏng vấn chuyên gia
    về sức cạnh tranh của 240 doanh nghiệp du lịch tại khu vực tam giác tăng trưởng
    kinh tế phía Bắc. Từ đó chỉ ra những lợi thế, những hạn chế cạnh tranh và đánh giá
    về hoạt động nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch tại khu vực
    này.
    - Đề xuất các nhóm giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các
    doanh nghiệp du lịch tại khu vực tam giác tăng trưởng kinh tế phía Bắc. Bao gồm:
    nhóm các giải pháp marketing, nhóm các giải pháp phi marketing và nhóm các giải
    pháp phát triển liên kết du lịch tại khu vực tam giác tăng trưởng kinh tế phía Bắc.
    7. Kết cấu luận án
    Với mục đích nghiên cứu, giới hạn và phương pháp nghiên cứu ở trên, luận án
    được cơ cấu thành 3 chương như sau:
    Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về sức cạnh tranh của các DNDL theo
    tiếp cận marketing kinh doanh
    Chương 2: Thực trạng sức cạnh tranh và nâng cao sức cạnh tranh của các DNDL tại
    khu vực tam giác tăng trưởng kinh tế phía Bắc
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các DNDL tại khu
    vực tam giác tăng trưởng kinh tế phía Bắc đến năm 2020
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...