Luận Văn Nâng cao sức cạnh tranh cho giầy dép Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤCDanh mục các chữ viết tắt
    Danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ
    LỜI MỞ ĐẦU
    1
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HOÁ .

    3
    1.1. Tổng quan về cạnh tranh .
    3
    1.1.1. Khái niệm cạnh tranh .
    3
    1.1.2. Phân loại cạnh tranh
    6
    1.1.3. Vai trò của cạnh tranh
    7
    1.2. Sức cạnh tranh của hàng hoá .
    9
    1.2.1. Khái niệm .
    9
    1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hoá .
    9
    1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá .
    11
    1.2.4. Các công cụ cạnh tranh .
    14
    1.3. Sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hoá xuất khẩu
    17
    1.3.1. Đối với doanh nghiệp
    17
    1.3.2. Đối với nền kinh tế quốc dân
    18
    1.3.3. Đối với xã hội
    19
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỨC CẠNH TRANH CỦA GIẦY DÉP VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG HOA KỲ

    20
    2.1. Tổng quan về thị trường Hoa Kỳ
    20
    2.1.1. Khái quát về nền kinh tế Hoa Kỳ
    20
    2.1.2. Đặc điểm của thị trường Hoa Kỳ
    21
    2.1.3. Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ .
    27
    2.1.4. Thị trường giầy dép Hoa Kỳ
    31
    2.1.4.1. Tình hình sản xuất
    31
    2.1.4.2. Tình hình tiêu thụ
    32
    2.1.4.3. Quy định của Hoa Kỳ về nhập khẩu giày dép .
    32
    2.2. Tình hình chung về xuất khẩu giầy dép của Việt Nam .
    35
    2.2.1. Ngành giầy dép Việt Nam
    35
    2.2.2. Vai trò của Hiệp hội Da giầy Việt Nam .
    37
    2.2.3. Các thị trường cho giầy dép xuất khẩu Việt Nam
    40
    2.2.3.1. Thị trường EU .
    40
    2.2.3.2. Thị trường Hoa Kỳ
    41
    2.2.3.3. Thị trường Mêhicô .
    42
    2.2.3.4. Thị trường Nhật Bản .
    42
    2.2.3.5. Thị trường châu Phi
    43
    2.2.3.6. Các thị trường khác
    44
    2.3. Phân tích sức cạnh tranh của giầy dép Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ
    45
    2.3.1. Sản lượng và doanh thu xuất khẩu
    45
    2.3.2. Thị phần của hàng hoá
    48
    2.3.3. Giá bán hàng hoá
    49
    2.4. Đánh giá sức cạnh tranh của giầy dép Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ
    51
    2.4.1. Ưu điểm .
    51
    2.4.1.1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tăng lên rõ rệt
    51
    2.4.1.2. Các mặt hàng ngày càng đa dạng .
    53
    2.4.1.3. Chất lượng sản phẩm được nâng cao
    54
    2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân .
    55
    2.4.2.1. Hạn chế
    55
    2.4.2.2. Nguyên nhân
    57
    CHƯƠNG III : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CHO GIẦY DÉP VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG HOA KỲ .

    60
    3.1. Cơ hội và thách thức đối với giầy dép xuất khẩu Việt Nam
    60
    3.1.1. Cơ hội .
    60
    3.1.2. Thách thức
    63
    3.2. Định hướng phát triển ngành giầy dép
    67
    3.3. Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh cho giầy dép Việt Nam
    69
    3.3.1. Giải pháp từ phía Chính phủ .
    69
    3.3.1.1. Giải pháp về đầu tư
    69
    3.3.1.2. Các giải pháp cung ứng nguyên liệu .
    70
    3.3.1.3. Giải pháp tổ chức quản lý và phát triển nguồn nhân lực .
    71
    3.3.1.4. Nâng cao vai trò của hiệp hội Da giầy Việt Nam
    72
    3.3.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp .
    73
    3.3.2.1. Tăng lượng xuất khẩu trực tiếp .
    73
    3.3.2.2. Đa dạng hoá mẫu mã .
    74
    3.3.2.3. Thực hiện tốt quan hệ công chúng .
    75
    3.2.3.4. Tăng cường xúc tiến thương mại .
    76
    3.2.3.5. Xây dựng thương hiệu cho giầy dép Việt Nam .
    76
    KẾT LUẬN
    80
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .
    81





    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam luôn tăng trưởng ổn định ở mức cao và được đánh giá là “ngôi sao đang lên ở Châu Á”. Nước ta đang tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế với phương châm “đa dạng hoá thị trường, đa phương hoá mối quan hệ kinh tế”. Trong bối cảnh hội nhập, hoạt động xuất nhập khẩu của các nước là thước đo đánh giá kết quả của quá trình hội nhập và phát triển trong mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các quốc gia. Thông qua hoạt động xuất khẩu, các quốc gia thể hiện được những lợi thế so sánh của mình . Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO với nhiều cơ hội nhưng cũng ẩn chứa nhiều thách thức mới. Vì vậy, đẩy mạnh xuất khẩu sẽ tạo cho Việt Nam phát huy được lợi thế so sánh của mình, tạo điều kiện cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
    Trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, giầy dép luôn là mặt hàng chủ chốt – không chỉ chiếm tỷ trọng cao mà còn liên tục tăng trưởng theo từng năm. Ngành công nghiệp giầy dép Việt Nam là một trong những ngành công nghiệp có thiên hướng xuất khẩu điển hình, chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của hàng hoá Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam một trong 10 nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu giầy dép với sản phẩm có mặt ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là EU và Hoa Kỳ.
    Tuy nhiên, thách thức đối với giầy dép xuất khẩu Việt Nam hiện nay trên thị trường Hoa Kỳ nói riêng và thị trường thế giới nói chung là sức cạnh tranh chưa cao. Sản phẩm đang bị cạnh tranh gay gắt bởi các đối thủ như Trung Quốc, Braxin, Indonesia. Nhận thức được đây là một vấn đề cấp thiết nên em đã chọn đề tài “Nâng cao sức cạnh tranh cho giầy dép Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ ” là đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp.

    2. Mục đích nghiên cứu của luận văn
    Luận văn đi sâu vào phân tích những thành công và hạn chế, đánh giá những ưu điểm và nhược điểm trong nâng cao sức cạnh tranh cho giầy dép Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp cụ thể để nâng cao sức cạnh tranh cho giầy dép xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
    Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm giầy dép của Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ, không xem xét sự cạnh tranh trên thị trường nội địa cũng như trong nội bộ ngành.
    Luận văn tập trung nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Để thực hiện luận văn này, em đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp, đánh giá, các bảng biểu và số liệu để minh hoạ.
    5. Kết cấu luận văn
    Trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu trên, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và sức cạnh tranh của hàng hóa
    Chương 2: Thực trạng sức cạnh tranh của giầy dép Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ.
    Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao sức cạnh tranh cho giầy dép Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...