Thạc Sĩ Nâng cao sự hài lòng của người dân về công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận 9 tp. Hồ chí mi

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 1/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN VỀ CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 9 TP. HỒ CHÍ MINH
    Định dạng file word

    MỤC LỤC

    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
    DANH MỤC CÁC BẢNG
    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
    MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG 1: CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG VÀ LÝ
    THUYẾT VỀ SỰ HÀI LÒNG
    1.1. Một số vấn đề liên quan đến giải phóng mặt bằng
    1.1.1. Giải phóng mặt bằng và một số khái niệm liên quan
    1.1.2. Vai trò của các cấp chính quyền trong công tác giải phóng
    mặt bằng
    1.1.3. Lý thuyết hệ thống áp dụng cho việc giải tỏa, di dời, tái định cư
    1.1.4. Những khuyến cáo của các tổ chức quốc tế trong quá trình
    GPMB
    1.2 Cơ sở pháp lý và quy trình giải phóng mặt bằng
    1.2.1 Cơ sở pháp lý liên quan đến giải phóng mặt bằng
    1.2.2 Quy trình giải phóng mặt bằng
    1.3. Sự hài lòng về công tác giải phóng mặt bằng và mô hình nghiên cứu
    1.3.1. Sự hài lòng về công tác giải phóng mặt bằng
    1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về công tác giải phóng
    mặt bằng
    1.3.3. Mô hình nghiên cứu
    1.4. Tóm tắt chương 1
    CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN VỀ
    CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 9
    2.1. Khái quát về công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn Quận 9
    2.1.1. Khái quát về Quận 9
    2.1.2. Khái quát về Ban bồi thường – GPMB Quận 9
    2.1.3. Công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn Quận 9 năm 2010
    và 2011
    2.2. Khảo sát sự hài lòng về công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn
    Quận 9
    2.2.1 Thành phần của thang đo
    2.2.2. Diễn đạt và mã hóa thang đo
    2.2.3. Mẫu điều tra
    2.2.4. Kiểm định độ tin cậy của thang đo
    2.3. Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về công tác
    giải phóng mặt bằng trên địa bàn Quận 9
    2.3.1. Phân tích nhân tố và kiểm định mô hình nghiên cứu
    2.3.2. Mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng với sự hài lòng
    2.3.3. Đo lường đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng và sự hài lòng
    2.3.4. Phân tích sự khác biệt về sự hài lòng giữa các đối tượng bị
    giải phóng mặt bằng
    2.4. Tóm tắt chương 2
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI
    DÂN VỀ CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN
    QUẬN 9
    3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác GPMB trên địa bàn Quận 9 và
    kinh nghiệm về công tác GPMB ở một số địa phương
    3.1.1. Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất
    3.1.2. Thị trường bất động sản
    3.1.3. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
    3.1.4. Định hướng công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn Quận 9
    3.1.5. Kinh nghiệm về công tác GPMB ở một số địa phương
    3.2. Các giải pháp cho Ban bồi thường – Giải phóng mặt bằng Quận 9
    3.2.1. Tiếp tục hòan thiện quy trình, thủ tục GPMB trên địa bàn
    Quận 9
    3.2.2. Thực hiện chính sách và áp giá bồi thường phù hợp
    3.2.3. Thực hiện tốt chính sách tái định cư
    3.2.4. Tăng cường cải cách thi hành thủ tục hành chính, đẩy mạnh
    tuyên truyền và nâng cao năng lực đội ngũ CB, NV làm công
    tác GPMB
    3.3. Kiến nghị
    3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước
    3.3.2. Kiến nghị với UBND TP. Hồ chí Minh
    3.3.3. Kiến nghị với UBND Quận và chính quyền các cấp trong
    Quận 9
    3.4. Tóm tắt chương 3
    KẾT LUẬN
    DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    TÓM TẮT

    1. GIỚI THIỆU
    Công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) là vấn đề hết sức phức tạp, đòi hỏi
    phải giải quyết hài hòa lợi ích của Nhà nước, chủ đầu tư và người dân. Vì vậy tác
    giả chọn vấn đề “nâng cao sự hài lòng về công tác GPMB của người dân của người
    dân trên địa bàn Quận 9 - TP. Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn thạc sỹ.
    Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng
    đến sự hài lòng v ề công tác GPMB trên địa bàn Quận 9 - TP. Hồ Chí Minh để từ đó
    đề ra các giải pháp, kiến nghị để nâng cao sự hài lòng khi họ bị GPMB.

    2. NỘI DUNG
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn được tổ
    chức thành 3 chương:
    Chương 1: Công tác giải phóng mặt bằng và lý thuyết về sự hài lòng
    1.1. Một số vấn đề liên quan đến giải phóng mặt bằng
    1.2. Cơ sở pháp lý và quy trình giải phóng mặt bằng
    1.3. Sự hài lòng về công tác giải phóng mặt bằng và mô hình nghiên cứu
    Chương 2: Phân tích sự hài lòng về công tác giải phóng mặt bằng trên
    địa bàn Quận 9
    2.1. Khái quát về công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn Quận 9
    2.2. Thang đo lường và mẫu điều tra
    2.3. Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về công tác giải
    phóng mặt bằng trên địa bàn Quận 9
    Chương 3: Giải pháp nâng cao sự hài lòng về công tác giải phóng mặt bằng
    trên địa bàn Quận 9
    3.1. Các yếu tố ảnh hưởng và định hướng công tác GPMB trên địa bàn Quận 9
    3.2. Các giải pháp cho Ban bồi thường – Giải phóng mặt bằng Quận 9
    3.3. Kiến nghị
    3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
    1) Hệ thống cơ sở lý luận về công tác GPMB và lý thuyết về sự hài lòng đối
    với công tác GPMB. Từ đó rút ra 4 nhóm yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự hài lòng
    về công tác GPMB là: 1) Quy trình thủ tục GPMB; 2) Mức giá đền bù khi GPMB;
    3) Chính sách tái định cư khi GPMB và 4) Công tác thi hành thủ tục hành chính của
    cán bộ - nhân viên (CB – NV) làm công tác GPMB.
    2) Phân tích sự hài lòng về công tác GPMB trên địa bàn quận 9 – TP. Hồ
    Chí Minh. Kết quả phân tích cho thấy sự hài lòng về công tác GPMB tại địa bàn
    Quận 9 chịu tác động nhiều nhất bởi nhân tố “Chính sách tái định cư”, tiếp đến là
    “Giá đền bù khi GPMB”, “Quy trình thủ tục GPMB” và cuối cùng là “Thi hành thủ
    tục hành chính của CB - NV làm công tác GPMB”. Sự hài lòng về công tác GPMB
    trên địa bàn Quận 9 còn khá thấp, đặc biệt là sự hài lòng về quy trình, thủ tục
    GPMB và sự hài lòng về công tác thi hành thủ tục hành chính của CB - NV làm
    công tác GPMB.
    3) Đề ra 4 nhóm giải pháp cho Ban BT – GPMB để nâng cao sự hài lòng về
    công tác GPMB của người dân của người dântrên địa bàn Quận 9: Thứ nhất, tiếp
    tục hòan thiện quy trình, thủ tục GPMB trên địa bàn Quận 9; Thứ hai, thực hiện
    chính sách và áp giá bồi thường phù hợp; Thứ ba, thực hiện tốt chính sách tái định
    cư; thứ tư , tăng cường cải cách thi hành thủ tục hành chính, đẩy mạnh tuyên truyền
    và nâng cao năng lực đội ngũ CB, NV làm công tác GPMB.
    4. KẾT LUẬN
    Việc nghiên cứu các giải pháp nâng cao sự hài lòng về công tác GPMB của
    người dân trên địa bàn Quận 9 - TP. Hồ Chí Minh là hết sức cần thiết. Bằng các
    phương pháp nghiên cứu khoa học, luận văn đã hệ thống cơ sở lý luận về công tác
    GPMB và lý thuyết về sự hài lòng đối với công tác GPMB, phân tích sự hài lòng về
    công tác GPMB và đề ra các giải pháp nâng cao sự hài lòng về công tác GPMB của
    người dântrên địa bàn Quận 9 – TP. Hồ Chí Minh.
    ABSTRACT

    1. INTRODUCTION
    Clearance work is very complex problem that requires solving harmonizing
    the interests of the State, investors and residents. So authors selected issues
    "increase the satisfaction of the clearance in the area of District 9 - Ho Chi Minh
    City" as the subject master's thesis.
    The research objective of the research is to understand and analyze the
    factors affecting the satisfaction of the clearance in the area of District 9 - Ho Chi
    Minh City from which to find out solutions, reviews recommendations to improve
    the satisfaction they get clearance.

    2. CONTENTS
    Besides an introduction, conclusion, appendices and references, thesis is
    organized into three chapters:
    Chapter 1: The clearance and the theory of satisfaction
    1.1. Some issues related to clearance
    1.2. Legal basis and clearance process
    1.3. Satisfaction with the work of clearance and research models
    Chapter 2: Analysis of satisfaction about the work of clearance in the
    area of District 9
    2.1. Overview of the clearance work in the area of District 9
    2.2. Scales of measurement and sample
    2.3. The results of analysis of factors affecting the satisfaction of the
    clearance in the area of District 9
    Chapter 3: Solutions improve the satisfaction of the clearance in the
    area of District 9
    3.1. The factors and orientation of clearance in the area of District 9
    3.2. The solution to the compensation board - Clearance of District 9
    3.3. Recommendations
    3. RESULTS AND DISCUSSION
    1) System theory on the basis of the clearance and the theory of satisfaction
    with the work of clearance and draw 4 main groups of factors affecting the
    satisfaction of the clearance: 1) The process of clearance procedures; 2) The rates of
    compensation for ground clearance; 3) Resettlement policy clearance; 4) The
    procedures for administrative enforcement of the staff-employees working
    clearance.
    2) Analysis of satisfaction about the work of clearance on District 9 - Ho Chi
    Minh City. Analysis results show that satisfaction with the work of clearance at the
    District 9 area most affected by the use of "resettlement policy", followed by the
    "Compensation when clearance", "Process clearance procedures" and finally
    "Execution of the administrative procedures of the staff - employees working
    clearance". Satisfaction with clearance work in the area of District 9 is relatively
    low, especially satisfaction with process and procedures for clearance and the
    satisfaction of the administrative enforcement of civil procedure - staff working
    clearance.
    3) Propose four groups of solutions for Compensation - Clearance Board to
    improve the satisfaction of the clearance in the area of District 9: First, continue to
    perfect the process and procedures for release premises in the area of District 9;
    Second, implementation of policies and apply appropriate rates of compensation;

    Third, implement resettlement policy;
    Fouth, strengthen the reform of

    administrative procedures to implement, push strong advocacy and capacity
    building staff - employees working clearance.
    4. CONCLUSION
    An examination of measures to improve the satisfaction of the clearance in
    the area of District 9 - Ho Chi Minh City is necessary. By the methods of scientific
    research, the thesis has a theoretical foundation system for the clearance and the
    theory of satisfaction with the work of clearance, analysis of the satisfaction of the
    award clearance and suggest measures to improve the satisfaction of the clearance
    in the area of District 9 - Ho Chi Minh City.

    MỞ ĐẦU


    1. Sự cần thiết của đề tài
    Trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay, để đất nước phát triển
    đúng theo định hướng, đồng thời phát triển kịp nhịp độ phát triển của thế giới. Hầu
    như tất cả các nước trên thế giới trong quá trình phát triển, xây dựng đất nước luôn
    đòi hỏi phải xem trọng các lĩnh vực phát triển như: cơ sở hạ tầng, cụm công nghiệp,
    quản trị tài chính, sản xuất, maketing, hành chính, nhân sự trong đó phát triển cơ
    sở hạ tầng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển, nó mang
    tính quyết định cho sự thành công hay thất bại cho một đất nước. Để đáp ứng nhu
    cầu phát triển cơ sở hạ tầng đúng theo tiến độ dự kiến như hiện nay, công tác giải
    tỏa thu hồi đất để thực hiện dự án là bài toán cấp thiết giải quyết nhu cầu phát triển
    cơ sở hạ tầng.
    Hiện nay, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) là vấn đề hết sức nhạy cảm
    và phức tạp tác động mạnh tới mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội của người dân và
    cộng đồng dân cư. Nếu trong quá trình thực hiện, giải quyết không tốt, không thỏa
    đáng quyền lợi người có đất bị thu hồi (hoặc ảnh hưởng khi thu hồi) dể xảy ra
    những khiếu kiện, có thể dẫn đến khiếu kiện tập thể, gây mất an ninh, mất trật tự,
    làm cho bất ổn xã hội. Điều này, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ thi công
    các công trình, có thể phải kéo dài thời gian thực hiện hay còn gọi là “quy hoạch
    treo” thời gian kéo dài từ năm bảy năm, đôi khi còn kéo dài hàng chục năm mà
    chưa giải phóng được mặt bằng. Dẫn đến các tình trạng xấu có thể xảy ra như: các
    tiêu cực nảy sinh, chất lượng công trình giảm sút, giá thành đội lên, sự trượt giá của
    đồng tiền cuối cùng thiệt hại nhiều nhất vẫn thuộc về ông nhà nước (chủ yếu là
    thâm hụt thêm ngân sách). Nguyên nhân do đâu xảy ra những vấn đề trên? Biện
    pháp khắc phục cụ thể như thế nào?
    Từ những kiến thức được trang bị trong quá trình học tập tại trường đại học
    Kỹ thuật Công nghệ Thành phố (TP.) Hồ Chí Minh, với mong muốn góp phần nâng
    cao hiệu quả thực hiện công tác bồi thường giải tỏa, tôi chọn đề tài “Nâng cao sự
    hài lòng về công tác GPMB của người dân trên địa bàn Quận 9 - TP. Hồ Chí
    Minh” để làm Luận văn tốt nghiệp cho mình.

    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
    Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng
    đến sự hài lòng v ề công tác GPMB trên địa bàn Quận 9 - TP. Hồ Chí Minh để từ đó
    đề ra các giải pháp, kiến nghị để nâng cao sự hài lòng khi họ bị GPMB. Để thực
    hiện mục tiêu nghiên cứu trên, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là:

    -
    Cơ sở lý luận về công tác GPMB và lý thuyết về sự hài lòng về công tác

    GPMB là gì? Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự hài lòng v ề công tác GPMB?

    -
    Mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng với sự hài lòng

    về công tác GPMB tại Quận 9 như thế nào?

    -
    Đánh giá của những người bị giải tỏa, bồi thường (BT), GPMB về các

    công tác GPMB trên địa bàn Quận 9 - TP. Hồ Chí Minh như thế nào?

    -
    Có sự đánh giá khác biệt nào về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng v ề

    công tác GPMB tại Quận 9 giữa diện tích bị thu hồi hay thời gian bị thu hồi hay
    không?

    -
    Làm thế nào để tăng sự hài lòng với sự hài lòng của tổ chức, cá nhân v ề

    công tác GPMB tại Quận 9?
    Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu trên, luận văn có nhiệm vụ thực hiện các
    nhiệm vụ nghiên cứu sau:
    Thứ nhất, hệ thống cơ sở lý luận về công tác GPMB và lý thuyết về sự hài
    lòng đối với công tác GPMB, đặc biệt là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài
    lòng về công tác GPMB.
    Thứ hai, phân tích sự hài lòng về công tác GPMB trên địa bàn quận 9 – TP.
    Hồ Chí Minh như: Kiểm định và thiết lập mối quan hệ giữa sự hài lòng với các yếu
    tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về công tác GPMB; Đo lường đánh giá của các tổ
    chức, cá nhân về những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng đối với công tác GPMB
    trên địa bàn Quận 9; Phân tích sự khác biệt về sự hài lòng về công tác GPMB trên
    địa bàn Quận 9 giữa các diện tích thu hồi và thời gian thu hồi.
    Thứ ba, đề xuất các chính sách/giải pháp để tăng sự hài lòng của tổ chức, cá
    nhân khi họ bị giải tỏa, bồi thường và GPMB trên địa bàm Quận 9.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yế u t ố ảnh hưởng đến sự hài lòng và
    sự hài lòng về công tác BT - GPMB.
    Phạm vi nghiên cứu: Trên địa bàn Quận 9 – TP. Hồ Chí Minh.

    4. Phương pháp nghiên cứu
    Để thực hiện mục tiêu và các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, luận văn sử
    dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp phương pháp nghiên cứu định
    lượng.
    Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện nhằm tìm ra yếu tố ảnh
    hưởng đến sự hài lòng về công tác bồi thường, GPMB thông qua kỹ thuật phân tích
    dữ liệu thứ cấp và thảo luận. Từ đó xây dựng nên thang đo lường và bản câu hỏi
    khảo sát. Dữ liệu được thực hiện trong phương pháp này gồm cả dữ liệu thứ cấp và
    sơ cấp. Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nghiên cứu trước đây và báo cáo
    chuyên ngành để hình thành nên khung lý thuyết cho đề tài nghiên cứu. Dựa trên
    khung lý thuyết này, các dữ liệu sơ cấp được thu thập từ việc thảo luận nhóm và lấy
    ý kiến chuyên gia để hình xây dựng nên thang đo sơ bộ cho vấn đề nghiên cứu.
    Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện nhằm đo lường các yếu
    tố ảnh hưởng mức độ hài lòng và đánh giá mức độ hài lòng cũng như phân tích mối
    quan hệ giữa chúng về công tác bồi thường, GPMB trên địa bàn Quận 9 – TP. Hồ
    Chí Minh. Dữ liệu được thực hiện trong phương pháp là dữ liệu sơ cấp được thu
    thập thông qua bảng câu hỏi điều tra. Các ý kiến được đo lường bằng thang điểm
    Likert từ 1 điểm (thể hiện ý kiến cho rằng họ hoàn toàn không hài lòng) cho đến 5
    điểm (thể hiện sự hoàn toàn hài lòng). Quy mô mẫu dự kiến là 150 người. Phương
    pháp chọn mẫu được sử dụng là phương pháp thuận tiện. Thang đo sẽ được kiểm
    định từ dữ liệu thu thập được qua hệ số corobach alpha. Dữ liệu sẽ được phân tích
    và xử lý số liệu qua mềm SPSS 16.0 qua các phương pháp phân tích số liệu như
    thống kê, mô tả các biến, kiểm định sự khác biệt các trung bình, phân tích nhân tố,
    phân tích hồi quy
    5. Bố cục của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 17 bảng
    biểu, 4 hình vẽ đồ thị và được tổ chức thành 3 chương sau đây:
    Chương 1: Công tác GPMB và lý thuyết về sự hài lòng.
    Chương 2: Phân tích sự hài lòng về công tác GPMB trên địa bàn Quận 9.
    Chương 3: Giải pháp nâng cao sự hài lòng về công tác GPMB của người dân
    trên địa bàn Quận 9.

    CHƯƠNG 1: CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG VÀ LÝ
    THUYẾT VỀ SỰ HÀI LÕNG


    1.1. Một số vấn đề liên quan đến giải phóng mặt bằng

    1.1.1. Giải phóng mặt bằng và một số khái niệm liên quan

    1.1.1.1. Giải phóng mặt bằng
    Trong quá trình phát triển đất nước, luôn diễn ra quá trình phân bổ lại đất đai
    cho các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh. Khi các
    ngành sản xuất công nghiệp, giao thông, du lịch, giáo dục, dịch vụ, thương mại
    tăng dần tỷ trọng trong tổng sản phẩm thu nhập quốc dân (GDP) thì việc chuyển
    mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất làm nhà ở sang đất
    chuyên dùng sử dụng vào các mục đích công nghiệp, giao thông, du lịch, thương
    mại là điều tất yếu và diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Một quốc gia ngày càng phát
    triển thì tỷ lệ đất chuyên dùng ngày càng cao và tỷ lệ đất nông nghiệp càng thấp.
    Các yêu cầu ngày càng hoàn thiện về cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật (hệ thống cấp
    thoát nước, hệ thống giao thông, hệ thống tải điện) cơ sở hạ tầng xã hội (bệnh viện,
    trường học, khu vui chơi giải trí thể dục thể thao) cơ sỡ sản xuất và mở rộng đô
    thị . đều dẫn đến đền bù GPMB ngày càng phức tạp, khó khăn và rất dễ gây ra
    nhiều tổn thất, nhất là trong các trường hợp không tự nguyện. Vấn đề đặt ra là Nhà
    Nước cần có quy hoạch, kế hoạch để sử dụng đất một cách khoa học, phù hợp, đồng
    thời cần có những chính sách quy định để vừa đảm bảo quyền lợi chung của xã hội
    lại vừa đảm bảo được quyền lợi hợp pháp của người có đất bị Nhà nước thu hồi để
    sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
    Quá trình thực hiện bồi thường, GPMB để thực hiên các dự án xây dựng
    luôn phải giải quyết dung hoà mâu thuẫn về lợi ích của hai nhóm đối tượng: 1)
    Người được giao đất (trong đó có cả cơ quan nhà nước) luôn tìm cách giảm chi phí
    bồi thường GPMB nhằm hạ giá thành xây dựng, tiết kiệm chi phí sản xuất; 2)
    Người bị thu hồi đất luôn đòi hỏi được trả một khoản bồi thường “càng nhiều càng
    tốt” mà trước hết phải là thoả đáng, mặt khác trong nội bộ những người được đền
    bù có người chấp hành tốt chính sách pháp luật đất đai của Nhà nước, có người
    chấp hành chưa tốt, do đó đòi hỏi phải xử lý sao cho công bằng cũng là một việc hết
    sức khó khăn. Vì vậy có thể coi GPMB cũng có thể được hiểu là công việc đầu tiên
    và là cũng là khâu khó nhất trong quá trình thực hiện dự án đầu tư. GPMB nó làm
    nhiệm vụ giải quyết mâu thuẫn quyền lợi giữa người bị thu hồi đất và các chủ dự án
    đầu tư.
    Trong đề tài này tác giả sử dụng GPMB là một khái niệm suy rộng của công
    tác thu hồi đất phục vụ quốc phòng an ninh và các dự án phát triển kinh tế- xã hội.
    Nó bao gồm các công đoạn từ bồi thường cho đối tượng sử dụng đất giải toả các
    công trình trên đất, di chuyển người tạo mặt bằng cho triển khai dự án đến việc hỗ
    trợ cho người bị thu hồi đất, tái tạo lại chỗ ở, việc làm, thu nhập, ổn định cuộc
    sống.
    Vấn đề đền bù giải phóng là vấn đề vừa có tính thời sự vừa có tính cấp bách
    của phát triển mà nhiều nước đang phải đương đầu. Bài học từ các nước phát triển
    dạy rằng nếu xem nhẹ vấn đề này trong tính toán đầu tư phát triển thì không chỉ làm
    tăng giá thành mà còn để lại nhiều hậu quả xă hội nặng nề không thể xử lý được
    bằng tiền. Riêng đối với việt nam và nhất là trong những năm gần đây vấn đề trở
    thành trung tâm của dư luận, là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các
    nhà hoạt động chính sách, nhà quản lý, nhà đầu tư. Thực tiễn chứng minh rằng làm
    tốt công tác đền bù GPMB không chỉ tạo được môi trường thông thoáng cho phát
    triển thu hút được đầu tư mà còn góp phần làm mạnh nhiều quan hệ xã hội, cũng cố
    được lòng tin của nhân dân khắc phục được tệ quan liêu chống tham nhũng .

    DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO


    Tiếng Việt
    1. Ban BT – GPMB (2009), “Báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm kê, bồi
    thường, tái định cư và giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn quận 9 trong
    năm 2011”, tháng 12/2011.
    2. Ban BT – GPMB (2009), “Báo cáo tiến độ kiểm kê, bồi thường, tái định cư và
    giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn quận 9 trong năm 2009”, tháng
    12/2009.
    3. Ban BT – GPMB (2010), “Báo cáo tiến độ kiểm kê, bồi thường, tái định cư và
    giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn quận 9 trong năm 2010”, tháng
    12/2010.
    4. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiêncứu
    với SPSS, Nhà xuất bản thống kê TPHCM.
    5. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005). Phân tích dữ liệu nghiên cứu
    SPSS. NXB Thống kê.
    6. Nguyễn Đình Thọ và các cộng sự (2003), Đo lường chất lượng dịch vụ vui chơi
    giải trí ngoài trời, CS2003-19 Trường Đại học Kinh Tế, TPHCM.
    7. Nguyễn Hoàng Châu (2004), Mối quan hệ giữa chất lượng đào tạo sau đạihọc
    và sự thỏa mãn về đào tạo của học viên ở Việt nam, Đại học Bách Khoa, Thành
    phố Hồ Chí Minh.
    8. Trần Tự Đức (2010), một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải phóng
    mặt bằng trên địa bàn TP. Hà nội, Trường Đại học Kinh Tế quốc dân – Hà nội
    9. http://www.pso.hochiminhcity.gov.vn.
    10. http://land.cafef.vn/2009060403144287CA35/quy-hoach-su-dung-dat-quan-9-
    va-huyen-hoc-mon.chn
    11. http://www.quan9.hochiminhcity.gov.vn/quyhoach/lists/posts/post.aspx?
    Tiếng Anh
    12. Bacheket, D. (1995), Measuring Satisfaction; or the Chain, the Tree, and
    the5est, trong Customer Satisfaction Research, Brookes, R. (ed.), ESOMAR.
    13. Bollen, K.A. & R, H Hoyle (1991), Perceived Cohesion: A Conceptual
    andEmpirical Examination, Social Forces, 69 (2): 479-504
    14. Bollen, K.A. (1989), Structural Equations with Latent Variables, New
    York:John Wiley & Sons.
    15. Cronbach, J. L. (1951), Coefficient Alpha and the Internet Structure of
    Tests,Psychometrika, 16 (3): 297-334
    16. Parasuraman, Zeithaml & Leonard.L Berry (1988). SERVQUAL: A multiple –
    item scale for measuring consumer perception of service quality. Journal of
    Retailing. Vol 64 No.1.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...