Luận Văn Nâng cao nhận thức về môi trường cho du khách thông qua việc thiết kế các tuyến du lịch sinh thái ở

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Lan Chip, 30/9/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Lan Chip, 30/9/11
    Chỉnh sửa cuối: 2/10/11
    LỜI GIỚI THIỆU

    du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng là loại hình kinh doanh đặc biệt nhằm thỏa mãn nhu cầu nghĩ dưỡng, tìm tòi, khám phá về thiên nhiên, văn hóa và những vùng đất mới. Trong xã hội công nghiệp, với nhịp độ hoạt động của dân cư và tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng cao, vì vậy con người có xu hướng muốn hòa mình với thiên nhiên nhằm tìm kiếm sự bình yên, trong sạch của môi trường và khám phá những điều mới là. Do đó trở về với thiên nhiên cũng là xu hướng phát triển hiện nay của hoạt động du lịch. du lịch sinh thái không chỉ đưa con người về với thiên nhiên mà còn có những hoạt động nhận thức mạnh mẽ về thiên nhiên và ý thức trách nhiệm đối với xã hội.
    Và việc tham gia du lịch sinh thái của học sinh và sinh viên như một buổi ngoại khóa là những kích thích rất có kết quả cho hoạt động có ý nghĩa về môi trường Nó cung cấp điểm trọng tâm cho các phương pháp học tập có giá trị khó đạt được trong lớp học.
    Nghiên cứu, thiết kế các tuyến du lịch sinh thái mà trọng tâm của nó là cho học sinh và sinh viên nhận biết được tầm quan trọng của môi trường đối với con người, đã góp một phần giải quyết vấn đề môi trường của nước ta hiện nay.
    PHẦN MỞ ĐẦU
    A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Tây Ninh là một trong những tỉnh ở Đông Nam Bộ có nhiều tiềm năng du lịch sinh thái như rừng nguyên sinh phía Bắc, khu vực hệ sinh thái hồ Dầu Tiếng, khu vực hệ sinh thái (HST) dọc sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ. Tây Ninh có những di tích lịch sử gắn liền với truyền thống cách mạng dân tộc, các di tích văn hóa của các tôn giáo cùng với sự hấp dẫn của làng nghề, những vườn cây ăn trái xum xuê hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Thế nhưng, việc phát triển du lịch còn chậm, hiệu quả kinh tế thấp và chưa tương xứng với tiềm năng hiện có.
    Bên cạnh đó, Ở Việt Nam du lịch sinh thái (DLST) – một xu hướng du lịch của thế giới nhằm phát triển du lịch bền vững, vừa bảo tồn tài nguyên du lịch sinh thái (TNDLST), giáo dục môi trường, vừa cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân – là lĩnh vực mới được nghiên cứu từ giữa thập niên 90 của thế kỷ XX. Nhưng thật sự quan tâm chỉ trong những năm gần đây và chủ yếu tập trung nghiên cứu tiềm năng phát triển, quy hoạch khai thác hợp lý TNDLST Hiện nay những đề tài nghiên cứu đi sâu vào từng khía cạnh của du lịch sinh thái vẫn còn ít và đặc biệt là chưa tìm hiểu “Vậy DLST giáo dục bảo vệ môi trường như thế nào?” cũng như làm thế nào để có thể thu hút người tham gia du lịch có thể trở thành khách du lịch sinh thái đúng nghĩa.
    Với mong muốn mọi đối tượng du khách đều có thể tham gia DLST, nâng cao trách nhiệm của mọi người đối với môi trường thiên nhiên cùng với việc góp phần thu hút khách du lịch đến với Tây Ninh, tôi đã mạnh dạn đưa ra đề tài “Nâng cao nhận thức về môi trường cho du khách thông qua việc thiết kế các tuyến du lịch sinh thái ở Tây Ninh”.

    B. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    Mục tiêu tổng quát của đề tài nhằm đưa ra mô hình tuyến điểm DLST ở Tây Ninh nhằm giáo dục và nâng cao nhận thức về môi trường cho du khách, mà chủ yếu là học sinh và sinh viên. Bởi vì, việc tham gia DLST của học sinh và sinh viên như một buổi ngoại khóa là những kích thích rất có kết quả cho hoạt động có ý nghĩa về môi trường Nó cung cấp điểm trọng tâm cho các phương pháp học tập có giá trị khó đạt được trong lớp học. Những mục tiêu cụ thể được xác định gồm:
     Hệ thống hóa các luận điểm cơ bản về DLST, phân biệt sự khác nhau giữa khách du lịch và khách DLST.
     Kháo sát, đánh giá những khu vực có tiềm năng phát triển DLST ở tỉnh Tây Ninh. Từ đó lựa chọn các địa điểm để thành lập tuyến điểm DLST thích hợp giáo dục môi trường cho du khách.
     Đề xuất những giải pháp để các nhà quản lý lãnh thổ, các nhà điều hành kinh doanh du lịch, hướng dẫn viên có thể dễ dàng truyền đạt những thông tin nhằm giúp nâng cao nhận thức cho du khách thông qua quá trình tham gia tuyến du lịch.
    C. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
    Để đạt được các mục tiêu nêu trên, đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung chính sau đây:
     Tổng quan về các luận điểm DLST, các đối tượng của DLST: khái niệm, đặc trưng cơ bản, những yêu cầu và nguyên tắc tổ chức hoạt động, vai trò của từng đối tượng của DLST, sự khác nhau giữa khách du lịch và khách DLST.
     Khảo sát, đánh giá những khu vực có tiềm năng phát triển DLST trong tỉnh Tây Ninh: Tài nguyên du lịch thiên nhiên (TNDLTN), tài nguyên du lịch nhân văn (TNDLNV), những yếu tố ảnh hưởng, thực trạng hoạt động du lịch của tỉnh.
     Dựa vào đặc trưng riêng của từng điểm DLST mà đưa ra các mục đích cần giáo dục cho học sinh
     Nghiên cứu giải pháp để các nhà quản lý lãnh thổ, các nhà điều hành kinh doanh du lịch, hướng dẫn viên du lịch, cộng đồng tại địa phương có thể dễ dàng truyền đạt những thông tin nhằm giúp nâng cao nhận thức cho du khách thông qua quá trình tham gia tuyến du lịch.
    D. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
     Phương pháp cụ thể
     Thu thập dữ liệu thứ cấp gồm: những tài liệu được xuất bản chính thức, những đề tài nghiên cứu có liên quan, số liệu thống kê, các báo cáo tổng kết của Ủy ban Nhân dân, Sở du lịch và các công ty du lịch.
     Tiến hành khảo sát thực tế, thăm dò ý kiến và phỏng vấn sâu để thu thập dữ liệu sơ cấp.
    ã Khảo sát thực tế địa bàn nghiên cứu sẽ giúp cho việc phát hiện, nhận thức và đánh giá các vấn đề quan tâm một cách xác đáng hơn, kiểm chứng các thông tin đã có, đồng thời tiếp tục thu thập thông tin và phát hiện các vấn đề thực tế mới phát sinh.
    ã Thăm dò ý kiến và phỏng vấn sâu các chuyên gia ở các lĩnh vực chuyên ngành khác nhau, một số hộ dân có và không có tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái về vấn đề đang được quan tâm sẽ giúp cho việc tiếp cận vấn đề được rộng hơn. Kết quả thăm dò, phỏng vấn sâu được bổ sung vào nguồn tư liệu, hỗ trợ cho việc phân tích và đánh giá.
     Phương pháp phân tích tổng hợp
    Trên cơ sở các nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập được, tiến hành biên hội và phân tích tổng hợp các dữ liệu để làm rõ thực trạng du lịch tỉnh Tây Ninh; xây dựng các tuyến DLST thích hợp cho từng mục đích giáo dục.

     Phương pháp bản đồ
    Dùng phương pháp bản đồ để phân tích sự phân bố các địa điểm du lịch, phân bố các tài nguyên và các yếu tố khác ảnh hưởng tới sự phát triển DLST theo lãnh thổ, phân vùng chức năng DLST tại Tây Ninh.
    E. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
     Địa bàn nghiên cứu: Các địa điểm có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở Tỉnh Tây Ninh.
     Thời gian nghiên cứu: từ ngày 1/10 đến ngày 27/12/2006
     Đối tượng du khách nghiên cứu: học sinh và sinh viên.
     Về nội dung: tập trung phân tích xây dựng các tuyến DLST thích hợp cho từng mục đích giáo dục du khách.
    F. SƠ LƯỢC CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
    Trên thế giới trong những năm vừa qua, số lượng du khách đến các khu thiên nhiên ngày một tăng. Xu hướng này đã vượt quá khả năng quy hoạch và quản lý chu đáo. Để giúp thêm kinh nghiệm cho các nhà quy hoạch và quản lý trong lĩnh vực du lịch sinh thái, Hiệp hội du lịch sinh thái đã xuất bản tập sách “du lịch sinh thái: Hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý”. Thông qua các nghiên cứu thực nghiệm, rất nhiều chủ đề đã được đề cập đến trong tập sách này nhằm nêu lên các phương thức tiếp cận quy hoạch và quản lý theo hướng phát triển bền vững và phát huy hết những tính năng tích cực của DLST.
    Ở Việt Nam DLST là lĩnh vực mới được nghiên cứu từ giữa thập niên 90 của thế kỷ XX. Nhưng thực sự quan tâm chỉ trong những năm gần đây. Năm 1999, năm du lịch Việt Nam vì thế lĩnh vực nghiên cứu phục vụ mục đích du lịch vẫn còn hạn chế.
     Trong nhiều năm qua, các côn trình nghiên cứu như “Đánh giá tài nguyên du lịch Việt Nam” do Viện Nghiên cứu và phát triển du lịch chủ trì đã phát họa được bức tranh chung về tiềm năng, hiện trạng và một số xu hướng phát triển du lịch Việt Nam.
     Công trình “Những định hướng lớn về phát triển du lịch Việt Nam theo các vùng lãnh thổ” của Tổng cục du lịch (1993) là một dự án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng tam giác phía Bắc Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, vùng tam giác phía Nam TP.HCM – Biên Hòa – Vũng Tàu và trục Huế – Đà Nẵng.
     Công trình “Thiết kế các tuyến điểm du lịch trong và ngoài TP.HCM đến năm 2010” của công ty du lịch Sàigon Tourist (1995) đã đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, hiện trạng các tuyến điểm du lịch đang khai thác trong và ngoài TP.HCM trong phạm vi bán kính 150km và các tuyến du lịch nước ngoài (outbound) tương đối đầy đủ trên cơ sở khoa học và thực tiễn. Công trình đã thiết kế các điểm, tuyến, cụm du lịch và đề xuất các điểm du lịch cần đầu tư đưa vào khai thác
    Ngoài ra, còn có rất nhiều công trình nghiên cứu, bài báo cáo khoa học đề cập đến tiềm năng phát triển DLST của Việt Nam và các địa phương trong cả nước. Chuyên đề DLST cũng đã được đưa vào giảng dạy ở một số trường đại học có ngành du lịch.
    Liên quan đến việc nghiên cứu và phát triển du lịch sinh thái ở Tây Ninh, đã có nhiều công trình nghiên cứu, báo cáo khoa học, bài báo tập trung giới thiệu tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái ở Tây Ninh như:
     Đề tài nghiên cứu khoa học: Đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Lò Gò Xa Mát –Viện sinh học Nhiệt đới và Vườn Quốc gia LòGò
    – Xamát thực hiện đến tháng 2/2007 hoàn thành
     Điều tra đánh giá hiện trạng và tiềm năng du lịch sinh thái tỉnh Tây Ninh; Đề xuất biện pháp bảo vệ và phát triển du lịch bền vững – Viện sinh học Nhiệt đới thực hiện trong giai đoạn triển khai.
     Quy hoạch tổng thể và phát triển du lịch sinh thái VQG Lò Gò Xa Mát tỉnh Tây Ninh
    Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu vào việc làm như thế nào để giáo dục môi trường, nâng cao nhận thức cho du khách khi tham gia du lịch sinh thái nói chung và du lịch sinh thái tại Tây Ninh nói riêng.
    [charge=600]http://up.4share.vn/f/4c7d757b747f7979/TranThiThanhLoc.rar.file[/charge]
     
Đang tải...