Luận Văn Nâng cao nhận thức người tiêu dùng về hàng hoá việt

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 4/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU . 3

    1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3
    2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 4
    3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 4
    4. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU 5
    5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU . 5
    6. TÍNH MỚI VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI 6
    7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 6
    NỘI DUNG
    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HÀNG HOÁ VIỆT VÀ NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG 6

    1. Tìm hiểu về “hàng hoá Việt” 7
    2. Nhận thức người tiêu dùng . 8
    CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VIỆC MUA CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG, SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP, QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC . 8

    1. Với người tiêu dùng 8
    2. Với doanh nghiệp 10
    3. Với nhà nước 11
    CHƯƠNG 3. NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH NHẬN THỨC VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC NGƯỜI TIÊU DÙNG . 11
    [SUP]1.Nguyên nhân 11[/SUP]

    1. [SUP] Với người tiêu dùng . 12[/SUP]
    2. [SUP] Với doanh nghiệp . 12[/SUP]
    3. [SUP] Với nhà nước 13[/SUP]

    1. [SUP]Giải pháp 13[/SUP]
      1. [SUP]Với người tiêu dùng 13[/SUP]
      2. [SUP]Với doanh nghiệp 13[/SUP]
      3. [SUP]Với nhà nước 14[/SUP]
    [SUP]KẾT LUẬN . 14[/SUP]
    [SUP]THAM KHẢO 15[/SUP]
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
    - Nền kinh tế Việt Nam sau 20 năm đổi mới đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn với những chuyển biến sâu sắc trên tất cả lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội. Quá trình đổi mới bắt đầu từ năm 1986 khi Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện chính sách “đổi mới kinh tế” , đó là chuyển từ nền kinh tế “tự cung tự cấp” sang nền “kinh tế hàng hóa”.Và điều đó đã mở ra hướng phát triển mới khi Việt Nam gia nhập: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995 , diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) năm 1998 , hội nghị thượng đỉnh Á - Âu (ASEM) năm 1996 , tổ chức thương mại quốc tế (WTO) năm 2006 và các tổ chức kinh tế khác .
    - Điều này đã làm thị trường hàng hóa Việt Nam ngày càng phong phú , đa dạng với rất nhiều mặt hàng trong và ngoài nước , vì thế người tiêu dùng Việt Nam có nhiều lựa chọn trong việc mua sắm . Mặt khác , các doanh nghiệp trong nước đứng trước sự cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút nguồn tiêu dùng với doanh nghiệp quốc tế. Là một đất nước với dân số khoảng 80 triệu người , đây chính là nguồn tiêu thụ lớn . Nhưng với nguồn thu nhập bình dân của người dân Việt Nam hiện nay , khó lòng có thể chi trả những mặt hàng mà mình muốn. Vậy tình hình đặt ra phải làm sao để người tiêu dùng vẫn có thể thõa mãn được nhu cầu và đủ sức chi trả ?
    - Nhằm giúp nâng cao ý thức, nhận thức và hành vi tiêu dùng của người Việt Nam trong sử dụng hàng Việt , đề tài : ”Nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về hàng Việt Nam” hi vọng phần nào sẽ chỉ ra những thực trạng về việc tiêu dùng hàng Việt . Qua đó đề xuất một số biện pháp mang tính khả thi nhằm giúp cho các nhà nước thực hiện, để giải quyết những thực trạng khó khăn , thúc đẩy được nguồn tiêu dùng dồi dào. Giúp củng cố và phát triển đất nước .

    1. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:
    Nâng cao nhận thức người tiêu dùng về hàng hoá Việt, đề tài nhằm:
    - Cung cấp cho người tiêu cùng một cái nhìn tổng quan và xác thực nhất về chất lượng hàng hoá Việt cũng như tình trạng sử dụng hàng Việt hiện nay trong toàn thể người tiêu dùng.
    - Đưa ra những kiến nghị để phát triển hàng hoá Việt, về chất lượng, về giá cả và khả năng tiêu dùng.
    - Kêu gọi, vận động người tiêu dùng nêu cao tính dân tộc thông qua việc đẩy mạnh dùng hàng Việt, ưu tiên cho hàng Việt, hạn chế xu hướng “ sính ” hàng ngoại mà thay vào đó là tâm lý dùng “ hàng Việt Nam chất lượng cao ”.

    1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
    - Nhận thức của người tiêu dùng về hàng hoá Việt và nhu cầu sử dụng hàng Việt trong tổng thể các mặt hàng được tiêu dùng.
    - Chiến lược phát triển hàng hoá Việt của các cơ quan, doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, xây dựng được thương hiệu Việt, thúc đẩy kinh tế nước nhà.
    - Chính sách, chủ trương của Nhà nước trong việc phát động đến toàn thể người dân phong trào đẩy mạnh dùng hàng Việt, đặc biệt là cuộc vận động “ Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt “.

    1. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU :
    - Trong phạm vi là một đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên thì đề tài được thực hiện thông qua tìm kiếm thông tin liên quan trên các phương tiện như sách, báo, internet
    - Nguồn thông tin chủ yếu được rút ra từ nghiên cứu hàng Việt ( gần đây ) của Việnnghiên cứu chiến lược và chính sách công nghiệp, kế hoạch triển khai chiến lược “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” của Bộ Công thương phát động năm 2009, số liệu thống kê khảo sát của các doanh nghiệp về tỉ lệ người tiêu dùng hàng Việt hiện nay.

    1. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU :
    Vấn đề tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức, tính chuẩn mực của khái niệm “hàng hóa Việt Nam” riêng trong đề tài và việc thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” rộng khắp sẽ giúp nâng cao nhận thức cộng đồng người tiêu dùng và nâng cao ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp trong nâng cao chất lượng và uy tín sản phẩm thương hiệu hàng Việt Nam; tập trung trí tuệ xã hội và nguồn lực cho việc tạo ra một phong trào rộng lớn, đó là phong trào yêu nước của người Việt Nam, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển; nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ; xây dựng được thương hiệu quốc gia cho nhiều sản phẩm và hàng hóa Việt Nam.

    1. TÍNH MỚI VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI :
    - Với tư cách là những sinh viên khi thực hiện đề tài, chúng tôi cho rằng chính sinh viên là một bộ phận người tiêu dùng hiểu biết, được xem là đối tượng “người tiêu dùng thông minh”, song nhận thức của nhiều sinh viên về hàng hoá Việt vẫn còn rất mù mờ.
    - Một điều phải công nhận là sinh viên đang và sẽ là những nhà tiêu dùng tiềm năng, khi ra trường họ sẽ bắt đầu công việc, có thu nhập và nhu cầu mua sắm ngày càng cao. Đồng thời, với trình độ tri thức của mình, sinh viên sẽ là người tham gia trực tiếp, gián tiếp phổ biến cho các tầng lớp nhân dân khác để cùng ưu tiên dùng hàng Việt trong cuộc sống thường ngày.
    - Vì vậy qua đề tài, các bạn sinh viên có thể hoàn thiện cho mình một nhận thức mới, đúng đắn, tích cực – ưu tiên dùng hàng Việt – biểu hiện rõ nét của lòng yêu nước.

    1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
    - Phương pháp thống kê phân tích tổng hợp.
    - Thống kê phân tích số liệu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...