Tiến Sĩ Nâng cao năng lực thực tiễn của người chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 16/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ
    NĂM 2013

    MỤC LỤC
    Trang
    TRANG PHỤ BÌA 1
    LỜI CAM ĐOAN 2
    MỤC LỤC 3
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4
    MỞ ĐẦU 5
    TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 9
    Chương 1 THỰC CHẤT VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÓ TÍNH QUY LUẬT NÂNG CAO NĂNG LỰC THỰC TIỄN CỦA NGƯỜI CHÍNH TRỊ VIÊN TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 21
    1.1. Thực chất nâng cao năng lực thực tiễn của người chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam 21
    1.2. Một số vấn đề có tính quy luật nâng cao năng lực thực tiễn của người chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam 49
    Chương 2. TÌNH HÌNH VÀ YÊU CẦU NÂNG CAO NĂNG LỰC THỰC TIỄN CỦA NGƯỜI CHÍNH TRỊ VIÊN TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY 69
    2.1. Tình hình nâng cao năng lực thực tiễn của người chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 69
    2.2. Yêu cầu nâng cao năng lực thực tiễn của người chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 104
    Chương 3 GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO NĂNG LỰC THỰC TIỄN CỦA NGƯỜI CHÍNH TRỊ VIÊN TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY 112
    3.1. Nâng cao chất lư
    ợng đào tạo và bồi dưỡng năng lực thực tiễn của người chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 112
    3.2. Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của người chính trị viên trong nâng cao năng lực thực tiễn của họ hiện nay 122
    3.3. Xây dựng môi trường thuận lợi cho nâng cao năng lực thực tiễn của người chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 133
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 149
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 152
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 153
    PHỤ LỤC 165
    MỞ ĐẦU
    1. Giới thiệu khái quát về công trình nghiên cứu

    Công trình nghiên cứu có tiêu đề: “Nâng cao năng lực thực tiễn của người chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay”. Quá trình triển khai công trình này, nghiên cứu sinh tham khảo kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trong và ngoài quân đội có liên quan. Đồng thời, dựa vào kết quả hoạt động thực tiễn của người chính trị viên và dựa vào báo cáo đánh giá chất lượng đội ngũ chính trị viên của các đơn vị cơ sở, cùng với số liệu điều tra, khảo sát năng lực thực tiễn của người chính trị viên ở những đơn vị thuộc binh chủng hợp thành cấp phân đội từ năm 2006 đến nay, làm luận cứ để nghiên cứu sinh triển khai công trình nghiên cứu này.
    Kết cấu công trình gồm: Mở đầu, 3 chương (7 tiết), kết luận, danh mục các công trình khoa học đã công bố của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Kết cấu đó đảm bảo cho công trình được triển khai đầy đủ cơ sở lý luận và thực tiễn, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực thực tiễn của người chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Đây là một công trình khoa học độc lập, không có sự trùng lặp với bất cứ công trình khoa học nào đã công bố.
    2. Lý do lựa chọn đề tài
    Gần 70 năm xây dựng, trưởng thành và chiến thắng của Quân đội ta đã khẳng định, cán bộ chính trị luôn là lực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị; là những nhân cách tiêu biểu của người cán bộ quân đội; là chủ thể tác động trực tiếp đến việc hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ” ở đơn vị. Trong đó, chính trị viên được coi như “người chị, người anh, người bạn” của chiến sĩ, là trung tâm đoàn kết trong cấp ủy, tổ chức đảng, điểm tựa tinh thần của đơn vị, trực tiếp duy trì nền nếp, chế độ hoạt động, tổng kết kinh nghiệm, nâng cao tính khoa học, tính chiến đấu, tính thuyết phục ở đơn vị. Năng lực thực tiễn của người chính trị viên không chỉ là một trong những xuất phát điểm quan trọng để định hướng mọi hoạt động nhận thức, nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, giác ngộ mục tiêu, lý tưởng, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, lối sống, nếp sống, ý chí quyết tâm chiến đấu cho bộ đội, khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và hứng thú, say mê ở cán bộ, chiến sĩ đối với mọi nhiệm vụ, mà còn là điều kiện cần thiết để tổ chức, điều khiển, đánh giá hoạt động xây dựng cấp ủy, tổ chức đảng vững mạnh về chính trị - tư tưởng, hướng dẫn, tổ chức và tiến hành các nội dung, hình thức công tác đảng, công tác chính trị.
    Cơ bản đội ngũ chính trị viên hiện nay đã xác định tốt chức trách, nhiệm vụ, có ý chí khắc phục khó khăn, chịu đựng gian khổ, giữ vững phẩm chất nhân cách, tích cực xây dựng bản lĩnh, tinh thần chiến đấu cho cán bộ, chiến sĩ ở các đơn vị, góp phần quan trọng xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị. Tuy nhiên, không phải ở đâu, lúc nào năng lực thực tiễn của người chính trị viên cũng được thể hiện tốt. Trên thực tế, họ còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém về năng lực thực tiễn trên các mặt công tác được giao. Trong giáo dục chính trị tư tưởng có lúc, có nơi chưa thực sự làm cho cán bộ, chiến sĩ hiểu sâu sắc lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật quân đội. Khả năng tổ chức, giải quyết các mâu thuẫn, các tình huống của một số không ít chính trị viên chưa hiệu quả, chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội trong thời kỳ mới. Hiện tượng nói chưa đi đôi với làm, hoặc yếu về nội dung hay phương pháp, tác phong công tác vẫn còn ở một số chính trị viên. “Việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các nghị quyết, chỉ thị, quy định về xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở một số nơi chưa đến nơi đến chốn; kỷ cương, kỷ luật không nghiêm, nói không đi đôi với làm, hoặc làm chiếu lệ” [26, tr.24]. Những hạn chế trên đây đã và đang đòi hỏi sự cần thiết nâng cao năng lực thực tiễn của đội ngũ chính trị viên.
    Từ yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đối với người cán bộ trong công việc: “Phải có óc suy nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh. Họ phải thật thà nhúng tay vào việc” [67, tr.699]. Đặc biệt, thực hiện tinh thần Nghị quyết 51- NQ/TW ngày 20 tháng 7 năm 2005 của Bộ Chính trị “về tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính uỷ, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam”, về thực chất, đã đem đến cho đội ngũ chính ủy, chính trị viên một trọng trách mới (chủ trì về chính trị). Theo đó, trong thực tiễn, phạm vi tham gia, phụ trách của họ được mở rộng, vai trò của họ trong từng hoạt động cũng được nâng lên. Để ngang tầm với vị thế chủ trì về chính trị, người chính trị viên phải có năng lực toàn diện, trong đó năng lực thực tiễn có vai trò quan trọng hàng đầu. Đến lượt nó, năng lực thực tiễn lại không ngừng vận động và phát triển. Vì thế, việc nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất hệ thống giải pháp: “Nâng cao năng lực thực tiễn của người chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay”, là vấn đề có tính cấp thiết.
    3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    Nhằm góp phần nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn của người chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, để đáp ứng yêu cầu chức trách, nhiệm vụ, vị thế của họ trong tình hình mới.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
    * Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu bản chất và những vấn đề có tính quy luật của nâng cao năng lực thực tiễn của người chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
    * Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Luận án tập trung nghiên cứu năng lực thực tiễn của người chính trị viên ở các đơn vị phân đội binh chủng hợp thành từ năm 2006 đến nay.
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    * Đóng góp mới của luận án: Khái quát khái niệm năng lực thực tiễn, nâng cao năng lực thực tiễn của người chính trị viên và phát hiện một số vấn đề có tính quy luật nâng cao năng lực thực tiễn của người chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Đánh giá đúng thực trạng năng lực thực tiễn của người chính trị viên, đề xuất một số giải pháp cơ bản, có tính khả thi để nâng cao năng lực thực tiễn của người chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
    * Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án: Góp phần khẳng định tính cấp thiết nâng cao năng lực thực tiễn của người chính trị viên; bổ sung, phát triển một số vấn đề lý luận khoa học về nâng cao năng lực thực tiễn của người chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Kết quả luận án góp phần đáp ứng yêu cầu cấp thiết của việc nâng cao năng lực thực tiễn của người chính trị viên ở các đơn vị trong thời kỳ mới. Luận án có thể làm tài liệu cho quá trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng hoạt động thực tiễn của người chính trị viên, đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ mới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...