Thạc Sĩ Nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện từ thực t

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện từ thực tiễn Cà Mau (Luận văn Thạc sỹ hành chính công năm 2012 với đầy đủ phụ lục, bảng tóm tắt, tài liệu tham khảo, phiếu khảo sát)
    1. Lý do chọn đề tài
    Trong chương trình tổng thể cải cách hành chính 2001-2010 của Chính phủ đã rất quan tâm đến công tác xây dựng, nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức. Đội ngũ cán bộ, công chức vừa là chủ thể cải cách hành chính nhưng đồng thời cũng là đối tượng cải cách hành chính. Chất lượng của đội ngũ công chức đóng vai trò rất quan trọng trong sự thành công của công cuộc cải cách hành chính, góp phần vào tiến trình xây dựng một nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại mà Đảng và nhân dân ta đặt ra.
    Nhận thức được vai trò của đội ngũ công chức, Chính phủ đã đề ra chương trình hành động cụ thể, đó là: “Chương trình xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính” trong bối cảnh cải cách hành chính giai đoạn 2006-2010 do Bộ Nội vụ chủ trì. Nhiệm vụ của chương trình là cơ cấu lại công chức, bố trí lại theo từng vị trí, chức trách; thực hiện phương pháp khoa học đánh giá kết quả công tác của cán bộ, công chức; xây dựng cơ chế, chính sách thu hút người tài; xây dựng, áp dụng chế độ thanh tra, kiểm tra công vụ ở các cấp, chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Việc xây dựng chất lượng đội ngũ công chức hành chính không nhằm ngoài mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý hành chính nhà nước.
    Vấn đề được chọn có tính bức xúc và quan trọng vì những lý do sau:
    Một là: Cà Mau là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, với điều kiện tự nhiên là 3 mặt giáp biển và có rất nhiều sông ngòi. Hiện nay, Cà Mau có 9 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố và 8 huyện. Thành phố Cà Mau là đô thị loại II theo quyết định của Thủ tướng chính phủ vào tháng 8 năm 2010. Đây là một tỉnh mà điều kiện tự nhiên rất phong phú nhưng điều kiện kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn yếu kém đặc biệt là hệ thống giao thông nông thôn, có nơi chưa có đường bộ từ tỉnh về trung tâm huyện lỵ, trình độ dân trí không cao Những khó khăn này ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn công chức hành chính ở địa phương. Do nguồn công chức hành chính của tỉnh đa phần là lấy từ “cây nhà lá vườn”. Chính vì vậy, chất lượng đội ngũ công chức hành chính của tỉnh, đặc biệt là công chức hành chính cấp huyện còn nhiều bất cập so với yêu cầu hiện tại cũng như yêu cầu của quá trình cải cách hành chính. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình thực thi công vụ của đội ngũ công chức hành chính cấp huyện.
    Hai là: Đội ngũ công chức ở các cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện, với tư cách là những chủ thể tiến hành các công vụ cụ thể. Đây là hạt nhân của nền công vụ và cũng chính là yếu tố bảo đảm cho nền công vụ hiệu lực, hiệu qủa. Hoạt động công vụ khác với các loại hoạt động thông thường khác, công vụ là hoạt động dựa trên cơ sở sử dụng quyền lực nhà nước. Nó được bảo đảm bằng quyền lực nhà nước và nhằm sử dụng quyền lực đó để thực hiện các nhiệm vụ quản lý của nhà nước. Hoạt động công vụ là hoạt động có tổ chức và tuân thủ những quy chế bắt buộc, theo trật tự có tính chất thứ bậc chặt chẽ, chính quy và liên tục. Hoạt động công vụ do các công chức thể hiện. Hiện nay, đội ngũ công chức nhìn chung còn yếu kém, bất cập về nhiều mặt. Về năng lực quản lý điều hành chưa ngang tầm với nhiệm vụ, nhất là nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Về năng lực thực hiện nhiệm vụ chuyên môn còn thấp, chưa có tính chuyên nghiệp, thụ động trong thực thi các nhiệm vụ, thiếu tinh thần trách nhiệm không chỉ gây trở ngại cho việc cải cách hành chính mà còn gây trở ngại cho việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Cho nên vấn đề bức xúc đặt ra ở đây là phải xây dựng đội ngũ công chức hành chính chuyên nghiệp, bảo đảm thi hành nhiệm vụ nhà nước một cách có hiệu qủa và bức xúc hơn là phải có những giải pháp căn cơ để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức đang thực thi công vụ ở các cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện để có thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ quan trọng của tỉnh Cà Mau.
    Ba là: Đánh giá đúng thực trạng chất lượng đội ngũ công chức và đề ra các giải pháp căn cơ để đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức là một trong bốn nội dung của chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001- 2010 và giai đoạn 2011 – 2020. Xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu qủa theo nguyên tắc của nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước là mục tiêu mà chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước hướng tới.
    Vấn đề bức xúc đặt ra là để thực hiện có kết qủa mục tiêu cải cách hành chính phải phấn đấu làm sao đến năm 2020, tỉnh Cà Mau phải có những giải pháp khả thi để có thể xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức vừa có số lượng, cơ cấu hợp lý, chuyên nghiệp, hiện đại vừa đảm bảo chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất tốt và đủ năng lực thi hành công vụ, tận tụy phục vụ sự nghiệp phát triển của tỉnh, phát triển đất nước và phục vụ nhân dân.
    Từ các vấn đề cấp thiết nêu trên đây, để đánh giá được thực trạng của đội ngũ công chức ở các cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện, tìm ra những nguyên nhân mạnh, yếu, nhất là những nguyên nhân hạn chế nhằm xây dựng những giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới của tỉnh. Chính vì thế, tôi chọn đề tài làm luận văn tốt nghiệp khóa học là: “Nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện từ thực tiễn Cà Mau”.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Chủ đề liên quan đến năng lực thực thi của đội ngũ cán bộ, công chức hành chính có nhiều công trình đã được công bố nhưng được nhìn nhận, đánh giá dưới các góc độ khác nhau.
    * Nhóm các công trình nghiên cứu khoa học dưới đây chủ yếu nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao năng lực của cán bộ cơ sở và năng lực quản lý của cán bộ, công chức chính quyền cấp cơ sở như thể chế về tiêu chuẩn, chế độ, chính sách; tạo nguồn, tuyển dụng theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch; kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng chế độ thanh tra, kiểm tra. Ngoài những giải pháp các công trình còn có đóng góp mới nhất định làm rõ thêm nhận thức về năng lực công vụ và năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã ở nước ta hiện nay. Đồng thời phân tích và đánh giá một cách khá toàn diện những vấn đề tiêu chuẩn, đạo đức, văn hóa giao tiếp trong quá trình thực thi công vụ của công chức cấp cơ sở.
    - GS.TSKH Vũ Huy Từ: “Một số giải pháp tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ cơ sở”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 5(76)/2002;
    - TS.Lê Chi Mai: “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính quyền cơ sở - Vấn đề và giải pháp”, Tạp chí Cộng sản, số 20/2002;
    - Tô Thị Kim Hoa: “Những giải pháp nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, 2007;
    - Nguyễn Đăng Thanh: “Một số giải pháp nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở thành phố Huế”, Luận văn thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính;
    * Nhóm công trình nghiên cứu về công vụ và chất lượng đội ngũ cán bộ công chức. Trong đó các tác giả đã có những đóng góp làm sáng tỏ lý luận về công vụ và trách nhiệm công vụ; nhấn mạnh đến việc phải hoàn thiện chế độ công vụ là nội dung quan trọng của cải cách hành chính nhà nước; nâng cao ý thức trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức. Các công trình cũng đã đưa ra một số giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức như đổi mới quy trình, chế độ tuyển dụng công chức; thi nâng ngạch công chức trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh; đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng Đặc biệt nhấn mạnh đến đặc điểm, những nguyên nhân tồn tại, yếu kém của đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở vùng đồng bằng sông Cửu Long và các giải pháp phù hợp với tình hình và nhiệm vụ của vùng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở.
    - Nguyễn Trọng Điều: “Hoàn thiện chế độ công vụ và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức”; www.tapchicongsan.org.vn
    - Nguyễn Huy Kiêm, Phó Vụ trưởng- cơ quan đại diện Bộ Nội vụ tại Tp.HCM: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức vùng đồng bằng sông Cửu Long”; Caicachhanhchinh.gov.vn
    - TS. Trần Anh Tuấn: “Vấn đề công vụ và trách nhiệm công vụ trong luật cán bộ, công chức”; Caicachhanhchinh.gov.vn/ / Tạp chí tổ chức nhà nước/bài 3.doc
    * Nhóm công trình nghiên cứu về năng lực thực thi của đội ngũ cán bộ công chức cấp huyện dưới khía cạnh hoạt động quản lý hành chính nhà nước và hiệu qủa thực thi công vụ. Các công trình này đã có những nghiên cứu làm rõ hơn về lý luận công chức, công vụ, năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức cấp huyện; những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực thi công vụ; thực trạng của đội ngũ công chức cấp huyện tại địa phương và từ đó chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, cũng như nguyên nhân của những hạn chế đó. Ngoài ra trên mỗi địa bàn tỉnh mà các đề tài nghiên cứu cũng có những nét đặc thù riêng của từng địa phương, do đó mà giải pháp cũng hoàn toàn nhìn từ những góc độ khác nhau để giải quyết cho thật phù hợp với từng địa phương.
    - Nguyễn Thanh Thuyên: “Nâng cao năng lực thực thi hoạt động quản lý hành chính nhà nước của đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện tại tỉnh Bình Phước”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, 2005;
    - Nguyễn Thanh Cường: “Nâng cao hiệu quả thực thi công vụ của công chức cấp huyện nhằm đáp ứng chiến lược phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tây Ninh từ nay đến hết năm 2020”, Luận văn thạc sĩ Quản lý hành chính công, 2010.
    Các công trình trên, mỗi công trình nghiên cứu thể hiện góc độ khác nhau, nội dung nghiên cứu chủ yếu là nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ công chức, về năng lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức khối hành chính cấp huyện.
    Hiện nay, vẫn còn thiếu những công trình nghiên cứu sâu về đội ngũ công chức các cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện. Đây là khoảng trống rất nguy hiểm vì hàng loạt những sai phạm nghiêm trọng xảy ra ở cấp huyện tại các tỉnh như vụ vi phạm quản lý đất đai tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng; vi phạm quản lý tài chính tại huyện Tân Phú, Đồng Nai Ngoài ra, tại tỉnh Cà Mau, chưa có đề tài nghiên cứu khoa học nào đề cập đến năng lực thực thi công vụ của công chức hành chính cấp huyện. Qua các công trình nghiên cứu trên, việc nghiên cứu toàn diện các yếu tố tác động đến năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức các cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện tại tỉnh Cà Mau là rất cần thiết.
    3. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
    * Mục tiêu nghiên cứu:
    Luận văn này được viết nhằm các mục tiêu sau:
    - Đánh giá thực trạng đội ngũ công chức ở các cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện thuộc tỉnh Cà Mau. Từ đó, phân tích những mặt mạnh, mặt yếu của công chức trong quá trình thực thi công vụ; những hạn chế, nguyên nhân trong năng lực thực thi công vụ.
    - Đề xuất các giải pháp khả thi phù hợp với yêu cầu địa phương nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức ở các cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ mới, với vị trí, vai trò, sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của một tỉnh cực nam đất nước.
    * Nhiệm vụ nghiên cứu:
    - Nhận thức lý luận về năng lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức hành chính.
    - Phân tích, đánh giá đúng thực trạng năng lực thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức hành chính cấp huyện tại tỉnh Cà Mau.
    - Đề xuất các giải pháp khả thi phù hợp với khả năng và điều kiện, đặc thù của tỉnh Cà Mau, nhằm nâng cao đội ngũ cán bộ,công chức hành chính cấp huyện trên địa bàn tỉnh.
    4. Đối tượng nghiên cứu đề tài
    - Đối tượng nghiên cứu là năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
    . - Phạm vi luận văn tập trung nghiên cứu về đội ngũ công chức khối hành chính cấp huyện trên địa bàn tỉnh Cà Mau, không nghiên cứu cán bộ, công chức công tác Đảng, Đoàn thể. Cơ sở số liệu dựa vào tổng điều tra cán bộ, công chức năm 2011 của Sở Nội vụ Cà Mau và trên số liệu khảo sát của tác giả. Do đặc thù của một tỉnh miền sông nước, có nhiều huyện, địa bàn cách xa nhau, và do điều kiện thời gian nghiên cứu không nhiều, nên tôi chỉ xin phép nghiên cứu đánh giá năng lực thực thi công vụ ở một số cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện của tỉnh Cà Mau.

    5. Phương pháp nghiên cứu
    Để thực hiện luận văn tác giả thu thập số liệu ở các đơn vị Văn phòng UBND thành phố Cà Mau, UBND các huyện, Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau, các đơn vị, sở ngành có liên quan, trên sách, báo chí, tạp chí, internet.
    Phương pháp xử lý số liệu: đối với các dữ liệu thu thập được, tác giả đã dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác – Lênin và phương pháp nghiên cứu cụ thể (điều tra, khảo sát, thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh ) để làm rõ vấn đề.
    Ngoài ra luận văn có kế thừa và sử dụng kết quả nghiên cứu của các chuyên gia và các tác giả luận văn đi trước.
    6. Đóng góp luận văn
    - Về lý luận
    Làm rõ về mặt khoa học năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện, đưa ra một số tiêu chí đánh giá về năng lực công chức khối hành chính nhà nước và các yếu tố tác động đến quá trình thực thi công vụ.
    - Về thực tiễn
    Những số liệu và kết luận của đề tài sẽ góp phần làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu, những khó khăn, trở ngại của đội ngũ công chức các cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện. Từ đó, giúp cho công chức tự hoàn thiện để nâng cao năng lực thực thi công vụ. Đồng thời giúp cho cơ quan quản lý công chức xây dựng quy hoạch, kế hoạch thực hiện phát triển năng lực của đội ngũ công chức khối hành chính nhà nước cấp huyện.
    Các giải pháp của luận văn sẽ góp phần giúp cho tỉnh Cà Mau hoàn thiện đội ngũ công chức khối hành chính cấp huyện nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý hành chính nhà nước.
    Làm tài liệu tham khảo cho học viên, sinh viên Học viện Hành chính và những ai quan tâm đến đề tài này.
    7. Kết cấu luận văn
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được kết cấu thành 3 chương.
    Chương 1: Lý luận chung về công chức và năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan hành chính nhà nước
    Chương 2: Thực trạng về năng lực thực thi công vụ của công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện trên địa bàn tỉnh Cà Mau
    Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức hành chính cấp huyện tỉnh Cà Mau

    MỤC LỤC
    Trang
    [TABLE="width: 622"]
    [TR]
    [TD]LỜI CAM ĐOAN
    LỜI NÓI ĐẦU
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG CHỨC VÀ NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
    1.1. Công chức .
    1.1.1. Khái niệm .
    [I]1.1.2. Vị trí, vai trò của công chức trong cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện .
    1.2. Năng lực và năng lực thực thi công vụ của công chức trong cơ quan hành chính nhà nước
    [I]1.2.1. Công vụ
    [I]1.2.2. Năng lực và năng lực thực thi công vụ .
    [I]1.2.3. Tiêu chí đánh giá năng lực thực thi công vụ
    1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan hành chính nhà nước
    [I]1.3.1. Chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ .
    [I]1.3.2. Môi trường làm việc và cơ hội thăng tiến .
    [I]1.3.3. Định hướng giá trị nghề nghiệp
    [B]Tiểu kết chương 1 .
    [B]CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÔNG CHỨC TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
    2.1. Khái quát về đội ngũ công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện
    2.2. Thực trạng năng lực thực thi công vụ của công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện
    [I]2.2.1. Về trình độ .
    [I]2.2.2. Về kỹ năng .
    [I]2.2.3. Về thái độ
    2.3. Đánh giá .
    [I]2.3.1. Thành tựu
    [I]2.3.2. Hạn chế .
    [I]2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế .
    [B]Tiểu kết chương 2
    [B]CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN TỈNH CÀ MAU
    3.1. Định hướng chung .
    [I]3.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước
    [I]3.1.2. Phương hướng nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện của tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2011-2015 .
    3.2. Các giải pháp nâng cao năng lực thực thi công vụ .
    3.2.1. Nhóm giải pháp về thể chế
    [I]3.2.1.1. Về chính sách, chế độ đãi ngộ .
    [I]3.2.1.2. Về thi đua khen thưởng .
    3.2.2. Nhóm giải pháp về nhận thức
    [I]3.2.2.1. Về trình độ chuyên môn .
    [I]3.2.2.2. Về trình độ lý luận chính trị
    [I]3.2.2.3. Về kỹ năng
    3.2.3. Nhóm giải pháp về thái độ
    [I]3.2.3.1. Nâng cao trách nhiệm công vụ
    [I]3.2.3.2. Tăng cường giáo dục phẩm chất, đạo đức công vụ .
    [B]Tiểu kết chương 3 .
    [B]KẾT LUẬN
    [B]TÀI LIỆU THAM KHẢO[/TD]
    [TD]
    1[/B][/B][/B][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/B][/B][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/B][/B][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...