Tiến Sĩ Nâng cao năng lực thực hành cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (vận dụn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 17/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ GIÁO DỤC HỌC
    NĂM 2013

    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
    3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2
    4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 3
    5. Giả thuyết khoa học 4
    6. Đóng góp của Luận án 4
    7. Ý nghĩa của đề tài 4
    8. Cấu trúc Luận án 5
    Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6
    1.1. Tổng quan 6
    1.2. Một số khái niệm có liên quan đến đề tài 25
    1.2.1. Năng lực 25
    1.2.2. Thực hành, thực hành lịch sử 28
    1.2.3. Nâng cao năng lực thực hành lịch sử 29
    Chương 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC THỰC HÀNH CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 33
    2.1. Cơ sở lí luận 33
    2.1.1. Mục tiêu của bộ môn lịch sử ở trường phổ thông 33
    2.1.2. Đặc điểm của kiến thức lịch sử và nhận thức lịch sử của học sinh 34
    2.1.3. Xu thế đổi mới giáo dục và việc phát triển năng lực thực hành trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng 36
    2.1.4. Vai trò, ý nghĩa của việc nâng cao năng lực thực hành cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông 38
    2.2. Cơ sở thực tiễn 43
    2.2.1. Thực tiễn dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông 43
    2.2.2. Vấn đề thực hành trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông 45
    2.3. Nội dung của năng lực thực hành lịch sử ở trường phổ thông 53
    2.3.1. Nội dung của năng lực thực hành lịch sử ở trường phổ thông 53
    2.3.2. Năng lực thực hành lịch sử cần nâng cao cho học sinh ở cấp trung học phổ thông 60
    2.3.3. Tiêu chí đánh giá năng lực thực hành lịch sử 66
    Chương 3: BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC THỰC HÀNH CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1919 ĐẾN 1975, LỚP 12, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 68
    3.1. Ví trí, mục tiêu của phần lịch sử việt Nam từ 1919 đến 1975, lớp 12, trung học phổ thông 68
    3.2. Một số yêu cầu khi tiến hành các biện pháp nâng cao năng lực thực hành lịch sử cho học sinh 70
    3.2.1. Biện pháp thực hiện và hình thức tổ chức phải phù hợp với đối tượng và khả năng của học sinh 70
    3.2.2. Vận dụng linh hoạt, đa dạng các biện pháp thực hành 70
    3.2.3. Cần tiến hành một cách thường xuyên, liên tục các hình thức thực hành 71
    3.2.4. Phải kiểm tra thường xuyên năng lực thực hành của học sinh 71
    3.3. Các biện pháp nâng cao năng lực thực hành cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1975, lớp 12, trung học phổ thông 72
    3.3.1. Xác định thái độ đúng đắn và tạo hứng thú cho học sinh đối với các hoạt động thực hành lịch sử 72
    3.3.2. Bồi dưỡng, hướng dẫn học sinh nắm kiến thức về phương pháp thực hành lịch sử 76
    3.3.3. Hướng dẫn luyện tập các kĩ năng thực hành lịch sử 80
    3.3.3.1. Kĩ năng lập niên biểu 80
    3.3.3.2. Kĩ năng xây dựng, sử dụng bản đồ 82
    3.3.3.3. Kĩ năng vẽ sơ đồ, đồ thị 86
    3.3.3.4. Kĩ năng vẽ biểu đồ lịch sử 90
    3.3.3.5. Kĩ năng khai thác kênh hình trong sách giáo khoa 93
    3.3.3.6. Kĩ năng sử dụng máy tính và khai thác tài liệu trên mạng Internet 98
    3.3.3.7. Kĩ năng tìm hiểu và tập trình bày về một vấn đề lịch sử 102
    3.3.3.8. Kĩ năng thực hành ngoại khóa môn lịch sử 107
    Chương 4: THỰC NGHIỆM TOÀN PHẦN VÀ KHÁI QUÁT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC THỰC HÀNH CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 113
    4.1. Mục đích, đối tượng, địa bàn và giáo viên thực nghiệm sư phạm 113
    4.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm toàn phần và quá trình chuẩn bị 114
    4.3. Giáo án thực nghiệm 116
    4.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm 125
    4.4.1. Kiểm tra bài cũ 125
    4.4.2. Tổ chức hoạt động nghiên cứu kiến thức mới 129
    4.4.3. Kết thúc bài học 134
    4.5. Đánh giá công tác thực nghiệm sư phạm 135
    4.5.1. Tổng hợp đánh giá ý kiến của giáo viên và học sinh 135
    4.5.2. Tổng hợp và đánh giá kết quả thực nghiệm 137
    4.6. Khái quát một số biện pháp nâng cao năng lực thực hành cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông 144
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 147
    DANH MỤC CÁC BÀI BÁO VÀ CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 150
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 151
    PHỤ LỤC
    Phụ lục chương 2 163
    Phụ lục chương 3 170
    Phụ lục chương 4 186

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh (HS) là trào lưu tích cực đã và đang diễn ra trong ngành giáo dục. Thực chất của trào lưu này là hướng toàn bộ quá trình dạy học vào người học trên cơ sở vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học sao cho khai thác được tối đa tiềm năng trí tuệ, tính tích cực và sự sáng tạo của họ. Nâng cao năng lực thực hành (NLTH) cho HS trong dạy học lịch sử (LS) là một yêu cầu để thực hiện theo hướng tích cực đó.
    Hiện nay, “thực hành” (TH) trong dạy học LS ở trường trung học phổ thông (THPT) còn ít được sử dụng và nếu có thì chủ yếu là tập trung vào việc rèn luyện các bài tập LS. Sự nhận thức chưa đúng đắn này không chỉ làm hạn chế hiệu quả bài học mà còn là sự thực hiện không đúng những tính chất, nguyên lí giáo dục của một nền giáo dục hiện đại. Trong giáo dục nói chung, dạy học LS nói riêng, nguyên lí học đi đôi với hành được xem là nguyên tắc giáo dục cơ bản nhất, nó chỉ đạo việc xác định những nhiệm vụ, nội dung, phương pháp giáo dục cụ thể. “Học đi đôi với hành”- một trong bốn nội dung của nguyên lí giáo dục, là một tư tưởng giáo dục vừa có tính khoa học, vừa có tính thực tiễn. Phát triển NLTH cho HS trong dạy học LS thông qua việc tăng cường tổ chức các hoạt động, hành động học tập cho HS là biện pháp đa dạng hóa các hình thức dạy học, tích cực hóa, hoạt động hóa HS, hạn chế những giờ học trên lớp nhàm chán thường xuyên lặp đi lặp lại, gắn học với hành, gắn kiến thức lí luận với thực tiễn; là biện pháp khắc phục tình trạng quá coi trọng lí thuyết và xem nhẹ thực hành, thực tiễn.
    Tiếc rằng, trong thực tiễn vẫn còn tồn tại một số ý kiến theo quan điểm truyền thống xem việc học LS chỉ là ghi nhớ các sự kiện lịch sử, vì thế không có thực hành lịch sử (THLS). Đây là một quan niệm sai lầm về mặt phương pháp luận nói chung, phương pháp dạy học LS nói riêng. Con người không thể tách rời cuộc sống khỏi tự nhiên và xã hội. Nhiệm vụ của học tập là để nhận thức lại chính nó, cải tạo nó, bắt nó phục vụ cho cuộc sống của mình. Học đi đôi với hành trong nhà trường chính là cách gắn HS với đời sống hiện thực, giúp các em đưa những kiến thức đã học vận dụng vào thực tiễn để kiểm nghiệm tính chân lí của những kiến thức khoa học, vừa tạo cơ hội cho các em đóng góp một phần nhỏ bé của mình cho xã hội đúng như lời dạy của Bác “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”.
    Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi quyết định chọn vấn đề “Nâng cao năng lực thực hành cho HS trong dạy học lịch sử ở trường THPT” (vận dụng qua dạy học lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1975, chương trình chuẩn) làm đề tài Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục chuyên ngành lí luận và phương pháp dạy học môn LS.
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    2.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là năng lực thực hành lịch sử (NLTHLS) của HS và các biện pháp để nâng cao NLTHLS cho HS cấp THPT.
    2.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các NLTH của HS THPT qua môn LS Việt Nam lớp 12, THPT, chương trình chuẩn.
    Luận án không đi vào nghiên cứu năng lực học tập môn LS nói chung mà tập trung vào làm rõ những vấn đề lí luận, thực tiễn của NLTHLS. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp phù hợp có thể thực hiện được trong điều kiện ở các nhà trường THPT hiện nay nhằm nâng cao NLTHLS của HS.
    Để khẳng định tính khả thi của công trình nghiên cứu, chúng tôi tiến hành điều tra, thực nghiệm (TN) sư phạm từng phần và toàn phần các biện pháp đề xuất trong hoạt động nội khóa và ngoại khóa chủ yếu ở các trường THPT thuộc một số tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ. Từ kết quả TN, chúng tôi rút ra kết luận khái quát và kiến nghị.
    3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
    3.1. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề tài khẳng định vai trò, ý nghĩa của NLTH đối với quá trình học tập LS ở trường THPT; xác định những nội dung của THLS và đề xuất một số biện pháp chủ yếu để nâng cao NLTHLS cho HS, góp phần nâng cao chất lượng học tập bộ môn. Luận án cũng chỉ rõ những yêu cầu và phương pháp luận khi thực hiện các biện pháp để nâng cao NLTH cho HS trong dạy học môn LS ở trường THPT.
    3.2. Để đạt được mục đích trên, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ:
    - Tìm hiểu lí luận của Giáo dục học, Tâm lí học và Phương pháp dạy học bộ môn LS.
    - Khảo sát, điều tra thực tiễn hoạt động TH trong dạy học LS ở trường THPT.
    - Tìm hiểu yêu cầu về TH đối với việc học tập bộ môn LS ở cấp THCS cũng như cấp THPT.
    - Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa (SGK) LS THPT để xác định NLTH cần nâng cao cho HS ở cấp THPT. Đồng thời, lựa chọn những bài điển hình có thể tiến hành TN sư phạm.
    - Đề xuất một số biện pháp chủ yếu để nâng cao NLTH cho HS trong dạy học LS ở trường THPT.
    - TN sư phạm từng phần và toàn phần những biện pháp đưa ra trong Luận án để khẳng định tính khả thi của đề tài.

    4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
    4.1. Cơ sở phương pháp luận của đề tài dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như quan điểm, đường lối của Đảng, nhà nước ta về giáo dục lịch sử và nhận thức LS. Đề tài cũng dựa vào lí luận dạy học của Giáo dục học, Tâm lí học, Lý luận và Phương pháp dạy học môn LS, .
    4.2. Tuân thủ những nguyên tắc của nghiên cứu khoa học nói chung và căn cứ vào đặc thù của bộ môn cũng như nội dung, tính chất của đề tài, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục sau:
    - Nghiên cứu các tài liệu Tâm lý học, Giáo dục học, nhất là lí luận dạy học bộ môn liên quan đến vấn đề TH của HS trong dạy học LS ở trường phổ thông cùng các tài liệu khác có liên quan.
    - Nghiên cứu thực tiễn khâu TH ở trường THPT trên nhiều tỉnh, thành của cả nước qua các phiếu điều tra, dự giờ, phỏng vấn, .
    - Nghiên cứu chương trình SGK LS cấp THPT, nhất là lớp 12 phần LS Việt Nam (1919 - 1975) để xác định những nội dung có thể áp dụng các biện pháp TH cho HS.
    - Soạn bài và thực nghiệm sư phạm theo những biện pháp đề xuất trong Luận án để kiểm chứng tính khả thi của đề tài.
    - Sử dụng phương pháp toán học thống kê, tập hợp và xử lí số liệu đã thu được để phân tích, nhận xét và rút ra những kết luận rồi nêu kiến nghị.
    5. Giả thuyết khoa học
    Nếu các biện pháp sư phạm mà Luận án đề xuất được thực hiện tốt không chỉ góp phần nâng cao NLTHLS, tạo hứng thú học tập LS cho HS mà còn có tác dụng nâng cao chất lượng dạy học bộ môn ở trường THPT.
    6. Đóng góp của luận án
    Thực hiện tốt những nhiệm vụ đề ra, Luận án sẽ:
    - Làm rõ những vấn đề lí luận về NLTH trong dạy LS.
    - Đánh giá được thực trạng của khâu TH trong học tập LS tại trường THPT.
    - Xác định các yếu tố thành phần của NLTHLS
    - Đề xuất các biện pháp để nâng NLTH cho HS trong dạy học LS ở trường THPT (vận dụng cụ thể qua dạy học LS Việt Nam cho HS THPT giai đoạn từ 1919 đến 1975, chương trình chuẩn), góp phần nâng cao chất lượng dạy học LS ở trường phổ thông.
    7. Ý nghĩa của đề tài
    7.1. Đề tài góp phần làm phong phú thêm lí luận dạy học về một trong những phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của HS - phương pháp TH.
    7.2. Kết quả nghiên cứu giúp GV môn LS ở trường THPT, sinh viên khoa LS của trường Đại học Sư phạm hiểu sâu sắc hơn lý luận về phương pháp tổ chức các hoạt động TH cho HS trong dạy học môn LS. Đồng thời, giúp tác giả và các đồng nghiệp nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm trong quá trình giảng dạy bộ môn tại trường phổ thông.

    8. Cấu trúc luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm 3 chương:
    Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu và các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài.
    Chương 2: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc nâng cao NLTH cho HS trong dạy học LS.
    Chương 3: Các biện pháp nâng cao NLTH cho HS trong dạy học LS Việt Nam từ 1919 đến 1975, lớp 12 THPT.
    Chương 4: Thực nghiệm sư phạm toàn phần và khái quát một số biện pháp nâng cao NLTH cho HS trong dạy học LS ở trường THPT.
     
Đang tải...