Thạc Sĩ Nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng tỉnh Đồng Nai đến n

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/3/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    Mở đầu . 1

    Chương 1 : Tổng quan về lý thuyết chiến lược kinh doanh và ngành khai thác đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai 3
    1.1. Tổng quan về lý thuyết chiến lược kinh doanh 3
    1.1.1. Phân loại các nhóm chiến lược 3
    1.1.2. Các bước nghiên cứu hoạch định chiến lược 5
    1.2. Tổng quan về ngành khai thác đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai . 10
    1.2.1. Giới thiệu khái quát tỉnh Đồng Nai .10
    1.2.2. Ngành khai thác, chế biến và kinh doanh đá xây dựng ở Đồng Nai .11
    1.2.3. Các mỏ đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai 12

    Chương 2: Phân tích môi trường hoạt động và tình hình khai thác, chế biến và kinh doanh đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai 17
    2.1. Môi trường kinh doanh .17
    2.1.1. Khách hàng .17
    2.1.2. Phân tích đối thủ cạnh tranh trên thị trường đá xây dựng .20
    2.2. Tình hình sản xuất – kinh doanh đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai 23
    2.2.1. Quy trình và đặc điểm sản xuất – kinh doanh đá xây dựng 23
    2.2.2. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh đá xây
    dựng ở Đồng Nai .29
    2.2.3. Vai trò của các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh đá xây dựng ở tỉnh
    Đồng Nai trong khu vực Nam Bộ .37
    2.3. Dự báo nhu cầu đá xây dựng khu vực Nam Bộ đến năm 2015 40
    2.3.1. Phương pháp dự báo 41
    2.3.2. Dự báo nhu cầu đá xây dựng đến năm 2015 .41
    2.4. Ứng dụng ma trận đánh giá kết quả dự báo nhu cầu của các doanh nghiệp
    khai thác đá ở tỉnh Đồng Nai .42
    2.4.1. Ứng dụng ma trận đánh giá yếu tố môi trường bên ngoài (EFE) 42
    2.4.2. Ứng dụng ma trận hình ảnh cạnh tranh .44

    Chương 3 : Các giải pháp nâng cao năng lực sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai . 46
    3.1. Quan điểm khi đề ra giải pháp chiến lược 46
    3.2. Các giải pháp chiến lược của các doanh nghiệp khai thác đá ở tỉnh Đồng
    Nai 46
    3.2.1. Lập ma trận SWOT .46
    3.2.2. Các giải pháp chiến lược cần triển khai 49
    3.2.3. Các giải pháp chiến lược của BBCC .51
    3.3. Các giải pháp vĩ mô .56
    3.3.1. Tăng cường quản lý Nhà nước về giá và đo lường .56
    3.3.2. Hỗ trợ vốn đầu tư để áp dụng công nghệ mới, hiện đại 57
    3.3.3. Sửa đổi bổ sung một số điều trong Luật Khoáng sản 57
    3.3.4. Thành lập Hiệp hội các doanh nghiệp khai thác đá khu vực Nam Bộ
    .58
    Kết luận . 60
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục





    MỞ ĐẦU


    19 năm đổi mới kể từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, chuyển nền kinh
    tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực
    hiện chính sách mở cửa thị trường trong nước, thu hút vốn đầu tư nước ngoài đã đưa
    nền kinh tế nước ta phát triển nhanh. Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm luôn đạt ở
    mức cao so với thế giới (trung bình đạt 8%/năm, riêng năm 2004 đạt 7,7%). Theo dự
    báo của các tổ chức trong nước và quốc tế, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam
    trong những năm tiếp theo vẫn tiếp tục giữ vững ở mức cao.
    Ngành xây dựng cơ bản có mối quan hệ mật thiết với tốc độ tăng trưởng GDP ;
    khi tốc độ tăng GDP nhanh thì tỷ lệ đầu tư cho ngành này cũng tăng nhanh và ngược
    lại. Việc tăng vốn đầu tư cho ngành xây dựng cơ bản có liên quan đến việc tăng khối
    lượng tiêu thụ VLXD, trong đó đá xây dựng chiếm khối lượng tương đối lớn.
    Trong những năm qua, theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, việc xây dựng
    cơ sở hạ tầng quan trọng như đường sá, cầu cống, bệnh viện phải đi trước một bước
    để làm nền tảng phát triển kinh tế. Do đó, nhu cầu sử dụng đá xây dựng cũng tăng
    nhanh, năm sau cao hơn năm trước về số lượng cũng như chất lượng. Trước tình hình
    đó, nhiều doanh nghiệp khai thác đá đầu tư khai thác mỏ đá mới hoặc nâng cao công
    suất khai thác chế biến, đầu tư máy móc thiết bị mới, đặc biệt là ở các tỉnh, thành phố
    thuộc khu vực Miền Đông Nam Bộ có nguồn tài nguyên đá xây dựng rất lớn như
    Đồng Nai, Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh. Sự phát triển tự phát này đã dẫn đến tình
    trạng sản xuất dư thừa đá xây dựng, giá bán ngày càng giảm bất hợp lý. Tình hình cạnh
    tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp này đã gây nên lãng phí nguồn tài
    nguyên thiên nhiên vốn không thể tái tạo.
    Tìm kiếm hướng đi chung cho các doanh nghiệp khai thác, chế biến và kinh
    doanh đá xây dựng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cho sự nghiệp công nghiệp hóa -
    hiện đại hóa đất nước trong tình hình mới sao cho hiệu quả cao nhất là việc làm cần
    thiết và cấp bách. Đó là lý do chúng tôi chọn đề tài :
    «
    Nâng cao năng lực sản xuất
    kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng tỉnh Đồng Nai đến năm
    2015»
    .


    Mục đích nghiên cứu :
    Mục đích của đề tài là phân tích môi trường sản xuất - kinh doanh, thực trạng
    các doanh nghiệp khai thác đá ở Đồng Nai. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao
    năng lực sản xuất - kinh doanh cho các doanh nghiệp khai thác đá cũng như đề ra các
    biện pháp quản lý Nhà nước về hoạt động sản xuất - kinh doanh đá xây dựng ở tỉnh
    Đồng Nai.
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
    Đề tài này tập trung nghiên cứu các doanh nghiệp khai thác, chế biến và kinh
    doanh đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai, chủ yếu là các doanh nghiệp lớn : Công ty Xây
    dựng và sản xuất VLXD Biên Hòa, Công ty cổ phần Đá Hóa An, Công ty Đồng Tân
    (chiếm trên 70% sản lượng sản xuất và tiêu thụ đá trong tỉnh).
    Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài :
    Ý nghĩa của đề tài là nâng cao năng lực sản xuất – kinh doanh của các doanh
    nghiệp khai thác đá ở tỉnh Đồng Nai nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển
    kinh tế - xã hội nhưng vẫn tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.
    Để thực hiện luận văn này, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp sau đây :
    - Phép duy vật biện chứng ;
    - Phương pháp thống kê ;
    - Phương pháp phân tích - tổng hợp, kết hợp lý thuyết với thực tiễn.
    Kết cấu luận án : gồm 3 chương
    Chương 1: Tổng quan về lý thuyết chiến lược kinh doanh và ngành khai thác đá
    xây dựng tỉnh Đồng Nai.
    Chương 2: Phân tích môi trường hoạt động và tình hình khai thác, chế biến và
    kinh doanh đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai.
    Chương 3 : Các giải pháp nâng cao năng lực sản xuất - kinh doanh của các
    doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai.
    Kết luận
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...