Thạc Sĩ Nâng cao năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Hà Tĩnh hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Cán bộ có vai trò rất quan trọng, là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng.
    Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc", "Muôn việc
    thành công hay thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém" [48, tr 269, 240].
    ở nước ta, cấp xã (xã, phường, thị trấn) là một trong bốn cấp hành chính. Cấp xã là
    cấp thấp nhất, gần dân nhất, là cấp trực tiếp tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường
    lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết
    toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế
    - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư. Chính quyền cấp xã thực hiện quản lý
    nhà nước trên các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng. Để
    chính quyền cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước một cách có hiệu lực và hiệu
    quả thì cần phải có đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) chính quyền cấp xã có năng lực
    quản lý nhà nước tốt. Thực tế cho thấy ở đâu mà năng lực quản lý nhà nước của CBCC
    chính quyền cấp xã tốt thì hiệu lực, hiệu quả quản lý cao. Ngược lại, ở đâu mà năng lực
    quản lý nhà nước của CBCC chính quyền cấp xã không tốt thì hiệu lực, hiệu quả quản lý
    thấp, tiềm ẩn nguy cơ mất đoàn kết nội bộ, mất dân chủ, tình trạng khiếu nại, tố cáo kéo
    dài, tạo nên điểm nóng . làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của cả hệ thống chính trị
    ở cơ sở.
    Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm và chú trọng đến công tác cán bộ, đặc biệt
    trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của
    nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, công tác cán bộ càng được chú trọng. Đảng và Nhà
    nước ta đã ban hành nhiều Nghị quyết, văn bản quy phạm pháp luật quy định về cán bộ
    như: Nghị quyết hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII, Nghị
    quyết Hội nghị lần thứ 3, 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, Văn kiện đại hội
    Đảng X, đặc biệt là Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 khoá IX Ban Chấp hành Trung ương
    Đảng "về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn",
    trong đó nhấn mạnh:


    Xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân
    dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo
    việc, tận tuỵ với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp
    dân, trẻ hoá đội ngũ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và
    đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở [30, tr 167-168].
    Pháp lệnh cán bộ, công chức (đã được sửa sổi, bổ sung năm 2000, 2003); Quyết định
    số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17-9-2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình
    tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001 - 2010; Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày
    10-10-2003 của Chính phủ về CBCC xã, phường, thị trấn; Thông tư số 03/2004/TT-BNV
    ngày 16-01-2004 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày
    10-10-2003 của Chính phủ về CBCC xã, phường, thị trấn; Nghị định số 121/2003/NĐ-CP
    ngày 21-10-2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với CBCC ở xã, phường, thị
    trấn; Thông tư liên tịch số 34/2004/TTLT-BNV-BTC-BLĐXH ngày 14-5-2004 của Bộ
    Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị
    định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21-10-2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với
    CBCC xã, phường, thị trấn; Quyết định số 03/2004/QĐ-TTG ngày 07-01-2004 của Thủ
    tướng Chính phủ phê duyệt định hướng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC xã, phường,
    thị trấn đến năm 2010; Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16-01-2004 của Bộ trưởng
    Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với CBCC xã, phường, thị
    trấn . là cơ sở pháp lý quan trọng để làm tốt công tác CBCC chính quyền cấp xã.
    Hà Tĩnh là một tỉnh miền Trung nghèo, có địa hình phức tạp (miền núi, đồng bằng,
    duyên hải và đảo), là nơi gánh chịu sự khắc nghiệt của khí hậu, chịu nhiều tổn thất trong
    chiến tranh và thiên tai. Ngay từ khi tái lập tỉnh (tách ra từ tỉnh Nghệ Tĩnh năm 1991), tỉnh
    Hà Tĩnh có nhiều thuận lợi và khó khăn, trong đó khó khăn lớn nhất là sự thiếu hụt trầm
    trọng và sự yếu kém của đội ngũ CBCC nói chung và CBCC chính quyền cấp xã nói riêng,
    nên hiệu quả kinh tế - xã hội của tỉnh không cao.
    Trong những năm gần đây, cấp uỷ và chính quyền Hà Tĩnh đã quan tâm tới công tác
    cán bộ, nhưng thực tế năng lực quản lý nhà nước của đội ngũ CBCC đang còn thấp, nhất là
    năng lực quản lý nhà nước của đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã, chưa đáp ứng được yêu


    cầu phát triển của tỉnh nhà, do tỉnh Hà Tĩnh còn thiếu hệ thống giải pháp đồng bộ về nâng
    cao năng lực quản lý nhà nước của CBCC chính quyền cấp xã.
    Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài: " Nâng cao năng lực quản lý nhà nước
    của cán bộ, công chức chính quyền cấp xó ở tỉnh Hà Tĩnh hiện nay " làm luận văn thạc
    sĩ, nhằm đưa ra một số giải pháp góp phần giải quyết những yêu cầu nêu trên.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Về vấn đề CBCC chính quyền cấp xã được nhiều nhà khoa học phân tích nghiên cứu,
    gồm các công trình, các bài viết của tác giả sau:
    - PGS,TS Nguyễn Phú Trọng và PGS,TS Trần Xuân Sầm chủ biên: Luận cứ khoa học
    cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
    đại hoá đất nước. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.
    - TS Nguyễn Văn Sáu và GS Hồ Văn Thông chủ biên: Cộng đồng làng xã Việt Nam
    hiện nay, của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Nxb Hà Nội, 2001.
    - TS Nguyễn Văn Sáu và GS Hồ Văn Thông: Thực hiện quy chế dân chủ và xây dựng
    chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.
    - TS Thang Văn Phúc và TS Chu Văn Thành đồng chủ biên: Chính quyền cấp xã và
    quản lý nhà nước cấp xã của Viện khoa học Tổ chức Nhà nước, Ban Tổ chức cán bộ
    Chính phủ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.
    - PGS,TS Nguyễn Hữu Khiển: Nâng cao năng lực quản lý nhà nước của cán bộ chính
    quyền cơ sở tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2005 - 2010, Đề tài khoa học, Hà Nội, 2005.
    - Lê Đình Chếch: Về Nhà nước XHCN và công tác cán bộ chính quyền cấp xã ở Hải
    Hưng, Luận văn thạc sĩ Triết học, Hà Nội, 1999.
    - Nguyễn Thị Hậu: Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã ở tỉnh
    Phú Thọ hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật, Hà Nội, 2004.
    - Trần Thị Ngà: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền xã ở các tỉnh miền
    núi phía Bắc nước ta, Luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước, Hà Nội 1999.
    - Phạm Thị Thu Vinh: Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở trên
    địa bàn tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước, Hà Nội 2003.
    - PGS Hà Quang Ngọc: Đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở: Thực trạng và giải pháp,
    Tạp chí Cộng sản số 2/1999.


    - GS,TSKH Vũ Huy Từ: Một số giải pháp tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ cơ sở,
    Tạp chí Quản lý nhà nước số 5/2002.
    Nhìn chung các công trình trên chủ yếu tập trung đánh giá về chất lượng CBCC như
    trình độ học vấn, chuyên môn chưa đánh giá sâu sắc về kỹ năng của CBCC hoặc có
    đánh giá về kỹ năng nhưng chưa gắn với hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội, với yêu cầu
    xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, với đề
    cao tính tự quản của cộng đồng dân cư.
    Việc nghiên cứu nâng cao năng lực quản lý nhà nước của CBCC chính quyền cấp xã
    ở tỉnh Hà Tĩnh hiện nay, chưa có tác giả nào nghiên cứu một cách hệ thống dưới góc độ luật
    học. Cho nên, tác giả mạnh dạn nghiên cứu vấn đề này, với mong muốn góp phần nhỏ bé vào
    công tác cán bộ của tỉnh nhà.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu năng lực quản lý nhà nước của CBCC Hội đồng
    nhân dân (HĐND) và Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp xã ở tỉnh Hà Tĩnh từ năm 1991 đến
    nay.
    4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    * Mục đích: Luận văn nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà
    nước của CBCC chính quyền cấp xã ở tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay.
    * Nhiệm vụ:
    - Phân tích cơ sở lý luận về năng lực quản lý nhà nước của CBCC chính quyền cấp xã
    trên cơ sở hệ thống hoá quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, của
    Đảng và quy định của Nhà nước ta.
    - Phân tích thực trạng năng lực quản lý nhà nước của CBCC chính quyền cấp xã ở
    tỉnh Hà Tĩnh, qua đó rút ra những hạn chế cần khắc phục và tìm ra những nguyên nhân của
    hạn chế đó.
    - Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước của CBCC chính quyền
    cấp xã đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn hiện nay ở tỉnh Hà Tĩnh.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:


    * Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư
    tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp luật; quan điểm của Đảng về công tác cán bộ, công
    chức; những quy định pháp luật về quản lý nhà nước.
    * Phương pháp nghiên cứu: Bên cạnh việc sử dụng phương pháp duy vật biện chứng
    và duy vật lịch sử, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: Phương
    pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, điều tra xã hội, thống kê .
    6. Đóng góp mới và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
    * Những đóng góp mới của luận văn:
    - Góp phần hệ thống các quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí
    Minh, của Đảng và Nhà nước ta về năng lực quản lý nhà nước của CBCC chính quyền cấp
    xã.
    - Đánh giá đúng thực trạng năng lực quản lý nhà nước của CBCC chính quyền cấp xã
    ở tỉnh Hà Tĩnh.
    - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước của CBCC chính
    quyền cấp xã.
    * ý nghĩa thực tiễn:
    - Luận văn cung cấp luận cứ khoa học giúp các cấp lãnh đạo ở tỉnh Hà Tĩnh trong
    công tác xây dựng CBCC chính quyền cấp xã.
    - Luận văn còn dùng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy ở Trường Chính trị và
    cho những ai quan tâm đến vấn đề này.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được
    kết cấu gồm 3 chương, 8 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...