Tiến Sĩ Nâng cao năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/6/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC 2
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 7
    DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG, SƠ ĐỒ 8
    MỞ ĐẦU 11
    1. Lý do chọn đề tài . 11
    2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu . 12
    2.1. Mục tiêu nghiên cứu 12
    2.2. Câu hỏi nghiên cứu 13
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14
    4. Phương pháp nghiên cứu . 15
    5. Những đóng góp mới của đề tài . 15
    5.1. Đóng góp về lý luận 15
    5.2. Đóng góp về thực tiễn . 16
    6. Kết cấu luận án 17
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU . 18
    1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến năng lực quản lý của
    giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa 18
    1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài 18
    1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước 24
    1.2. Hạn chế của các nghiên cứu trước và định hướng nghiên cứu . 31
    1.2.1. Hạn chế . 31
    1.2.2. Định hướng nghiên cứu . 32
    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA 38
    GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 38
    2.1. Giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa 38
    2.1.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa . 38
    2.1.2. Khái niệm và vai trò của giám đốc doanh nghiệp 41
    2.1.3. Đặc điểm của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa . 44
    2.2. Các yếu tố cấu thành năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
    45
    2.2.1. Quan điểm về năng lực nói chung . 45
    2.2.2. Khái niệm năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa 49
    2.2.3. Các yếu tố cấu thành năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và
    vừa . 51
    2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và
    vừa 61
    2.3.1. Yếu tố thuộc về bản thân giám đốc doanh nghiệp . 62
    2.3.2. Yếu tố bên trong doanh nghiệp . 62
    2.3.3. Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp . 64
    2.4. Mô hình nghiên cứu của luận án . 65
    2.5. Các giả thuyết nghiên cứu . 66
    CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU . 69
    3.1. Quy trình nghiên cứu 69
    3.2. Các nguồn dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu 70
    3.2.1. Dữ liệu sơ cấp . 70
    3.2.2. Dữ liệu thứ cấp . 70
    3.3. Nghiên cứu định tính: . 71
    3.3.1. Phương pháp chuyên gia . 71
    3.3.2. Phương pháp phỏng vấn sâu . 73
    3.4. Nghiên cứu định lượng . 74
    3.4.1. Thiết kế phiếu điều tra 74
    3.4.2. Chọn mẫu khảo sát . 80
    3.4.3. Phương pháp xử lý dữ liệu 81
    3.4.4. Phương pháp phân tích xử lý dữ liệu . 82
    3.5. Mô tả mẫu nghiên cứu 85
    3.6. Phân tích đánh giá công cụ đo lường . 87
    3.6.1. Hệ số tin cậy Cronbach Alpha 87
    3.6.2. Phân tích nhân tố khám phá 91
    CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA GIÁM ĐỐC DOANH
    NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI . 98
    4.1. Khái quát DNNVV trên địa bàn Hà Nội 98
    4.1.1. Đặc điểm chung địa bàn nghiên cứu . 98
    4.1.2. DNNVV trên địa bàn Hà Nội 99
    4.1.3. Các đặc trưng của DNNVV trên địa bàn Hà Nội . 101
    4.2. Yêu cầu về năng lực quản lý của giám đốc DNNVV trên địa bàn Hà Nội đáp
    ứng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế . 104
    4.3. Thực trạng năng lực quản lý giám đốc DNNVV trên địa bàn Hà Nội 107
    4.3.1. Thực trạng kiến thức quản lý của giám đốc DNNVV trên địa bàn Hà Nội
    . 107
    4.3.2. Thực trạng kỹ năng quản lý của giám đốc DNNVV trên địa bàn Hà Nội
    . 109
    4.3.3. Thực trạng thái độ/phẩm chất cá nhân của giám đốc DNNVV trên địa bàn
    Hà Nội 111
    4.3.4. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành năng lực quản lý của
    giám đốc DNNVV trên địa bàn Hà Nội tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
    của doanh nghiệp 114
    4.4. Đánh giá chung năng lực quản lý của giám đốc DNNVV trên địa bàn Hà Nội
    118
    4.4.1. Kết luận từ kết quả nghiên cứu . 118
    4.4.2. Điểm yếu trong năng lực quản lý của giám đốc DNNVV trên địa bàn Hà
    Nội . 120
    4.4.3. Nguyên nhân của các điểm yếu . 122
    CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA GIÁM ĐỐC
    DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 128
    5.1. Định hướng phát triển DNNVV trên địa bàn Hà Nội . 128
    5.1.1. Quan điểm pháp triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Đảng và Nhà nước
    trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 128
    5.1.2. Định hướng phát triển DNNVV trên địa bàn Hà Nội 131
    5.2. Quan điểm nâng cao năng lực quản lý giám đốc DNNVV trên địa bàn Hà Nội
    đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế 133
    5.3. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý của giám đốc DNNVV trên địa bàn Hà
    Nội 135
    5.3.1. Nhóm giải pháp đối với bản thân giám đốc DNNVV 135
    5.3.2. Nhóm giải pháp đối với các DNNVV . 146
    5.3.3. Nhóm giải pháp đối với các cơ sở đào tạo . 148
    5.4. Điều kiện đảm bảo thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực quản lý của
    giám đốc DNNVV trên địa bàn Hà Nội . 151
    5.4.1. Đối với Chính phủ . 151
    5.4.2. Đối đối lãnh đạo chính quyền Thành phố Hà Nội 153
    5.4.3. Đối với các hiệp hội, ngành nghề 153
    KẾT LUẬN 155
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 157
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 158
    PHỤ LỤC . 163
    1. Lý do chọn đề tài
    MỞ ĐẦU
    Hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu thế tất yếu khách quan trong thế giới ngày
    nay. Đối với các nước đang và kém phát triển (trong đó có Việt Nam) thì hội nhập
    kinh tế quốc tế là con đường tốt nhất để rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước
    khác và có điều kiện phát huy hơn nữa những lợi thế so sánh của mình trong phân
    công lao động và hợp tác quốc tế. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh
    nghiệp Việt Nam nói chung và đặc biệt là DNNVV Việt Nam nói riêng đang đứng
    trước một thách thức to lớn là cần làm gì để duy trì và phát triển hoạt động của mình
    để có thể tồn tại và phát triển trong một môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng



    sâu sắc. Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thế giới biến đổi không ngừng, xu hướng hội
    nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, môi trường kinh doanh và cạnh tranh toàn
    cầu ngày càng gay gắt và khốc liệt, đã và đang đặt ra những yêu cầu và thách thức
    lớn với doanh nghiệp Việt Nam và đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp. Trong đó
    yêu cầu xây dựng đội ngũ giám đốc doanh nghiệp hiện đại, có đầy đủ phẩm chất, kiến
    thức, hiểu biết và có năng lực quản lý là một yêu cầu hết cấp thiết đối với các doanh
    nghiệp Việt Nam.
    Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế trong nước và toàn cầu, đặc biệt
    trong giai đoạn khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế vừa qua, mặc dù các
    DNNVV Việt Nam (chiếm tới 97,7% tổng số các doanh nghiệp trên toàn quốc) vẫn
    phát triển và có những đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết các
    vấn đề xã hội cũng như chứng tỏ được tính năng động và linh hoạt trong tận dụng
    được các cơ hội để phát triển trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập. Tuy nhiên, các
    DNNVV vẫn đang phải đối mặt với không ít khó khăn, vốn là những điểm yếu từ
    chính nội tại của doanh nghiệp, thể hiện ở tình trạng thiếu vốn, hiệu quả thấp, tăng
    trưởng chậm, thiếu bền vững, Khắc phục những điểm yếu này, có nhiều nguyên
    nhân và những giải pháp đồng bộ khác nhau.
    Trong đó, vai trò giám đốc doanh nghiệp, người tổng chi huy toàn doanh nghiệp
    đã được nhiều đánh giá, phân tích như là một yếu tố có ý nghĩa quyết định tới sự tồn
    tại và phát triển của doanh nghiệp. Giám đốc doanh nghiệp là người trực tiếp quản
    lý, điều hành toàn diện các hoạt động của doanh nghiệp, quyết định sự thành công
    của doanh nghiệp. Đây là đội ngũ cán bộ quản lý đóng vai trò đầu tàu trong mỗi doanh
    nghiệp và tham gia điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp.
    Với vị thế là Thủ đô, Hà Nội luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo, tập
    trung đầu tư về mọi mặt trong quá trình phát triển, tạo tiền đề quan trọng để Hà Nội
    xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, giám đốc
    DNNVV trên địa bàn Hà Nội luôn có điều kiện phát huy tối đa năng lực quản lý của
    mình nhưng đồng thời sẽ phải đối mặt với những yêu cầu về năng lực quản lý cao
    hơn so với các địa phương khác trong cả nước.
    Trước đòi hỏi của đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, yêu cầu phát triển của
    các DNNVV trên địa bàn Hà Nội đã đặt ra những yêu cầu mới về năng lực quản lý
    của các giám đốc DNNVV phải được xây dựng đáp ứng yêu cầu của quá trình hội
    nhập kinh tế quốc tế. Bản thân giám đốc các DNNVV cần phải nâng cao tính chuyên
    nghiệp trong quản lý nhằm tạo nên sự khác biệt trong dịch vụ để nâng cao tính cạnh
    tranh của doanh nghiệp. Việc nâng cao năng lực quản lý cho các giám đốc doanh
    nghiệp sẽ giúp cho các doanh nghiệp thích ứng được với quá trình hội nhập kinh tế
    quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay cũng như góp phần phát triển chính doanh
    nghiệp.
    Vậy, năng lực quản lý của giám đốc DNNVV được hiểu như thế nào? Cho đến
    nay chưa có khung năng lực quản lý được thống nhất sử dụng của giám đốc doanh
    nghiệp nói chung và cho DNNVV nói riêng. Mặt khác cũng chưa có nghiên cứu cụ
    thể hoặc chung nhất về năng lực quản lý của giám đốc DNNVV nói chung và cho
    giám đốc DNNVV trên địa bàn Hà Nội nói riêng.
    Xuất phát từ những lý do và tính cấp thiết như trên, tác giả lựa chọn chủ đề:
    “Nâng cao năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà
    Nội” làm đề tài luận án Tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế của mình.
     
Đang tải...