Thạc Sĩ Nâng cao năng lực nhận thức của học sinh thông qua dạy học chương Crom, sắt, đồng chương trình Hóa h

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Củ Đậu Đậu, 7/4/14.

  1. Củ Đậu Đậu

    Bài viết:
    991
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Abstract: Nghiên cứu cơ sở lí luận về phát triển năng lực nhận thức của học sinh
    trong quá trình dạy - học hoá học. Các phương pháp và phương tiện dạy học sử dụng
    trong giảng dạy Hoá học. Lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học và phương
    tiện dạy học phù hợp để thiết kế bài giảng chương crom, sắt, đồng – Hóa học lớp 12
    nâng cao. Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập ở các mức độ nhận thức khác nhau
    nhằm nâng cao được năng lực nhận thức và tư duy của học sinh. Thực nghiệm sư
    phạm nhằm đánh giá chất lượng, tính hiệu quả của các bài giảng trong việc nâng cao
    năng lực nhận thức và tư duy của HS.
    Keywords: Phương pháp giảng dạy; Hóa học; Lớp 12; Năng lực nhận thức
    Content
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Trong quá trình dạy học Hóa học cần phải giải đáp được ba câu hỏi lớn:
    - Dạy và học Hóa học để làm gì (mục đích và nhiệm vụ của môn Hóa học)?
    - Dạy và học cái gì (nội dung môn Hóa học)?
    - Dạy và học như thế nào (phương pháp, phương tiện, tổ chức việc dạy và việc học)?
    Ba câu hỏi trên liên quan đến ba nhiệm vụ cơ bản của phương pháp dạy học hóa học:
    Nhiệm vụ thứ nhất đòi hỏi phải làm sáng tỏ mục đích của việc dạy và học môn Hóa học
    trong trường phổ thông: không chỉ chú ý nhiệm vụ cung cấp và tiếp thu nền học vấn Hóa học
    phổ thông mà còn phải chú ý tới nhiệm vụ giáo dục thế giới quan, đạo đức cách mạng và
    nhiệm vụ phát triển tiềm lực trí tuệ cho học sinh.
    Nhiệm vụ thứ hai đòi hỏi phải xây dựng nội dung môn Hóa học trong nhà trường phổ
    thông Việt Nam đáp ứng được những yêu cầu của đất nước trong giai đoạn mới.
    Nhiệm vụ thứ ba đòi hỏi phải nghiên cứu chỉ ra được những phương pháp, phương tiện
    dạy học, hình thức tổ chức việc dạy và việc học tối ưu, trong đó trước hết chú ý nghiên cứu
    việc giảng dạy của giáo viên và đi liền là việc học của học sinh.
    Trong quá trình dạy học ở trường THPT, bản thân tôi và các đồng nghiệp luôn cố gắng
    dạy học làm sao để học sinh nắm vững được kiến thức, hình thành thế giới quan, khơi dậy cho
    các em hứng thú học tập, rèn tính tự giác, tích cực, chủ động góp phần phát triển tiềm lực trí
    tuệ, phát triển năng lực nhận thức cho các em học sinh.
    Hoá học là bộ môn khoa học thực nghiệm nên có rất nhiều khả năng trong việc phát triển
    năng lực nhận thức cho học sinh ở nhiều góc độ.
    Trong chương trình Hoá học phổ thông, tôi nhận thấy phần Crom, Sắt, Đồng có nội dung
    hết sức phong phú, đa dạng, có nhiều ứng dụng quan trọng trong cuộc sống. Vì vậy việc sử
    dụng phương pháp và phương tiện dạy học chương Crom - Sắt - Đồng sao cho hiệu quả, có
    tác dụng tích cực đến việc giáo dục, rèn luyện, nâng cao năng lực nhận thức và tư duy của học
    sinh – là việc làm cần thiết và quan trọng.
    Đó là lí do tôi chọn đề tài: “Nâng cao năng lực nhận thức của học sinh thông qua dạy học
    chương Crom, sắt, đồng (Hoá học lớp 12 – chương trình nâng cao)”
    2. Lịch sử nghiên cứu
    Việc nghiên cứu phương pháp dạy học hóa học ở trường THPT đã được nhiều tác giả trong
    và ngoài nước quan tâm như: Apkin G.L, Xereda.I.P, PGS.TS.Nguyễn Xuân Trường,
    PGS.TS.Đặng Thị Oanh, PGS.TS.Trần Trung Ninh (Đại học sư phạm Hà Nội) .
    Đã có nhiều luận văn nghiên cứu về phát triển năng lực nhận thức và tư duy cho học sinh
    thông qua hệ thống bài tập hóa học . Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu
    một cách cụ thể về nâng cao năng lực nhận thức của học sinh thông qua dạy học môn hóa học
    lớp 12 chương crom, sắt, đồng.
    3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
    3.1. Mục tiêu: Thiết kế bài giảng có tính phương pháp luận nhằm nâng cao năng lực nhận
    thức cho học sinh thông qua chương Crom, sắt, đồng (lớp 12 - chương trình nâng cao).
    3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Nghiên cứu cơ sở lí luận về phát triển năng lực nhận thức của học sinh trong quá trình dạy -học Hoá học.
    - Các phương pháp và phương tiện dạy học sử dụng trong giảng dạy Hoá học.
    - Lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học và phương tiện dạy học phù hợp để thiết kế
    bài giảng chương crom, sắt, đồng – Hóa học lớp 12 nâng cao.
    - Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập ở các mức độ nhận thức khác nhau nhằm nâng cao
    được năng lực nhận thức và tư duy của học sinh.
    - Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá chất lượng, tính hiệu quả của các bài giảng trong việc
    nâng cao năng lực nhận thức và tư duy của HS.
    4. Mẫu khảo sát và phạm vi nghiên cứu
    - Mẫu khảo sát: Học sinh lớp 12 của 2 trường
    + THPT Dương Xá (Gia Lâm – Hà Nội)
    + THPT Nguyễn Gia Thiều (Long Biên – Hà Nội)
    - Phạm vi về nội dung: Đề tài giải quyết 05 nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra ở mục 3.
    - Phạm vi về thời gian: 02/2011 -04/2012
    5. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
    5.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hoá học lớp 12 (chương crom, sắt, đồng –
    Chương trình nâng cao) ở trường THPT.
    5.2. Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống bài giảng hoá học về chương Crom, sắt, đồng (lớp 12 –
    Chương trình nâng cao) nhằm nâng cao năng lực nhận thức và tư duy cho học sinh.
    6. Câu hỏi nghiên cứu.
    Thiết kế bài giảng lớp 12 chương crom, sắt, đồng như thế nào để có thể nâng cao năng
    lực nhận thức và tư duy của học sinh?
    7. Giả thuyết khoa học
    Trong quá trình giảng dạy chương Crom, sắt, đồng, nếu giáo viên kết hợp hiệu quả các
    phương pháp, phương tiện dạy học, sử dụng hệ thống bài tập phong phú sâu sắc sẽ phát huy
    được tính tích cực, chủ động của học sinh từ đó nâng cao năng lực nhận thức và tư duy của
    các em.
    8. Phương pháp nghiên cứu.
    Để thực hiện được mục đích, nhiệm vụ mà đề tài đã đề ra, trong quá trình nghiên cứu chúng
    tôi đã kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu.
    8.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
    - Cơ sở lí luận của đề tài được xây dựng dựa trên sự phân tích và tổng hợp các nguồn
    tài liệu có liên quan đến đề tài, ví dụ như: sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo, nội
    dung chương trình, các sách về quá trình nhận thức và tư duy của học sinh, sách về kim loại
    crom, sắt, đồng, các luận văn của đồng nghiệp Trên cơ sở đó chúng tôi xây dựng cơ sở lý
    luận của đề tài:
    + Nghiên cứu lý luận về vấn đề phát triển năng lực nhận thức rèn luyện tư duy cho học
    sinh.
    + Nghiên cứu về phương pháp luận để lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp trong
    quá trình giảng dạy chương crom, sắt, đồng.
    - Phương pháp dạy học ( các phương pháp trực quan, vấn đáp . và hệ thống bài tập
    theo các mức độ nhận thức khác nhau ).
    8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    Việc tiến hành quan sát sư phạm, thăm dò, điều tra, phỏng vấn tìm hiểu thực tiễn
    giảng dạy chương crom, sắt, đồng, tiến hành trao đổi kinh nghiệm với các thầy cô giáo và các
    đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy nhằm đưa ra giả thuyết và tìm kiếm các
    luận cứ thực tế cho đề tài.
    8.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm và xử lý kết quả thực nghiệm
    Từ việc tiến hành thực nghiệm sư phạm và xử lý kết quả thực nghiệm có thể tìm ra các
    luận cứ chứng minh cho vấn đề khoa học đặt ra ở giả thuyết là đúng đắn và có tính khả thi cao
    khi áp dụng vào giảng dạy bộ môn Hoá học tại trường THPT.
    Phương pháp toán học: áp dụng toán thống kê để xử lý các số liệu thực nghiệm sư
    phạm.
    9. Cấu trúc luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ l ục, nội dung
    chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.
    Chương 2: Một số biện pháp nâng cao năng lực nhận thức của học sinh thông qua dạy
    học chương Crom – Sắt – Đồng (Lớp 12- Chương trình nâng cao).
    Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
     
Đang tải...