Báo Cáo Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Ðảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đại hội X của Đảng họp vào lúc toàn Đảng, toàn dân ta kết thúc 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IX và đã trải qua 20 năm đổi mới.



    Đại hội có nhiệm vụ: kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010, nhìn lại 20 năm đổi mới; quyết định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010; kiểm điểm sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, đề ra phương hướng, nhiệm vụ xây dựng Đảng; bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng; bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X.



    I- KIỂM ĐIỂM 5 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI IX CỦA ĐẢNG VÀ NHÌN LẠI 20 NĂM ĐỔI MỚI



    Năm năm qua, bên cạnh những thuận lợi do tiến trình đổi mới tạo ra, nước ta cũng gặp không ít khó khăn, thách thức do những yếu kém vốn có của nền kinh tế trình độ thấp; thiên tai, dịch bệnh xảy ra ở nhiều nơi; tình hình thế giới và khu vực diễn biến hết sức phức tạp, nhất là sau sự kiện ngày 11-9-2001 ở Mỹ; kinh tế thế giới và khu vực đan xen những biểu hiện suy thoái, phục hồi và phát triển, sự cạnh tranh và chính sách bảo hộ bất bình đẳng của một số nước . Trong hoàn cảnh đó, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta ra sức phấn đấu thực hiện Nghị quyết Đại hội IX và đã đạt những thành tựu rất quan trọng:



    1. Nền kinh tế đã vượt qua thời kỳ suy giảm, đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và phát triển tương đối toàn diện



    Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm sau tăng cao hơn năm trước, bình quân trong 5 năm 2001 - 2005 là 7,51%, đạt mức kế hoạch đề ra. Kinh tế vĩ mô tương đối ổn định, các quan hệ và cân đối chủ yếu trong nền kinh tế (tích luỹ - tiêu dùng, thu - chi ngân sách, .) được cải thiện; việc huy động các nguồn nội lực cho phát triển có chuyển biến tích cực, tỉ lệ huy động GDP vào ngân sách nhà nước vượt dự kiến. Tổng vốn đầu tư vào nền kinh tế tăng nhanh đã làm tăng đáng kể năng lực sản xuất kinh doanh, tạo nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh, hoàn thành và đưa vào sử dụng nhiều công trình lớn về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tăng cường tiềm lực và cơ sở vật chất - kỹ thuật của nền kinh tế.



    Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đến năm 2005, tỉ trọng giá trị nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp trong GDP còn 20,9% (kế hoạch 20 - 21%), công nghiệp và xây dựng 41% (kế hoạch 38 - 39%), dịch vụ 38,1% (kế hoạch 41 - 42%). Các thành phần kinh tế đều phát triển.



    Hoạt động kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế có bước tiến mới rất quan trọng. Một số sản phẩm đã có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Xuất khẩu, nhập khẩu có tốc độ tăng trưởng khá, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 50% GDP. Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) liên tục tăng qua các năm. Đã có một số dự án đầu tư ra nước ngoài.



    Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bước đầu được xây dựng. Thị trường hàng hoá phát triển tương đối nhanh; một số loại thị trường mới đã hình thành.



    2. Văn hoá và xã hội có tiến bộ trên nhiều mặt; việc gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội có chuyển biến tốt; đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện



    Giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển và được đầu tư nhiều hơn. Cơ sở vật chất được tăng cường. Quy mô đào tạo mở rộng, nhất là ở bậc trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Trình độ dân trí được nâng lên.



    Khoa học và công nghệ góp phần tích cực vào việc hoạch định đường lối, chính sách, điều tra đánh giá tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh.



    Công tác xoá đói giảm nghèo được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức, biện pháp; đến cuối năm 2005, tỉ lệ hộ nghèo (theo chuẩn Việt Nam cho giai đoạn 2001 - 2005) còn 7% (năm 2001 là 17,5%, kế hoạch là 10%). Đã kết hợp tốt các nguồn lực của Nhà nước và nhân dân, xây dựng nhiều công trình kết cấu hạ tầng kinh tế, văn hoá, xã hội cho các vùng nông thôn, miền núi, vùng dân tộc.



    Trong 5 năm, tạo việc làm cho 7,5 triệu lao động. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 5,7 triệu đồng năm 2000 lên trên 10 triệu đồng năm 2005.



    Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân đạt nhiều kết quả: mở rộng mạng lưới y tế, đặc biệt là y tế cơ sở; khống chế và đẩy lùi một số dịch bệnh nguy hiểm; tuổi thọ trung bình của dân số nước ta tăng từ 67,8 (năm 2000) lên 71,5 (năm 2005).



    Hoạt động văn hoá, thông tin, báo chí, thể dục thể thao . có tiến bộ trên một số mặt. Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá", các phong trào đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc người có công, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, thương binh, gia đình liệt sĩ, các hoạt động nhân đạo, từ thiện . thu hút sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp nhân dân.



    3. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng và an ninh được tăng cường; quan hệ đối ngoại có bước phát triển mới



    Độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Quân đội nhân dân và Công an nhân dân có nhiều thành tích trong xây dựng lực lượng, nâng cao tinh thần chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu. Việc kết hợp phát triển kinh tế với quốc phòng ở một số địa bàn có hiệu quả. Thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được củng cố.



    Hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước và nhân dân phát triển mạnh, góp phần giữ vững môi trường hoà bình, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Đã giải quyết được một số vấn đề về biên giới, lãnh thổ, vùng chồng lấn trên biển với một số quốc gia; chủ động và tích cực tham gia các diễn đàn thế giới; tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế và khu vực tại Việt Nam.



    4. Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có tiến bộ trên cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc được phát huy



    Quốc hội có những đổi mới quan trọng trong công tác lập pháp, tiếp tục sửa đổi, bổ sung Hiến pháp và hệ thống pháp luật; cải tiến quy trình xây dựng luật, đã thông qua 58 luật và 43 pháp lệnh mới, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý nhà nước, vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế.



    Đã tăng cường một bước tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; phân định cụ thể hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Chính phủ, của các bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp, đồng thời thực hiện sự phân cấp nhiều hơn. Các hoạt động tư pháp và công tác cải cách tư pháp có những chuyển biến tích cực
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...