Chuyên Đề Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ xã Nậm Sỏ, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần mở đầu.

    1- Lý do chọn đề tài.
    Trong thời kỳ mới, Đảng ta tiếp tục thực hiện chủ trương phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt và phát triển văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội. Sự nghiệp CNH,HĐH càng phát triển và đi vào chiều sâu, càng đòi hỏi tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) với tư cách là hạt nhân lãnh đạo chính trị phải trong sạch, vững mạnh, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng.
    Qua 82 năm chiến đấu xây dựng và trưởng thành, Đảng cộng sản Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống tổ chức chính trị vững mạnh từ Trung ương đến cơ sở, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ và khẳng định vai trò là Đảng duy nhất cầm quyền, lãnh đạo đưa đất nước từng bước quá độ lên CNXH, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc và các thành quả cách mạng đã giành được. Một trong những đóng góp hết sức quan trọng vào những thành công của cách mạng đó chính là hệ thống tổ chức Đảng cơ sở. Trong suốt quá trình cách mạng, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng XHCN, đặc biệt ngày nay trong sự nghiệp đổi mới đất nước, tổ chức Đảng ở cơ sở đã luôn làm tốt vai trò, nhiệm vụ của mình, là nền tảng của Đảng, là hạt nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã ghi rõ "Những thành tựu đã đạt được, những tiềm năng đã khai thác, những kinh nghiệm có giá trị đều bắt nguồn từ sự nỗ lực phấn đấu của quần chúng ở cơ sở mà hạt nhân là tổ chức Đảng".
    Thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo nhằm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Thực hiện mục tiêu: “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Thành tựu của hai mươi sáu năm đổi mới đã đưa đất nước ta sang một trang sử mới. Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội phát triển, an ninh – quốc phòng được giữ vững, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.
    Bên cạnh những thuận lợi là vậy, song vẫn còn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Đảng ta nhận định, thách thức chủ yếu vẫn là nguy cơ bên trong. Nổi lên là: “ Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn và đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp, cùng sự phân hóa giàu nghèo và sự lãnh đạo, quản lý, điều hành của nhiều cấp, nhiều ngành còn yếu kém, làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đe dọa sự ổn định, phát triển của đất nước”.
    Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, đòi hỏi Đảng ta, các tổ chức cơ sở Đảng phải đổi mới chính mình, củng cố xây dựng đội ngũ để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu giải quyết những vấn đề nảy sinh từ cơ sở. Do đó Đảng ta phải thường xuyên chăm lo xây dựng, củng cố và nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng.Với ý nghĩa quan trọng của tổ chức cơ sở Đảng, để đóng góp vào việc xây dựng tổ chức cơ sở Đảng, đáp ứng yêu cầu sự
    nghiệp đổi mới, trên cơ sở vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng vào thực tiễn.
    Trong Nghị quyết Trung ương 6 (khoá X) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng đã nêu rõ những yếu kém của tổ chức cơ sở đảng đó là:
    - Nhiều cấp uỷ chưa thật sự coi trọng vị trí then chốt công tác xây dựng Đảng.Chưa dành thời gian, công sức để tập trung chỉ đạo xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng.
    - Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, khả năng nhận thức, vận dụng, cụ thể hoá, tổ chức thực hiện các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của cấp uỷ cấp trên của tổ chức cơ sở đảng còn yếu, chưa đủ sức phát hiện, giải quyết những vấn đề phức tạp xảy ra ở cơ sở; có tổ chức cơ sở đảng bị mất sức chiến đấu.
    - Trong sinh hoạt ở cơ sở còn những yếu kém:
    + Nhiều cấp uỷ, Đảng bộ, chi bộ chưa thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng.
    + Nội dung sinh hoạt đảng chậm đổi mới, nhiều nơi còn mang tính hình thức.
    + Coi trọng nội dung đổi mới phương thức lãnh đạo và phong cách lề lối làm việc bệnh thành tích còn khá phổ biến.
    Đặc biệt báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội XI cũng trình bày rõ nhiệm vụ “XÂY DỰNG ĐẢNG TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH, NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG”.
    Càng cho thấy rõ hơn khi nghien cứu tài liệu học tập Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XI: “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” Trong đó “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng là rất quan trọng và cấp bách.
    Với vị trí, vai trò và tầm quan trọng của tổ chức cơ sở đảng như vậy nên em lựa chọn chuyên đề : “ Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ xã Nậm Sỏ, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu” làm chuyên đề tốt nghiệp hệ trung cấp lý luận chính trị - hành chính của em tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam.Trong khuôn khổ của đề tài này em sẽ làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, thực trạng về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ xã Nậm Sỏ, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu, đồng thời đưa ra những ưu điểm, mặt mạnh, những yếu kém tồn tại và một số giải pháp cụ thể để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ xã Nậm Sỏ, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu, trong giai đoạn mới.
    2. Mục đích nghiên cứu:
    - Từ khảo sát thực trạng chất lượng tổ chức cơ sở Đảng.
    - Nhằm đề ra chất lượng, giải pháp góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ xã Nậm Sỏ trong giai đoạn hiện nay.
    3. Nhiệm vụ của đề tài.
    - Làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng.
    - Nghiên cứu thực trạng năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ xã Nậm Sỏ, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.
    - Tìm ra nguyên nhân của thực trạng của Đảng bộ xã Nậm Sỏ trong thời gian tới.
    - Đề xuất giải pháp nhằm tham mưu cho các cấp lãnh đạo xem xét vận dụng để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vu mới.
    4: Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề.
    Những giải pháp nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ xã Nậưm Sỏ, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.
    5: khách thể nghiên cứu.
    - Tổ chức Đảng


    Cán bộ, Đảng viên trên địa bàn
    Quần chúng nhân dân
    6: Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề.
    - Thời gian: từ năm 2009 đến 2011
    - Không gian: trên địa bàn xã Nậm Sỏ, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai châu.

    7: Phương pháp nghiên cứu.
    - Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
    - Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
    - Phương pháp quan sát, phỏng vấn, điều tra xã hội học.
    - Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hoá.
    8: Kết cấu của chuyên đề.
    Tiểu luận được kết cấu thành 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng.
    Chương 2: Thực trạng năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ xã Nậm Sỏ, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu, trong những năm qua.
    Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ xã Nậm Sỏ trong thời gian tới.

    MỤC LỤC

    Phần mở đầu. 1
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG 6
    1.1. Một số khái niệm có liên quan. 6
    -Tổ chức cơ sở Đảng: 6
    1.2- Vị trí, vai trò của tổ chức cơ sở Đảng: 9
    1.2.1. Quan điểm của Mác - Lê nin về tổ chức cơ sở đảng. 9
    1.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 10
    1.2.3. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam. 11
    1.3- Chức năng, nhiệm vụ tổ chức cơ sở Đảng. 12
    1.3.1.Chức năng. 12
    1.3.2. Nhiệm vụ: 13
    Chương 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ XÃ NẬM SỎ, HUYỆN TÂN UYÊN, TỈNH LAI CHÂU TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA 15
    2.1. hái quát đặc điểm tình hình tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Nậm Sỏ, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu. 15
    2.1.1.Đặc điểm về tự nhiên. 15
    2.1.2.Đặc điểm về kinh tế. 15
    2.1.3.Đặc điểm về xã hội. 15
    2.2.Tình hình Đảng bộ xã Nậm Sỏ, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu. 16
    2.2.1.Về hệ thống tổ chức. 16
    *Số lượng-cơ cấu: 16
    2.2.2. Tình hình hoạt động của Đảng bộ xã Nậm Sỏ, Huyện Tân Uyên. 16
    2.3.Thực trạng năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ xã Nậm Sỏ những năm vừa qua: 17
    2.3.1.Những kết quả đạt được: 17
    2.3.1.6. Thực hiện tự phê bình và phê bình. 21
    2.3.2. Những hạn chế: 21
    Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ XÃ NẬM SỎ, HUYỆN TÂN UYÊN, TỈNH LAI CHÂU 24
    3.1. Mục tiêu và phương hướng: 24
    3.2.Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ xã Nậm Sỏ: 25
    3.2.1. Xác định đúng nhiệm vụ chính trị ở cơ sở và chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ: 25
    3.2.2. Đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh. 27
    3.2.3. Nâng cao phẩm chất năng lực đội ngũ cán bộ và đảng viên trong Đảng bộ: 28
    3.2.4. Công tác phát triển đảng viên: 30
    3.2.5. Đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng: 31
    3.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra Đảng: 33
    3.2.7. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng bộ đối với chính quyền và các đoàn thể: 35
    3.2.8. Đề cao trách nhiệm và tăng cường sự chỉ đạo hướng dẫn kiểm tra của cấp trên. 37
    KẾT LUẬN 38
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...