Thạc Sĩ Nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị cơ sở vù

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận
    Định dạng file word


    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã thu được những thành
    tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới đòi hỏi phải
    có một đội ngũ cán bộ mới thích ứng với nó, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt,
    trong đó cán bộ lãnh đạo chủ chốt của hệ thống chính trị cơ sở có tầm quan trọng đặc
    biệt.
    Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đã nhận thức rõ tầm quan trọng của
    công tác cán bộ đối với sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản. Lênin khẳng định:
    “Trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không
    tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong
    có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào” [11, tr.473].
    Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của công tác cán bộ. Theo
    người "cán bộ là cái gốc của mọi công việc", "công việc thành công hay thất bại là do
    cán bộ tốt hay kém" [10, tr.478-492].
    Thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trải qua các thời kỳ
    cách mạng, Đảng ta đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ lãnh đạo, nhất là cán bộ chủ
    chốt của hệ thống chính trị các cấp trung thành với Tổ quốc, với lý tưởng, có phẩm chất,
    năng lực thực tiễn và bản lĩnh chính trị vững vàng, gắn bó máu thịt với nhân dân, đáp
    ứng được nhiệm vụ lịch sử đặt ra góp phần to lớn vào những thắng lợi của sự nghiệp
    cách mạng nước ta.
    Trong sự nghiệp đổi mới, Đảng ta chủ trương tiếp tục xây dựng, củng cố đội ngũ
    cán bộ lãnh đạo chủ chốt, trong đó có đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở để hoàn thành
    nhiệm vụ nặng nề và quan trọng mà sự nghiệp cách mạng đang đặt ra. Nghị quyết Hội
    nghị Trung ương 5 (khóa IX) Đảng Cộng sản Việt Nam đã đánh giá: "Trong thời gian
    qua, hệ thống chính trị ở cơ sở hiện nay còn nhiều yếu kém, bất cập trong công tác lãnh
    đạo, quản lý, tổ chức thực hiện và vận động quần chúng . Đội ngũ cán bộ cơ sở ít được
    đào tạo, bồi dưỡng; chính sách đối với cán bộ cơ sở còn chắp vá" [5, tr.166]. Vì vậy,
    nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở trở thành nhiệm vụ mang
    tính cấp bách và có tầm quan trọng đặc biệt.
    Ninh Thuận là tỉnh cực nam Trung bộ nằm ở vị trí ngã ba quốc lộ 27 và 1A nối
    liền các thành phố Nha Trang, Phan Thiết, Đà Lạt, có bờ biển dài l05km, có đường sắt
    Thống nhất đi qua; thuộc khu vực kinh tế miền Đông Nam bộ. Là một tỉnh còn nhiều
    khó khăn, có người Chăm sinh sống nhiều nhất nước với 62.646 người (chiếm trên 50%
    số người Chăm trong cả nước).
    Dân tộc Chăm là dân tộc hình thành và phát triển lâu đời. Trong lịch sử nền văn
    hoá Chăm đã có thời kỳ phát triển rực rỡ. Đến thế kỷ XVIII dân tộc Chăm trở thành một
    bộ phận trong đại gia đình dân tộc Việt Nam, đoàn kết cùng các dân tộc anh em trong
    các cuộc chiến tranh giữ nước và dựng nước.
    Trong những năm vừa qua, cùng với cả nước thực hiện công cuộc đổi mới của
    Đảng, vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận đã có những bước phát triển đáng kể về kinh
    tế, chính trị, văn hoá - xã hội. Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân không ngừng
    được nâng lên . Tuy nhiên, bên cạnh những mặt được, vùng đồng bào Chăm sinh sống
    ở Ninh Thuận vẫn còn nhiều vấn đề đang đặt ra đòi hỏi cần được khắc phục, giải quyết.
    Trước hết, về cơ bản vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận còn nghèo hơn so với
    nhiều khu vực khác, kết cấu hạ tầng chậm phát triển, sản xuất chủ yếu là trồng trọt, chăn
    nuôi nhỏ lẻ, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân còn hạn chế.
    Là một dân tộc thiểu số có những đặc thù và lịch sử văn hoá, có những vấn đề phức tạp
    trong quan hệ nội bộ dân tộc và quan hệ với dân tộc khác, có mối quan hệ với nước ngoài về
    dân tộc, tôn giáo, có ảnh hưởng, tác động chi phối nhiều mặt đời sống kinh tế chính trị, xã hội
    của vùng đồng bào Chăm. Trong âm mưu chống phá cách mạng nước ta, lợi dụng vấn đề dân
    tộc thì dân tộc Chăm là một trong những mục tiêu trọng điểm của các thế lực thù địch. Thời
    gian gần đây đã có những xung đột cục bộ, gây hằn thù dân tộc, gây mất ổn định ở địa
    phương .
    Đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở vùng đồng bào Chăm hiện nay bên cạnh những
    thành tích đã đạt được vẫn còn nhiều lúng túng, chưa tổ chức nhân dân phát huy khai
    thác những tiềm năng thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội, chưa tuyên truyền vận
    động nhân dân phát huy được những giá trị tiên tiến của văn hoá dân tộc và đấu tranh
    chống những tư tưởng lạc hậu, lệch lạc phản động, xây dựng đời sống văn hoá mới .
    Công tác cán bộ còn nhiều hạn chế chưa tập hợp được đại đa số những cá nhân ưu tú
    của cộng đồng dân tộc Chăm tham gia, thiếu quy hoạch mang tính chiến lược. Hệ thống
    chính trị ở cơ sở vùng đồng bào Chăm hoạt động còn lúng túng, kém hiệu quả .
    Thực tiễn cho thấy, do đặc thù về văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo và phong tục, tập
    quán cùng với những tác động về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị và xã hội, đòi hỏi
    công tác tổ chức quản lý, lãnh đạo chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào
    Chăm cũng mang tính đặc thù. Vì vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống
    chính trị cơ sở vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận đáp ứng được nhiệm vụ trong giai
    đoạn mới nổi lên như một đòi hỏi khách quan mang tính cấp thiết, trong giai đoạn hiện
    nay.
    Với những lý do đó, tác giả lựa chọn vấn đề "Nâng cao năng lực lãnh đạo của
    đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận"
    làm đề tài luận văn thạc sĩ Chính trị học.
    2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
    Công tác cán bộ nói chung và năng lực cán bộ lãnh đạo nói riêng đã được nhiều
    học giả quan tâm. Đã có nhiều công trình trong và ngoài nước về vấn đề này được công
    bố:
    Chẳng hạn: "Mác - Ăngghen - Lênin - Stalin về vấn đề cán bộ" (Sự thật, Hà Nội,
    1974); "Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ" (PGS.TS Bùi Đình
    Phong, Nxb Lao động, Hà Nội, 2002); “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng
    đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” (Nxb
    Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001) của PGS.TS Nguyễn Phú Trọng (chủ biên); "Cơ cấu
    và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thông chính trị đổi mới” (KX.05.11,
    Hà Nội, 1994 - chủ nhiệm Trần Xuân Sầm); "Mẫu hình và con đường hình thành cán bộ
    lãnh đạo chính trị chủ chốt cơ sở" (chủ nhiệm GS.TS Đỗ Nguyên Phương); "Xây dựng
    các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đào tạo vùng Chăm Nam Trung bộ"
    (Ban Khoa giáo Trung ương); "Nghiên cứu, xây dựng các giải pháp tư tưởng góp phần
    giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào Chăm ở Nam Trung
    bộ" (Đề tài KHBĐ 2004-36, Ban Tư tưởng văn hoá Trung ương, 2006 chủ nhiệm
    Trương Minh Tuấn) .
    Một số luận án thạc sĩ bảo vệ tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh như:
    "Nâng cao năng lực cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã vùng đồng bằng Bắc bộ ở nước ta
    hiện nay" của Mai Đức Ngọc, 2002; "Nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ
    cán bộ chủ chốt cấp cơ sở" của Phan Văn Hai, 1997; "Xây đựng đội ngũ cán bộ trong
    hệ thống chính trị cấp xã Ở đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn hiện nay” của Nguyễn
    Minh Châu, 2003; "Luật tục Chăm và sự vận dụng trong quản lý nhà nước của chính
    quyền cấp xã ở Ninh Thuận" của Trương Tiến Hưng, 2004; "Tư tưởng Hồ Chí Minh về
    công tác cán bộ với việc nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp
    cơ sở ở Thanh Hoá hiện nay" của Bùi Khắc Hằng, 2004 . Ngoài ra còn nhiều bài báo
    của nhiều nhà nghiên cứu đăng trên các báo, tạp chí khoa học về vấn đề cán bộ và nâng
    cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị.
    Qua phân tích kết quả nghiên cứu của các công trình trên cho thấy, chưa có công
    trình nào nghiên cứu vấn đề "Nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ
    chốt hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận" một cách toàn diện,
    sâu sắc, hệ thống dưới góc độ Chính trị học. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc kết
    quả nghiên cứu đã được công bố, cùng với những tìm tòi, điều tra, nghiên cứu, tôi hy
    vọng làm cho vấn đề này được trình bày một cách có hệ thống, sáng rõ hơn.
    3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
    3.1. Mục đích của luận văn
    Luận văn có mục đích làm sáng rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao năng lực
    cho cán bộ chủ chết của hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận. Từ
    đó đề xuất phương hướng và giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống
    chính trị cơ sở vùng đồng bào Chăm có đủ năng lực đáp ứng được nhiệm vụ trong giai
    đoạn cách mạng mới.
    3.2. Nhiệm vụ của luận văn
    - Làm rõ cơ sở khoa học về lý luận và thực tiễn về công tác cán bộ và việc nâng
    cao năng lực cho đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào
    Chăm trong thời kỳ mới.
    - Khảo sát điều tra đầy đủ, có hệ thống về thực trạng năng lực, hiệu quả lãnh đạo
    quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào Chăm
    Ninh Thuận.
    Xác định phương hướng và đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng
    lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào
    Chăm Ninh Thuận.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Về mặt lý luận:
    Luận văn nghiên cứu vấn đề năng lực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của hệ
    thống chính trị cấp cơ sở vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận dưới góc độ Chính trị học.
    Trên cơ sở quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và
    công tác cán bộ luận văn đi sâu làm rõ vai trò, vị trí của đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở,
    khái niệm, yếu tố cấu thành năng lực cán bộ lãnh đạo chủ chốt của hệ thống chính trị cơ
    sở để trên cơ sở đó xây dựng phương hướng, giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán
    bộ lãnh đạo chủ chốt của hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận.
    - Về mặt thực tiễn:
    Do điều kiện về quy mô, thời gian của luận văn và khả năng có hạn nên đề tài chỉ
    tập trung nghiên cứu năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của hệ
    thống chính trị cơ sở vùng, đồng bào Chăm Ninh Thuận gồm Bí thư, Phó Bí thư Đảng
    uỷ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp cơ sở (cấp xã)
    gồm 12 xã, thị trấn tập trung trong đồng bào Chăm sống ở Ninh Thuận.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp phân tích và tổng
    hợp, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp so sánh, quy nạp . để giải quyết
    những nhiệm vụ mà đề tài đã đặt ra.
    6. Đóng góp của luận văn
    Qua kết quả nghiên cứu, dưới góc độ Chính trị học, đề tài góp phần phác thảo bức
    tranh khái quát về thực trạng và những vấn đề đang đặt ra đối với yêu cầu nâng cao
    năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của hệ thống chính trị cơ sở
    vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận.
    - Trên cơ sở những căn cứ lý luận thực tiễn khoa học đề tài góp phần đề ra giải
    pháp giúp cho các cấp địa phương tham khảo trong việc xây dựng chiến lược cán bộ
    lãnh đạo chủ chốt cơ sở trong giai đoạn mới.
    - Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo cho Trường chính trị tỉnh
    Ninh Thuận trong xây dựng chương trình nội dung đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ
    nói chung, cán bộ lãnh đạo chủ chốt của hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào Chăm
    Ninh Thuận nói riêng trong quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở.
    7. Kết cấu luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
    chương, 9 tiết.


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1.
    2.
    3.
    4.
    5.
    6.
    7.
    8.
    9.
    Phan Xuân Biên (chủ biên) (1989), Người Chăm ở Thuận Hải, Sở Văn hoá-thông
    tin Thuận Hải.
    Công báo số 171 (1826).
    Cục thống kê tỉnh Ninh Thuận (2001), Niên giám Thống kê tỉnh Ninh Thuận 2000.
    Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần
    thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành
    Trung ương khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    Bùi Hiền và nhóm tác giả (2001), Từ điển Giáo dục học, Nxb Từ điển bách khoa,
    Hà Nội.
    Học viện Hành chính Quốc gia, Viện Nghiên cứu Hành chính (2002), Một số thuật
    ngữ hành chính, Nxb Thế giới mới, Hà Nội.
    Học viên Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2004), Giáo trình TCLLCT, Nhà nước
    và pháp luật, Quản lý Hành chính, T3, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
    Hồ Chí Minh (1993), Về Đảng Cộng sản Việt Nam, T1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
    Nội.
    10. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 5, Nxb Sự thật, Hà Nội.
    11. V.I.Lênin (1984), Toàn tập, Tập 43, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
    12. PGS.TS Bùi Đình Phong (2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán
    bộ, Nxb Lao động, Hà Nội.
    13. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2001), Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam
    năm 1992 đã sửa đổi, bổ sung năm 2001, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    14. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003), Luật Tổ chức HĐND và UBND, Nxb
    Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    15. Trần xuân Sầm (chủ biên) (1994), Cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt
    trong hệ thống chính trị đổi mới, Đề tài KX.05.11, Hà Nội.
    16. Lưu Trần Tiêu (2000), Giữ gìn những kiệt tác kiến thức trong nền văn hóa Chăm,
    Nxb Văn hoá dân tộc.
    17. Tỉnh ủy Ninh Thuận (1996), Đề án xây dựng đội ngũ cán bộ tỉnh Ninh Thuận từ
    nay đến năm 2000 và 2010.
    18. PGS.TS Nguyễn Phú Trọng (chủ biên) (2001), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao
    chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
    hoá đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    19. Trương Minh Tuấn (2006), Nghiên cứu xây dựng các giải pháp tư tưởng góp phần
    giữ vững ổn định chính trị phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào Chăm ở Nam
    Trung bộ, Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương.
    20. Viện Lịch sử Đảng (2001), Giáo trình Lịch sử Việt Nam, (Dành cho hệ Cử nhân,
    Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...