Thạc Sĩ Nâng cao năng lực giám sát và quyết định ngân sách nhà nước của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CẢM ƠN

    Đầu tiên cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến thầy
    giáo hướng dẫn PGS.TS. Lê Xuân Đình, người đã hướng dẫn, giúp đỡ cho tôi
    trong quá trình nghiên cứu khoa học và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có
    thể hoàn thành luận văn này.
    Tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến tất cả các Thầy, Cô giáo
    khoa Kinh tế chính trị và các thầy cô Phòng Đào tạo Trường Đại học Kinh tế,
    Đại học Quốc gia Hà Nội đã trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn và truyền đạt kiến
    thức cho tôi trong suốt quá trình học tập.
    Chân thành gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè cùng các anh chị em học
    viên lớp cao học và các đồng nghiệp đã giúp đỡ, khuyến khích tôi trong quá
    trình học tập và thực hiện luận văn này.
    Xin chân thành cảm ơn!
    TÓM TẮT
    Nghệ An là một tỉnh rộng, dân số đông, được phân chia nhiều vùng
    miền khác nhau, kinh tế - xã hội của tỉnh có nhiều biến động theo xu thế
    chung của cả nước, nhưng đồng thời cũng có những đặc thù riêng, đặc biệt
    Nghệ An chưa có bước đột phá lớn về thu - chi ngân sách, cân đối ngân sách
    địa phương vẫn còn phụ thuộc rất lớn vào bổ sung từ ngân sách trung ương.
    Điều này đòi hỏi chính quyền tỉnh Nghệ An, trong đó có HĐND tỉnh cần đề
    ra những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa
    phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc
    phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân
    dân địa phương đối với cả nước. Để làm được điều đó, HĐND tỉnh Nghệ An
    cần có những giải pháp để nâng cao chất lượng, năng lực giám sát và quyết
    định các vấn đề liên quan đến lĩnh vực ngân sách nhà nước.
    Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài “Nâng cao năng
    lực giám sát và quyết định ngân sách Nhà nước của Hội đồng nhân dân
    tỉnh Nghệ An” là cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và thực
    tiễn.
    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động trong lĩnh vực
    ngân sách nhà nước, luận văn đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực giám sát
    và quyết định ngân sách nhà nước của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An.
    MỤC LỤC
    Trang
    Danh mục các ký hiệu viết tắt i
    Danh sách hình ii
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁM SÁT VÀ
    QUYẾT ĐỊNH NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA HĐND
    5
    1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 5
    1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản về năng lực giám sát và quyết định
    ngân sách nhà nước của HĐND cấp tỉnh
    6
    1.2.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến giám sát và năng lực
    giám sát của HĐND
    6
    1.2.2. Đối tượng, mục tiêu và nội dung công tác giám sát, quyết định
    ngân sách nhà nước của HĐND
    10
    1.2.3. Các yếu tố ảnh hướng đến năng lực giám sát và quyết định
    ngân sách nhà nước của HĐND.
    13
    1.2.4. Tiêu chí đánh giá năng lực giám sát và quyết định ngân sách
    nhà nước của HĐND.
    16
    1.2.5. Vai trò của HĐND trong giám sát và quyết định ngân sách nhà
    nước
    19
    1.2.6. Mối quan hệ giữa quyết định và giám sát ngân sách nhà nước
    của HĐND
    20
    1.3. Kinh nghiệm giám sát và quyết định ngân sách nhà nước của
    HĐND một số tỉnh trong nước và bài học cho HĐND tỉnh Nghệ An
    21
    1.3.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực giám sát và quyết định ngân
    sách nhà nước của HĐND ở một số tỉnh.
    21
    1.3.2. Một số bài học, kinh nghiệm rút ra có thể áp dụng vào thực tiễn
    HĐND tỉnh Nghệ An.
    28
    Chương 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 29
    2.1. Phương pháp luận 29
    2.2. Các phương pháp cụ thể được sử dụng để thực hiện luận văn 30
    2.3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 33
    Chương 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC GIÁM SÁT VÀ QUYẾT
    ĐỊNH NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA HĐND TỈNH NGHỆ AN
    35
    3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội của tỉnh Nghệ An ảnh
    hưởng tới hoạt động giám sát và quyết định ngân sách nhà nước
    35
    3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội của tỉnh Nghệ An. 35
    3.1.2. Những thuận lợi và khó khăn của tỉnh Nghệ An về điều kiện tự
    nhiên, kinh tế, xã hội đối với công tác giám sát và quyết định ngân
    sách nhà nước.
    37
    3.2. Phân tích thực trạng năng lực giám sát và quyết định ngân sách
    nhà nước của HĐND tỉnh Nghệ An
    40
    3.2.1. Thực trạng năng lực giám sát ngân sách nhà nước của HĐND
    tỉnh Nghệ An.
    40
    3.2.2. Thực trạng năng lực quyết định ngân sách nhà nước của HĐND
    tỉnh Nghệ An.
    43
    3.2.3. Đánh giá thực trạng thực trạng giám sát và quyết định ngân
    sách nhà nước của HĐND tỉnh Nghệ An
    45
    Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO
    NĂNG LỰC GIÁM SÁT VÀ QUYẾT ĐỊNH NGÂN SÁCH NHÀ
    NƯỚC CỦA HĐND TỈNH NGHỆ AN
    54
    4.1. Định hướng nâng cao năng lực giám sát và quyết định ngân sách
    nhà nước của HĐND tỉnh Nghệ An
    54
    4.2. Giải pháp nhằm nâng cao năng lực giám sát và quyết định ngân
    sách nhà nước của HĐND tỉnh Nghệ An
    57
    4.3. Kiến nghị 63
    KẾT LUẬN 68
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
    DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

    STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
    1 HĐND Hội đồng nhân dân
    5 NSĐP Ngân sách địa phương
    3 NSNN Ngân sách nhà nước
    4 NSTW Ngân sách trung ương
    2 UBND Uỷ ban nhân dân
    6 UBTVQH Uỷ ban Thường vụ Quốc hội


















    i
    DANH SÁCH HÌNH

    STT Hình Nội dung Trang
    1 Hình 1.2 Đối tượng giám sát về ngân sách của HĐND 11






















    ii 1

    MỞ ĐẦU
    1. Về tính cấp thiết của đề tài:
    Trong bộ máy nhà nước, HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa
    phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do
    Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và
    cơ quan nhà nước cấp trên. HĐND quyết định các vấn đề của địa phương do
    luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và
    việc thực hiện các nghị quyết của HĐND.
    Trong lĩnh vực kinh tế, HĐND có nhiệm vụ quyết định dự toán thu
    NSNN trên địa bàn; dự toán thu, chi NSĐP và phân bổ dự toán ngân sách cấp
    mình; phê chuẩn quyết toán NSĐP; quyết định các chủ trương, biện pháp
    triển khai thực hiện NSĐP; điều chỉnh dự toán NSĐP trong trường hợp cần
    thiết; giám sát việc thực hiện ngân sách đã được HĐND quyết định. Quyết
    định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách ở địa
    phương theo quy định của Luật NSNN.
    Thông qua phê duyệt quyết toán NSĐP, HĐND tỉnh đánh giá những
    mặt làm được, chưa được và những bất hợp lý trong quá trình thực hiện
    NSĐP, từ đó có các chủ trương, giải pháp phát huy ưu điểm, khắc phục nhược
    điểm và điều chỉnh những bất hợp lý trong việc xây dựng dự toán ngân sách
    năm sau. Tuy nhiên, có những khoản thu - chi ngân sách không nằm trong
    danh mục dự toán ngân sách do HĐND tỉnh quyết định nhưng vẫn được đưa
    vào nội dung quyết toán. Hầu hết vốn các chương trình mục tiêu quốc gia,
    vốn Trái phiếu Chính phủ . Trung ương phân bổ có mục tiêu sau khi HĐND
    tỉnh thông qua dự toán ngân sách năm và được UBND tỉnh quyết định việc
    quản lý, sử dụng nguồn vốn này. Việc phân bổ, sử dụng các nguồn vốn này
    không thông qua HĐND tỉnh, nhưng khi quyết toán lại thông qua HĐND tỉnh. 2

    Nhìn chung, việc phê chuẩn quyết toán NSĐP của HĐND tỉnh thời gian
    qua còn hình thức: cơ sở kiểm chứng số liệu hầu như không có; việc kiểm
    toán ngân sách của Kiểm toán Nhà nước thường công bố kết quả sau khi
    HĐND tỉnh phê chuẩn quyết toán và không thường xuyên. Rất ít đại biểu
    tham gia góp ý hoặc chất vấn về các nội dung trong dự thảo Nghị quyết phê
    chuẩn quyết toán. Ngoài ra, việc cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ giám sát,
    khảo sát theo chuyên đề, xử lý các vấn đề phát sinh của UBND tỉnh và một số
    cơ quan, đơn vị liên quan có khi chưa đầy đủ, kịp thời; quỹ thời gian quá eo
    hẹp gây khó khăn trong việc bố trí, sắp xếp và tổ chức thực hiện chương trình
    cũng ảnh hưởng đến chất lượng, kết quả hoạt động thẩm tra, giám sát, quyết
    định các vấn đề liên qua đến ngân sách nhà nước.
    Để góp phần luận giải vấn đề này từ góc nhìn về quản lý nhà nước lĩnh
    vực ngân sách, luận văn đề cập đến “Nâng cao năng lực giám sát và quyết
    định ngân sách nhà nước của HĐND tỉnh Nghệ An”. Với câu hỏi nghiên cứu:
    Giải pháp nâng cao năng lực giám sát và quyết định ngân sách nhà nước của
    HĐND tỉnh Nghệ An là gì?
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
    2.1. Mục đích nghiên cứu:
    Làm rõ được một số vấn đề lý luận về ngân sách Nhà nước và hoạt
    động giám sát, quyết định NSNN cũng như vấn đề năng lực giám sát của
    HĐND cấp tỉnh. Đánh giá thực trạng năng lực giám sát và quyết định NSNN
    của HĐND tỉnh Nghệ An, chỉ ra được những tồn tại, hạn chế và khó khăn, bất
    cập cũng nhưng nguyên nhân của thực trạng đó. Đồng thời đề xuất các
    phương hướng và giải pháp khả thi nhằm nâng cao năng lực giám sát và quyết
    định NSNN của HĐND tỉnh Nghệ An.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: 3

    + Hệ thống hoá và làm rõ cơ sở lý luận về ngân sách và hoạt động giám
    sát và quyết định NSNN của HĐND cấp tỉnh, năng lực của HĐND trong giám
    sát và quyết định NSĐP. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực giám sát, chất
    lượng quyết định NSNN của HĐND ).
    + Làm rõ và đánh giá đúng thực trạng năng lực giám sát và quyết định
    NSNN của HĐND tỉnh Nghệ An. Xác định được những vấn đề còn tồn tại,
    hạn chế và khó khăn, bất cập trong công tác giám sát và quyết định NSSN của
    HĐND tỉnh Nghệ An. Chỉ rõ nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế và
    những khó khăn, bất cập.
    + Xác định được phương hướng và đề xuất các giải pháp khả thi nhằm
    Nâng cao năng lực giám sát và quyết định NSNN của HĐND tỉnh Nghệ An.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    3.1. Đối tượng nghiên cứu:
    Năng lực giám sát và quyết định NSNN của HĐND tỉnh Nghệ An (bao
    gồm: bản thân các hoạt động giám sát và quyết định NSNN của HĐND; các
    nhân tố tác động đến chất lượng của những hoạt động này như: chất lượng
    chuẩn bị báo cáo của UBND tỉnh; trình độ, năng lực của đại biểu HĐND, cơ
    cấu, số lượng đại biểu chuyên trách; thời gian thẩm định; sự phối hợp giữa
    HĐND và UBND tỉnh trong quá trình chuẩn bị tài liệu trình kỳ họp; chất
    lượng triển khai thực hiện dự toán ngân sách đã được HĐND quyết định ).
    3.2. Phạm vi nghiên cứu:
    + Địa điểm: trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
    + Thời gian: từ năm 2009 đến năm 2014.
    + Nội dung tiếp cận/vấn đề nghi ên cứu : năng lực giám sát và quyết
    định NSNN.
    4. Cấu trúc luận văn: gồm 4 chương Chương 1. Cơ sở lý lu ận và thực tiễn về năng lực giám sát và quyết
    định ngân sách nhà nước của HĐND.
    Chương 2. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu.
    Chương 3. Thực trạng năng lực giám sát và quyết định ngân sách nhà
    nước của HĐND tỉnh Nghệ An.
    Chương 4. Định hướng và các giải pháp nâng cao năng lực giám sát và
    quyết định ngân sách nhà nước của HĐND tỉnh Nghệ An.
     
Đang tải...