Tiểu Luận Nâng cao năng lực đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh tế trong quá trình phát triển kinh tế t

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Trước xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, nước ta phải tiến hànhđổi mới và mở cửa nền kinh tế thì mới có thể tránh tụt hậu xa hơn về kinh tế. Trong quá trình đó chúng ta cần phải có một lực lượng nào đó để dẫn dắt nền kinh tế đi theo đúng hướng và đạt được những mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra, giúp chúng ta hoà nhập mà không hoà tan trong bối cảnh nền kinh tế thế giới hiện nay. Lực lượng đó chính là đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, họ có một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước.

    Mục tiêu của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa mà nước ta đang hướng tới là “Xây dựng Việt Nam thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiên tiến, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng và an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.

    Trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội để đạt được những mục tiêu đó, vai trò của người quản lý kinh tế có ý nghĩa quyết định rất lớn đến sự thành công hay thất bại. Trong bất cứ lĩnh vực hoạt động kinh tế nào, người quản lý cũng phải là những chủ thể hội đủ các phẩm chất và năng lực tương ứng. Làm gì để xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế giỏi, bản lĩnh và đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế đất nước đang là vấn đề quan trọng đặt ra hàng đầu cho Đảng và nhà nước ta.
    Chính từ nhận thức về tầm quan trọng của cán bộ công chức quản lý kinh tế của nước ta nên em xin thực hiện đề tài "Nâng cao năng lực đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh tế trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta ". Trong quá trình thực hiện do còn nhiều vấn đề về nhận thức, về thời gian, về tiếp cận tài liệu nên bài viết không tránh khỏi thiếu sót, hạn chế, bản thân em rất mong nhận được sự thông cảm, giúp đỡ, góp ý của các thầy cô để vấn đề được giải quyết tốt hơn.

    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ

    1. Cán bộ, công chức quản lý Nhà nước về Kinh tế
    1.1. Khái niệm Cán bộ, Công chức
    Theo Luật cán bộ, công chức năm 2008, các bộ và công chức là hai đối tượng khác nhau. Theo đó: "Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kì trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước"

    Công chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, trong cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lí của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lí của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được đảm bảo từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

    1.2. Khái niệm cán bộ, công chức Quản lý Kinh tế

    Cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế (gọi tắt là công chức quản lý kinh tế) là tất cả các cá nhân thực hiện những chức năng quản lý nhất định trong bộ máy quản lý kinh tế. Là người làm lao động quản lý kinh tế và là một trong những yếu tố chủ yếu của hệ thống quản lý, người làm công tác quản lý kinh tế có 3 loại cán bộ kỹ thuật, nhân viên giúp việc và nhà quản lý.
    Cán bộ quản lý kinh tế là một bộ phận của đội ngũ công chức Nhà nước, làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế, tham gia hoạch định các chính sách kinh tế và thực hiện quản lý Nhà nước các hoạt động kinh tế trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân hoặc trong từng địa phương, từng vùng lãnh thổ.

    2. Năng lực cán bộ, công chức Quản lý Nhà nước về Kinh tế
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...