Thạc Sĩ Nâng cao năng lực đội ngũ công chức các vụ chuyên môn thuộc Văn phòng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    PHẦN MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
    LUẬN VỀ NĂNG LỰC CỦA CÔNG CHỨC . 5
    1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU. 5
    1.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO
    NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CÁC VỤ CHUYÊN MÔN Ở CẤP
    BỘ TRỰC THUỘC CHÍNH PHỦ . 8
    1.2.1. Công chức và năng lực đội ngũ công chức các vụ chuyên môn cấp
    Bộ trực thuộc Chính phủ 8
    1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC
    ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM . 25
    1.3.1 Kinh nghiệm nâng cao năng lực chuyên môn của một số nước 25
    1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho việc nâng cao năng lực đội ngũ công chức
    các vụ chuyên môn thuộc Văn phòng Chính phủ nước CHXHCNVN . 30
    CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 33
    2.1. NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN 33
    2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ . 34
    2.2.1. Phương pháp phân tích . 34
    2.2.2. Phương pháp tổng hợp 35
    2.2.3. Phương pháp so sánh 36
    2.2.4. Phương pháp thống kê mô tả và nghiên cứu tài liệu 37
    2.3. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU 37
    2.4. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN VÀ THU THẬP SỐ LIỆU . 37
    2.5. CÁC CÔNG CỤ ĐƯỢC SỬ DỤNG 39

    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC
    CÁC VỤ CHUYÊN MÔN THUỘC VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ 40
    3.1 VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ NƯỚC
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 40
    3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Văn phòng Chính phủ 40
    3.1.2. Cơ cấu Tổ chức bộ máy của Văn phòng Chính phủ hiện nay 48
    3.1.3 Cơ cấu đội ngũ công chức . 53
    3.2 THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC VĂN
    PHÒNG CHÍNH PHỦ 55
    3.2.1. Về kiến thức . 55
    3.2.2. Về kỹ năng chuyên môn: 56
    3.2.3 Về Thái độ công vụ . 62
    3.2.4 Công tác tuyển dụng, tiếp nhận và luân chuyển . 63
    3.2.5 Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ . 69
    3.2.6 Công tác quy hoạch, bổ nhiệm công chức 71
    3.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC
    CÁC VỤ CHUYÊN MÔN THUỘC VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ 75
    3.3.1 Những điểm mạnh về năng lực và nguyên nhân 75
    3.3.2 Những điểm yếu về năng lực và nguyên nhân 77
    CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ
    CÔNG CHỨC VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ . 80
    4.1. NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC VĂN PHÒNG
    CHÍNH PHỦ THÔNG QUA CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG, TIẾP NHẬN,
    ĐIỀU ĐỘNG VÀ LUÂN CHUYỂN . 80
    4.1.1. Căn cứ của giải pháp 80

    4.1.2. Mục tiêu . 81
    4.1.3. Phương hướng 81
    4.1.4. Một số giải pháp cụ thể . 82
    4.2. THÔNG QUA CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỂ NÂNG
    CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ .
    84
    4.2.1. Căn cứ giải pháp . 84
    4.2.2. Mục tiêu . 85
    4.3.3. Giải pháp 85
    4.3. ĐỔI MỚI CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ, QUY HOẠCH, BỐ TRÍ SỬ
    DỤNG VÀ BỔ NHIỆM CÔNG CHỨC 89
    4.3.1. Đổi mới công tác đánh giá công chức . 89
    4.3.2. Công tác quy hoạch 91
    4.3.3. Công tác sắp xếp, bố trí, sử dụng công chức . 93
    4.3.4. Công tác bổ nhiệm công chức lãnh đạo quản lý 94
    4.4. GIẢI PHÁP VỀ THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH 94
    4.5. ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH CHẾ ĐỘ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC TẠI
    VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ . 97
    4.5.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống quy chế, quy định về chế độ công vụ,
    công chức tại Văn phòng Chính phủ . 97
    4.5.2. Triển khai xác định vị trí việc làm, cơ cấu công chức theo ngạch . 97
    4.5.3. Xây dựng và duy trì cơ sở dữ liệu đội ngũ công chức . 98
    4.5.4. Đổi mới và nâng cao chất lượng thi tuyển, thi nâng ngạch công
    chức . 98

    4.5.5. Thực hiện chính sách tinh giản biên chế, gắn công tác tuyển dụng
    với tinh giản biên chế . 98
    4.5.6. Quy định chế độ tiến cử và chính sách thu hút, phát hiện, trọng
    dụng và đãi ngộ người có tài năng trong hoạt động công vụ . 98
    4.5.7. Chú trọng, nâng cao chế độ kỷ luật trong hoạt động công vụ để duy
    trì trật tự kỷ cương và phát huy tinh thần trách nhiệm trong hoạt động
    công vụ 99
    KẾT LUẬN . 100
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 102

    1
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu.
    Đảng và nhà nước ta từ khi thành lập đến nay luôn nhận thức rõ tầm
    quan trọng của công tác cán bộ và xây dựng phát triển đội ngũ cán bộ, công
    chức với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Đảng Cộng sản Việt
    Nam đã đề ra chủ trương cải cách nền hành chính nhà nước và coi đó là trọng
    tâm của việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
    Một trong những nội dung quan trọng của công cuộc cải cách hành chính là
    “xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính vừa có phẩm chất đạo đức
    tốt, vừa có năng lực, trình độ chuyên môn cao, có kỹ năng quản lý, vận hành
    bộ máy hành chính để thực hiện có hiệu lực, hiệu quả các chủ trương, đường
    lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước”.
    Nước ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
    dân, do dân và vì dân trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Đây cũng vừa
    là điều kiện thuận lợi vừa là thách thức to lớn đối với yêu cầu chuyên nghiệp
    hóa nền công vụ nước nhà, đòi hỏi đội ngũ công chức phải có năng lực trình
    độ chuyên môn bắt kịp với thời cuộc để giải quyết mối quan hệ giữa phát triển
    kinh tế và bảo đảm công bằng xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
    Thực hiện chủ trương của Đảng về cải cách nền hành chính, xây dựng
    đội ngũ công chức có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt. Thời gian qua, Văn
    phòng Chính phủ thông qua các biện pháp, công tác quản lý, sử dụng cán bộ
    đã từng bước nâng cao năng lực đội ngũ công chức, góp phần hoàn thành tốt
    chức năng, nhiệm vụ của cơ quan. Tuy nhiên trước yêu cầu mới về nâng cao
    năng lực quản trị quốc gia, năng lực cạnh tranh quốc gia trong điều kiện hội
    nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, đội ngũ công chức Văn phòng
    Chính phủ hiện nay chưa ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp đổi
    mới. Việc tổng kết, đánh giá đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực đội

    2
    ngũ công chức chậm được tiến hành, chưa có giải pháp đồng bộ, phù hợp với
    đặc thù của công chức Văn phòng Chính phủ, đòi hỏi Văn phòng Chính phủ
    phải tiếp tục kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực và tính chuyên nghiệp trong
    thực thi công vụ để việc tham mưu có chất lượng giúp cho Chính phủ, Thủ
    tướng Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành phát triển đất nước.
    Xuất phát từ thực tế trên, học viên chọn đề tài “Nâng cao năng lực đội
    ngũ công chức các vụ chuyên môn thuộc Văn phòng Chính phủ nước Cộng
    hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” là luận văn thạc sĩ, để góp phần tìm giải pháp
    nâng cao năng lực chuyên môn công chức Văn phòng Chính phủ, nhằm thực
    hiện tốt chức năng tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
    *Mục đích nghiên cứu.
    Trên cơ sở lý luận và thực trạng năng lực của đội ngũ cán bộ, công
    chức Văn phòng Chính phủ, đề tài nghiên cứu nhằm mục đích đưa ra những
    giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ công chức Văn phòng Chính phủ trong
    thời gian tới.
    *Nhiệm vụ nghiên cứu.
    - Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về năng lực đội
    ngũ công chức các vụ chuyên môn cấp Bộ trực thuộc Chính phủ.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực đội ngũ cán bộ, công chức
    hiện đang công tác tại các vụ, cục thuộc Văn phòng Chính phủ
    - Đề xuất một số giải pháp để nâng cao năng lực đội ngũ công chức Văn
    phòng Chính phủ.
    3. Câu hỏi nghiên cứu.
    Đội ngũ công chức có vai trò gì trong bộ máy Nhà nước? Văn phòng
    Chính phủ cần những giải pháp gì để nâng cao hơn nữa năng lực đội ngũ công
    chức, đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới?

    3
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Nâng cao năng lực đội ngũ công
    chức các vụ chuyên môn thuộc Văn phòng Chính phủ
    - Phạm vi nghiên cứu:
    + Phạm vi không gian: Luận văn được giới hạn trong phạm vi đội ngũ
    công chức công tác tại các vụ chuyên môn thuộc Văn phòng Chính phủ.
    +Phạm vi thời gian: Luận văn tập chung phân tích thực trạng đội ngũ
    công chức trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2014.
    5. Đóng góp của Luận văn
    - Luận văn góp phần làm rõ hơn sơ sở lý luận và thực tiễn năng lực đội
    ngũ công chức Văn phòng Chính phủ
    - Trên cơ sở đánh giá thực trạng năng lực đội ngũ công chức Văn
    phòng Chính phủ, Luận văn đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm nâng
    cao hơn nữa năng lực đội ngũ công chức trong những năm tới.
    - Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, làm cơ sở để xây
    dựng một đề án, kế hoạch về công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, luân
    chuyển, bổ nhiệm, sắp xếp, bố trí và thực hiện chính sách đối với công chức
    Văn phòng Chính phủ
    - Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho
    việc nghiên cứu, học tập và giảng dạy cho đội ngũ công chức Văn phòng
    Chính phủ.
    6. Kết cấu luận văn
    Ngoài phân mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
    bao gồm 4 chương:
    Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về năng
    lực của công chức
    Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu Chương 3: Thực trạng năng lực đội ngũ công chức các vụ chuyên môn
    thuộc Văn phòng Chính phủ.
    Chương 4. Quan điểm và giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ công
    chức Văn phòng Chính phủ.
     
Đang tải...