Thạc Sĩ Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức khối các phường thuộc thành phố Thái Nguyên

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 12/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iii
    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT vi
    DANH MỤC BẢNG vii
    DANH MỤC HÌNH viii
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài . 3
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 3
    4. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu . 4
    5. Bố cục của luận văn 4
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC VÀ NÂNG CAO
    NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ,
    PHƯỜNG, THỊ TRẤN 5
    1.1. Quan điểm của Nhà nước về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ,
    công chức xã, phường, thị trấn (cấp cơ sở) . 5
    1.1.1.Hệ thống chính quyền ở cấp cơ sở . 5
    1.1.2. Cán bộ, công chức cấp cơ sở 6
    1.1.3. Năng lực con người . 7
    1.1.4. Năng lực, yếu tố cấu thành năng lực của cán bộ, công chức cấp
    cơ sở 10
    1.1.5. Tiêu chí đánh giá năng lực cán bộ, công chức cấp cơ sở 15
    1.2. Tầm quan trọng và yêu cầu nâng cao năng lực của cán bộ, công chức
    cấp cơ sở 17
    1.2.1. Những yêu cầu đối với cán bộ, công chức ở cấp cơ sở 17
    1.2.2. Tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ,
    công chức ở cấp cơ sở . 20
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    1.2.3. Yêu cầu của việc nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp
    cơ sở 21
    1.2.4. Những yếu tố tác động đến năng lực cán bộ, công chức cấp cơ sở 23
    1.2.5. Cơ sở thực tiễn - kinh nhiệm về nâng cao năng lực cho đội ngũ
    cán bộ, công chức cơ sở 27
    Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 30
    2.1. Câu hỏi nghiên cứu 30
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 30
    2.2.1. Thiết kế nghiên cứu . 30
    2.2.2. Địa bàn nghiên cứu . 30
    2.2.3. Đối tượng khảo sát 30
    2.2.4. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu . 30
    2.2.5. Phương pháp phân tích, so sánh 31
    2.2.6. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 31
    2.2.7. Phương pháp xử lý thống kê và sử lý số liệu bằng SPSS . 33
    2.3. Chỉ tiêu nghiên cứu 35
    2.4. Thời gian nghiên cứu . 35
    Chương 3. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG
    CHỨC KHỐI CÁC PHƯỜNG THUỘC THÀNH PHỐ THÁI
    NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN . 36
    3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của TP Thái Nguyên 36
    3.2. Thực trạng năng lực đội ngũ cán bộ, công chức khối các phường
    thuộc thành phố Thái Nguyên . 38
    3.2.1. Thực trạng số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức
    khối các phường thuộc thành phố Thái Nguyên . 38
    3.2.2. Kết quả khảo sát thực trạng năng lực đội ngũ cán bộ, công chức
    khối các phường thuộc thành phố Thái Nguyên . 48
    3.3. Phân tích SWOT 51
    3.4. Đánh giá về năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức khối các
    phường thuộc thành phố Thái Nguyên và nguyên nhân . 56
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    v
    3.4.1. Ưu điểm, nguyên nhân 56
    3.4.2. Hạn chế, nguyên nhân . 58
    Chương 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO
    NĂNG LỰC CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC KHỐI
    CÁC PHƯỜNG THUỘC THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN,
    TỈNH THÁI NGUYÊN 65
    4.1. Một số giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ công chức
    các Phường thuộc thành phố Thái Nguyên . 65
    4.1.1. Tiếp tục quán triệt sâu sắc, triển khai thực hiện có hiệu quả
    đường lối, quan điểm, chủ trương của Trung ương, của cấp ủy cấp trên
    về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức và đổi mới công tác cán bộ . 65
    4.1.2. Vận dụng đúng đắn và sáng tạo các quy định của Trung
    ương, từng bước đổi mới nội dung, cách làm trong các khâu của
    công tác cán bộ 65
    4.1.3. Nâng cao chất lượng bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân
    khối các phường . 79
    4.1.4. Cải thiện, nâng cao điều kiện, cơ sở vật chất, phương tiện làm
    việc của công sở khối các phường 80
    4.1.5. Nâng cao tinh thần, thái độ làm việc và đạo đức công vụ của cán
    bộ, công chức chính quyền cơ sở 81
    4.2. Khuyến nghị . 80
    4.2.1. Với Đảng bộ, Hội đồng Nhân dân - Uỷ ban Nhân dân thành phố
    Thái Nguyên 80
    4.2.2. Với hệ thống Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí
    Minh và Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên . 85
    KẾT LUẬN 88
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    vi
    DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

    BCH : Ban chấp hành
    BMNN : Bộ máy nhà nước
    CB, CC : Cán bộ, công chức
    CNH- HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
    CNTT : Công nghệ thông tin
    HĐND : Hội đồng nhân dân
    HTCT : Hệ thống chính trị
    KTXH : Kinh tế xã hội
    LLCT : Lý luận chính trị
    UBND : Uỷ ban nhân dân
    XHCN : Xã hội chủ nghĩa














    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    vii
    DANH MỤC BẢNG

    Bảng 3.1. Tổng hợp số lượng, giới tính, dân tộc của cán bộ, công chức khối
    các phường thuộc thành phố Thái Nguyên . 39
    Bảng 3.2. Trình độ văn hóa đội ngũ cán bộ, công chức khối các phường thuộc
    thành phố Thái Nguyên . 40
    Bảng 3.3. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ đội ngũ cán bộ, công chức khối các
    phường thuộc thành phố Thái Nguyên . 40
    Bảng 3.4. Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức khối các
    phường thuộc thành phố Thái Nguyên . 41
    Bảng 3.5. Về đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cho đội ngũ cán
    bộ, công chức khối các phường thuộc thành phố Thái Nguyên . 44
    Bảng 3.6. Về đào tạo, bồi dưỡng tin học cho đội ngũ cán bộ, công chức khối
    các phường thuộc thành phố Thái Nguyên . 45
    Bảng 3.7. Về đào tạo, bồi dưỡng Ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, công chức
    khối các phường thuộc thành phố Thái Nguyên . 46
    Bảng 3.8. Về trình độ chuyên môn . 48
    Bảng 3.9. Về kiến thức 49
    Bảng 3.10. Các kỹ năng 50
    Bảng 3.11. Bổ sung cho những thay đổi . 50
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    viii
    DANH MỤC HÌNH

    Hình 3.1. Bản đồ thành phố Thái Nguyên 36
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    1
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Sự thành bại, thịnh suy của mọi quốc gia, chế độ đều phụ thuộc vào đội
    ngũ những người điều hành bộ máy nhà nước của quốc gia đó. Đối với nước ta
    hiện nay, vấn đề chất lượng, năng lực đội ngũ cán bộ, công chức có tầm quan
    trọng đặc biệt, vừa ở tính lý luận vừa là yêu cầu bức xúc của thực tiễn.
    Xây dựng, nâng cao chất lượng, năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên
    chức nhà nước (gọi chung là cán bộ, công chức) là một trong những nội dung
    quan trọng của công tác cải cách hành chính. Vì vậy, trong chương trình tổng thể
    cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010, xây dựng, nâng cao chất
    lượng, năng lực đội ngũ cán bộ, công chức là một trong bảy chương trình hành
    động có ý nghĩa quan trọng góp phần xây dựng một nền hành chính dân chủ,
    trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, từng bước hiện đại, xây dựng bộ máy
    nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.
    Nói về cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Cán bộ là cái gốc của
    công việc", "Mọi việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém".
    Thực hiện lời dạy của Người, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chăm lo
    đến công tác cán bộ. Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
    khóa VIII đã khẳng định: "Cán bộ là nhân tố quyết định đến sự thành bại của
    cách mạng gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước, của chế độ, là
    khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng".
    Thực tiễn đã chỉ ra rằng, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân
    dân, để giữ vững ổn định xã hội và khai thác tốt mọi nguồn lực nhằm phát
    triển kinh tế thì phải luôn chú trọng tới xây dựng chính quyền cơ sở. Cấp cơ
    sở bao gồm xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) là nơi nhân dân cư trú
    sinh sống, là cầu nối trực tiếp toàn bộ hệ thống chính trị với dân, là nơi tổ
    chức, vận động quần chúng nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    2
    Đảng, pháp luật của Nhà nước; tăng cường đại đoàn kết toàn dân; phát huy
    quyền làm chủ tập thể của nhân dân, khai thác mọi tiềm năng ở địa phương để
    phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư. Vì vậy,
    việc chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, ở xã, phường, thị trấn có
    đủ tiêu chuẩn và có phẩm chất, năng lực là nhiệm vụ thường xuyên, có ý
    nghĩa hết sức quan trọng cả trước mắt cũng như lâu dài trong sự nghiệp cách
    mạng của Đảng.
    Nhận thức được vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp
    xã, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã ra Nghị
    quyết “về đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống chính trị ở cơ
    sở xã, phường, thị trấn”, trong đó xác định: Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở
    có năng lực tổ chức và vận động quần chúng nhân dân thực hiện đường lối
    của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết
    phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân, trẻ hóa đội ngũ,
    chăm lo công tác đào tạo, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán
    bộ cơ sở. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng
    khoá X cũng đã xác định: Thực hiện mạnh mẽ chủ trương trẻ hoá, tiêu chuẩn
    hoá, thể chế hoá và từng bước nhất thể hoá chức danh cán bộ; tạo bước
    chuyển có tính đột phá về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở.
    Trong những năm qua, mặc dù đã được Đảng, Nhà nước quan tâm đến
    đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, đã có những bước chuyển biến tích cực
    nhưng chất lượng và đặc biệt là năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
    vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn vì nhiều nguyên nhân cả chủ
    quan và khách quan. Do vậy, vấn đề nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp
    xã được xác định là một nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    3
    Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề trên tôi đã lựa chọn
    đề tài “Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức khối các phường
    thuộc thành phố Thái Nguyên” làm luận văn thạc sĩ của mình.
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    a. Mục tiêu chung
    Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức khối các phường thành
    phố Thái Nguyên trong thời gian tới.
    b. Mục tiêu cụ thể
    - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về năng lực cán bộ, công chức
    cấp xã, phường.
    - Đánh giá được thực trạng năng lực đội ngũ cán bộ, công chức khối
    các phường của thành phố Thái Nguyên.
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ,
    công chức khối các phường của thành phố Thái Nguyên.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    a. Đối tượng nghiên cứu
    Cán bộ (cán bộ chuyên trách), công chức đang làm việc tại các cơ quan
    Phường thuộc thành phố Thái Nguyên.
    b. Phạm vi nghiên cứu
    - Không gian: Các phường thuộc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
    - Thời gian: Giai đoạn 2011 - 2013, đề ra giải pháp đến năm 2020
    - Nội dung:
    Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu, Luận văn không đi sâu tìm hiểu, phân
    tích quá trình phát triển của đội ngũ cán bộ, công chức khối các phường của
    thành phố Thái Nguyên mà tập trung nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng năng lực
    đội ngũ cán bộ, công chức khối các phường thuộc thành phố Thái Nguyên từ
    năm 2011 đến năm 2013, đó là:
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    4
    + Khả năng hoàn thành nhiệm vụ được phân công phụ trách.
    + Tính sáng tạo trong công việc.
    + Khả năng thích ứng với các điều kiện môi trường công việc.
    + Kỹ năng áp dụng các chủ trương, chính sách vào thực tiễn.
    4. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu
    - Luận văn góp phần làm rõ hơn một số khía cạnh lý luận và thực tiễn
    về năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã khu vực thành thị.
    - Đánh giá đầy đủ thực trạng và đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm
    nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức trong quá trình thực thi
    công vụ ở các phường thuộc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
    5. Bố cục của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
    được kết cấu thành 4 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực và nâng cao năng lực của đội ngũ
    cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.
    Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
    Chương 3: Thực trạng năng lực đội ngũ cán bộ, công chức khối các
    phường thuộc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
    Chương 4: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực
    cho cán bộ, công chức khối các phường thuộc thành phố Thái Nguyên,
    Thái Nguyên.
     
Đang tải...