Thạc Sĩ Nâng cao năng lực điều hành đối với nguồn nhân lực quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ
    Chuyên ngành: Quản lý hành chính công
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Nước ta đang đi vào thời kỳ phát triển mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, một trong những mũi nhọn nhằm thực hiện các nhiệm vụ trên là quá trình xây dựng phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất. Trong đó nguồn nhân lực được xác định là lợi thế và là nguồn lực quan trọng nhất cho sự phát triển. Phát triển nguồn lực là đòi hỏi cấp thiết, khách quan và là yếu tố hàng đầu bảo đảm cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển bền vững của đất nước. Trong đó, đặc biệt là NNL quản lý, tham gia vào các quá trình điều hành, quản lý hoạt động nhằm phát huy tối đa những lợi thế của quá trình CNH, HĐH và hạn chế tối thiểu những mặt trái của nền kinh tế thị trường tác động đến xã hội.
    Vận dụng những kinh nghiệm từ quốc tế vào thực tế của Việt Nam, từ năm 1991 Đảng và Nhà nước ta đã chủ trư­ơng thí điểm và triển khai việc xây dựng các KCN, tính đến cuối tháng 12/2011, các KCN, KCX đã thu hút được 4.113 dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 59,6 tỷ USD, tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 27 tỷ USD, bằng 45% tổng vốn đầu tư đăng ký. Hàng năm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào KCN, KCX chiếm từ 35 - 40% tổng vốn FDI đăng ký tăng thêm của cả nước, trong đó các dự án FDI về sản xuất công nghiệp trong KCN, KCX chiếm gần 80% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp cả nước [17, tr.2]. Có thể khẳng định các KCN và Khu chế xuất đã và đang trở thành điểm thu hút các nguồn đầu tư­ nư­ớc ngoài, đón nhận các tiến bộ KH – CN và tạo ra những nhân tố quan trọng góp phần đẩy mạnh CNH, HĐH và phát triển KT - XH của đất nước.
    Bắc Giang là tỉnh nằm cách Thủ đô Hà Nội 50 km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị 110 km về phía Nam, cách cảng Hải Phòng hơn 100 km về phía Đông, một tỉnh có nhiều tiềm năng về đất đai, tài nguyên khoáng sản. Địa lý lãnh thổ không những có nhiều vùng núi cao, mà còn có nhiều vùng đất trung du trải rộng xen kẽ với các vùng đồng bằng phì nhiêu. Kể từ khi có chủ trư­ơng của Đảng và Nhà nư­ớc về xây dựng các KCN đến nay, Bắc Giang đã xây dựng và phát triển đư­ợc 11 khu và cụm công nghiệp, đã thu hút được 109 dự án đầu tư­ trong nư­ớc và nư­ớc ngoài với tổng số vốn đầu tư là 11.122 tỷ đồng. Quá trình phát triển KCN ở Bắc Giang đã đạt đư­ợc một số thành tựu quan trọng, góp phần tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển KT - XH.
    Tuy nhiên, việc phát triển KCN ở Bắc Giang còn có không ít khó khăn và thách thức. Sức thu hút các dự án đầu t­ư vào KCN còn chư­a hấp dẫn. Các KCN chủ yếu mới thu hút các doanh nghiệp chế biến nông sản, hàng dệt may và một số sản phẩm khác, còn thiếu những dự án sử dụng công nghệ cao. Còn nhiều bất cập trong giải quyết vấn đề môi trư­ờng sinh thái, việc làm và thu nhập của người dân mất đất do phát triển KCN. Những khó khăn, bất cập đó đã và đang là những lực cản làm cho các KCN chư­a phát huy tốt vai trò đẩy mạnh CNH, HĐH và phát triển KT - XH trên địa bàn tỉnh.
    Có rất nhiều yếu tố liên quan tác động đến hiệu quả hoạt động của các KCN trên địa bàn tỉnh, trong đó đặc biệt là vai trò của nguồn nhân lực quản lý. Hiện nay, nguồn nhân lực tham gia quản lý các khu công nghiệp tỉnh giữ vai trò chủ đạo là Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh; ngoài ra còn có các nguồn nhân lực quản lý tác động, liên quan như: nguồn nhân lực thuộc cơ quan trực thuộc UBND tỉnh (Sở Tài nguyên môi trường; Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Tài chính, Cục thế, Sở khoa học và công nghệ, Công an tỉnh), UBND cấp huyện, cấp xã có khu công nghiệp đóng Công tác tham mưu với UBND tỉnh xây dựng cơ chế, chính sách và quản lý các lĩnh vực của một số sở, ngành còn chưa chủ động; sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước còn chưa được nhịp nhàng; công tác quản lý quy hoạch, quản lý đất đai, bồi thường, hỗ trợ tái định cư còn một số hạn chế; một số địa phương chưa chủ động xử lý những vướng mắc, phát sinh, giải quyết kiến nghị, khiếu nại của người dân làm cho việc bồi thường, giải phóng mặt bằng chậm, ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư của các dự án
    Xuất phát từ những thực tế nêu trên, tôi nhận thấy rằng cần phải có những nghiên cứu lý luận và đánh giá thực tiễn vai trò của nguồn nhân lực quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh để có thể đưa ra giải pháp phát huy tối đa năng lực điều hành của nguồn nhân lực này đóng góp vào quá trình phát triển mạnh mẽ hơn nữa của các KCN trên địa bàn tỉnh; đồng thời có những giải pháp điều tiết, hạn chế những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến năng lực điều hành của NNL quản lý các khu công nghiệp địa bàn tỉnh. Xuất phát từ những suy nghĩ đó tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Nâng cao năng lực điều hành đối với nguồn nhân lực quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    Đất nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH và hội nhập quốc tế, đòi hỏi cần có nguồn nhân lực có chất lượng, có trình độ, có năng lực và có tay nghề cao. Trong thời gian qua các KCN, khu kinh tế, khu chế xuất đã góp phần hiện đại hóa kết cấu hạ tầng, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp, giải quyết việc làm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và tăng cường an ninh quốc phòng.
    Đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sỹ nghiên cứu về hiệu quả kinh tế xã hội của các KCN, các giải pháp phát triển KCN ở một số địa phư­ơng, hoặc nghiên cứu vấn đề việc làm và thu nhập của ngư­ời dân có đất bị thu hồi xây dựng KCN, vấn đề nhà ở cho ngư­ời lao động làm việc tại KCN v.v Đã có một số luận án tiến sĩ và luận văn thạc sỹ nghiên cứu các về vấn liên quan đến KCN, như­: "Hoàn thiện chính sách, cơ chế quản lý nhà nư­ớc đối với các KCN ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (qua thực tiễn KCN các tỉnh phía Bắc)" luận án tiến sĩ của tác giả Lê Hồng Yến, trường Đại học Thư­ơng mại, (1996); "Cung cầu về nhà ở cho công nhân các KCN hiện nay" luận văn thạc sỹ Kinh tế của tác giả Phạm Xuân Đức, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, (2005); "Thu nhập của người lao động ở KCN Tân Bình - quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh", luận văn thạc sỹ Kinh tế của tác giả Lê Công Đồng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, (2005); "Hiệu quả KT - XH của các KCN ở thành phố Hà Nội" luận văn thạc sỹ Kinh tế của tác giả Nguyễn Duy Cư­ờng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2006); “Tăng cường quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai”, luận văn Thạc sỹ Quản lý hành chính công của tác giả Lê Thị Mỹ, Học viện Hành chính Quốc Gia Hồ Chí Minh,(2005)
    Đã có một số cuốn sách viết về các vấn đề liên quan đến khu công nghiệp, như­: "Kinh nghiệm thế giới về phát triển Khu công nghiệp, khu chế xuất và đặc khu kinh tế" của Viện Kinh tế học năm 1994; "Khu công nghiệp và khu chế xuất các tỉnh phía Nam" của Bộ Kế hoạch và Đầu t­ư xuất bản năm 2002 nhằm đánh giá khái quát về những thành công và hạn chế của các KCN, KCX tại các tỉnh phía nam nư­ớc ta. Cũng trong năm 2002, Bộ Kế hoạch và Đầu tư­ còn tổ chức nghiệm thu đề tài cấp Bộ "Nghiên cứu mô hình quản lý nhà nư­ớc về khu công nghiệp và khu chế xuất ở Việt Nam" nội dung giới thiệu kinh nghiệm quản lý các KCN, KCX của nư­ớc ngoài, đánh giá những mặt tốt và những hạn chế của mô hình quản lý hiện đang áp dụng tại Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất một số mô hình quản lý mới nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các KCN, KCX trong thời gian tới. Năm 2004, nhà xuất bản Khoa học xã hội đã xuất bản cuốn "Các giải pháp nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả quản lý nhà nư­ớc, bảo vệ môi trư­ờng ở các khu công nghiệp, khu chế xuất" của tiến sĩ Trư­ơng Thị Minh Sâm, đánh giá khá chi tiết và toàn diện tình trạng ô nhiễm môi trư­ờng ở các KCN, KCX vùng kinh tế trọng điểm phía nam, những thách thức đặt ra đối với công tác quản lý nhà nư­ớc về bảo vệ môi trư­ờng, đề xuất một hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nư­ớc đối với vấn đề này ở các KCN, KCX thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Ngày 17/2/2012, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội nghị tổng kết 20 năm xây dựng và phát triển KCN, KCX, KKT ở Việt Nam. Mục đích chính của Hội nghị là tổng kết, đánh giá đầy đủ và toàn diện quá trình xây dựng và phát triển KCN, KCX, KKT trong 20 năm qua, trên cơ sở đó đề xuất hệ thống quan điểm, định hướng phát triển KCN, KCX, KKT trong giai đoạn tới
    Đã có một số các công trình nghiên cứu khoa học, luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ nghiên cứu đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực cho quá trình CNH – HĐH đất nước nhưng phần nhiều là nghiên cứu về NNL nói chung cung cấp cho quá trình CNH – HĐH đất nước; hoặc có luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý hành chính công của tác giả Lê Thị Mỹ nghiên cứu về Tăng cường Quản lý nhà nước về phát triển NNL các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai
    Tuy nhiên, những vấn đề nghiên cứu liên quan đến nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp đặc biệt là nghiên cứu về năng lực điều hành của nguồn nhân lực quản lý các khu công nghiệp là rất ít. Rõ ràng tầm quan trọng của các khu công nghiệp tham gia vào quá trình CNH – HĐH đất nước là rất lớn, trong đó vai trò mang yếu tố quyết định là nguồn nhân lực quản lý, năng lực điều hành, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ này. Vì vậy để góp phần vào việc phát huy những thế mạnh của hoạt động khu, cụm công nghiệp và giải quyết vấn đề bất cập, những mặt hạn chế của hoạt động khu công nghiệp cần thiết phải có những nghiên cứu về năng lực điều hành của NNL quản lý này.
    3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
    3.1-Mục đích: nghiên cứu về mặt lý luận và đánh giá thực tiễn về năng lực điều hành của nguồn nhân lực quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, từ đó đưa ra những giải nhằm nâng cao năng lực điều hành đối với NNL quản lý các KCN trên địa bàn tỉnh.
    3.2-Nhiệm vụ:
    + Hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực điều hành của NNL quản lý các KCN đối với quá trình phát triển của các khu công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh.
    + Đánh giá thực trạng năng lực điều hành của NNL quản lý các KCN ở tỉnh Bắc Giang và tìm nguyên nhân chủ yếu của các thực trạng đó.
    + Đề xuất phư­ơng hư­ớng và giải pháp nhằm nâng cao năng lực điều hành của NNL quản lý các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nhằm phát huy đa vai trò nguồn nhân lực quản lý tham gia vào quá trình phát triển KT - XH ở tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.
    4. Đối tư­ợng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tư­ợng nghiên cứu: Năng lực điều hành của NNL quản lý các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
    - Phạm vi nghiên cứu:
    + Về không gian nghiên cứu là địa bàn tỉnh Bắc Giang;
    + Về thời gian nghiên cứu: từ khi thành lập Ban Quản lý các khu công nghiệp của tỉnh Bắc Giang đến nay (từ năm 2002 – năm 2012).
    + Về khách thể nghiên cứu: cán bộ Ban Quản lý dự án Các khu công nghiệp tỉnh; cán bộ, công chức nhà nước tại các cơ quan trực thuộc UBND tỉnh tham gia vào công tác quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Sở Kế hoạch – đầu tư; Sở Tài nguyên và môi trường; Sở Khoa học và công nghệ; Sở Tài chính; Cục thuế tỉnh; Công an tỉnh Bắc Giang ). Do giới hạn thời gian nghiên cứu, tại luận văn này chúng tôi không đề cập đến đội ngũ cán bộ quản lý của các doanh nghiệp tại các KCN.
    5. Cơ sở lý luận và phư­ơng pháp luận
    Để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu:
    - Về mặt lý luận: Luận văn đ­ược nghiên cứu dựa trên cơ sở những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư­ t­ưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước.
    - Về mặt nghiên cứu: sử dụng phương pháp điều tra, phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, phân tích tổng hợp, logic và lịch sử.
    6. Những đóng góp khoa học của luận văn
    - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực, năng lực điều hành của NNL quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh tác động đến quá trình phát triển KT – XH.
    - Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực điều hành của NNL quản lý của các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ khi tỉnh xây dựng và phát triển các KCN đến nay, tìm ra nguyên nhân tác động mặt tích cực và mặt hạn chế của thực trạng đó.
    - Đề xuất phư­ơng hư­ớng và giải pháp nhằm phát huy năng lực điều hành NNL quản lý cũng như những giải pháp nhằm ngăn ngừa hạn chế mặt tiêu cực ảnh hưởng đến năng lực điều hành của NNL này nhằm góp phần xây dựng và phát triển các KCN của tỉnh Bắc Giang nói riêng và các tỉnh có KCN nói chung trong thời gian tới.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn đư­ợc kết cấu thành 3 chư­ơng.
    Chương I: Cơ sở lý luận về năng lực điều hành của nguồn nhân lực quản lý các khu công nghiệp.
    Chương II: Thực trạng năng lực điều hành của đội ngũ cán bộ quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
    Chương III: Giải pháp góp phần nâng cao năng lực điều hành của nguồn nhân lực quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU 6
    CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC ĐIỀU HÀNH CỦA NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP 13
    1.1- LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC, NĂNG LỰC ĐIỀU HÀNH CỦA NGUÔN NHÂN LỰC QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP 13
    1.1.1- Nguồn nhân lực, nguồn nhân lực quản lý các khu công nghiệp. 13
    1.1.2- Khái niệm năng lực, năng lực điều hành. 20
    1.2- NĂNG LỰC ĐIỀU HÀNH CỦA NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP 25
    1.2.1- Sự cần thiết ra đời, phát triển các khu công nghiệp. 25
    1.2.2-Vai trò của năng lực điều hành đối với nguồn nhân lực quản lý các khu công nghiệp 33
    CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC ĐIỀU HÀNH CỦA NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG 52
    2.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ, TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG 52
    2.1.1- Điều kiện về lịch sử, tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến quá trình xây dựng và phát triển các khu công nghiệp. 52
    2.1.2- Quá trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. 55
    2.2- THỰC TRẠNG NĂNG LỰC ĐIỀU HÀNH CỦA NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 67
    2.2.1- Thực trạng năng lực điều hành của đội ngũ cán bộ quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh 67
    2.2.2- Nguyên nhân của những hạn chế về năng lực điều hành của NNL quản lý các KCN trên địa bàn tỉnh 86
    CHƯƠNG III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐIỀU HÀNH CỦA NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG . 94
    3.1- BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA BẮC GIANG HIỆN NAY VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH 94
    3.1.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến phát triển các khu công nghiệp ở Bắc Giang 94
    3.1.2. Định hướng phát triển các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Giang làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực điều hành của nguồn nhân lực quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn 99
    3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐIỀU HÀNH CỦA NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP NHẰM PHÁT HUY MẶT TÍCH CỰC, HẠN CHẾ TIÊU CỰU TRONG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG THỜI GIAN TỚI 104
    3.2.1- Đổi mới công tác qui hoạch nguồn nhân lực quản lý các khu công nghiệp 104
    3.2.2- Tạo động lực duy trì đối với nguồn nhân lực quản lý các khu công nghiệp. 107
    3.2.3- Đào tạo, bồi dưỡng cho nguồn nhân lực quản lý các khu công nghiệp. 109
    3.2.4- Nâng cao chất lượng công tác đánh giá nguồn nhân lực quản lý các khu công nghiệp 111
    KẾT LUẬN 114
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
    c # n p Eonăng lực điều hành của NNL quản lý của các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ khi tỉnh xây dựng và phát triển các KCN đến nay, tìm ra nguyên nhân tác động mặt tích cực và mặt hạn chế của thực trạng đó.
    - Đề xuất phư­ơng hư­ớng và giải pháp nhằm phát huy năng lực điều hành NNL quản lý cũng như những giải pháp nhằm ngăn ngừa hạn chế mặt tiêu cực ảnh hưởng đến năng lực điều hành của NNL này nhằm góp phần xây dựng và phát triển các KCN của tỉnh Bắc Giang nói riêng và các tỉnh có KCN nói chung trong thời gian tới.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn đư­ợc kết cấu thành 3 chư­ơng.
    Chương I: Cơ sở lý luận về năng lực điều hành của nguồn nhân lực quản lý các khu công nghiệp.
    Chương II: Thực trạng năng lực điều hành của đội ngũ cán bộ quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
    Chương III: Giải pháp góp phần nâng cao năng lực điều hành của nguồn nhân lực quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU 6
    CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC ĐIỀU HÀNH CỦA NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP 13
    1.1- LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC, NĂNG LỰC ĐIỀU HÀNH CỦA NGUÔN NHÂN LỰC QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP 13
    1.1.1- Nguồn nhân lực, nguồn nhân lực quản lý các khu công nghiệp. 13
    1.1.2- Khái niệm năng lực, năng lực điều hành. 20
    1.2- NĂNG LỰC ĐIỀU HÀNH CỦA NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP 25
    1.2.1- Sự cần thiết ra đời, phát triển các khu công nghiệp. 25
    1.2.2-Vai trò của năng lực điều hành đối với nguồn nhân lực quản lý các khu công nghiệp 33
    CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC ĐIỀU HÀNH CỦA NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG 52
    2.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ, TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG 52
    2.1.1- Điều kiện về lịch sử, tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến quá trình xây dựng và phát triển các khu công nghiệp. 52
    2.1.2- Quá trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. 55
    2.2- THỰC TRẠNG NĂNG LỰC ĐIỀU HÀNH CỦA NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 67
    2.2.1- Thực trạng năng lực điều hành của đội ngũ cán bộ quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh 67
    2.2.2- Nguyên nhân của những hạn chế về năng lực điều hành của NNL quản lý các KCN trên địa bàn tỉnh 86
    CHƯƠNG III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐIỀU HÀNH CỦA NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG . 94
    3.1- BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA BẮC GIANG HIỆN NAY VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH 94
    3.1.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến phát triển các khu công nghiệp ở Bắc Giang 94
    3.1.2. Định hướng phát triển các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Giang làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực điều hành của nguồn nhân lực quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn 99
    3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐIỀU HÀNH CỦA NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP NHẰM PHÁT HUY MẶT TÍCH CỰC, HẠN CHẾ TIÊU CỰU TRONG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG THỜI GIAN TỚI 104
    3.2.1- Đổi mới công tác qui hoạch nguồn nhân lực quản lý các khu công nghiệp 104
    3.2.2- Tạo động lực duy trì đối với nguồn nhân lực quản lý các khu công nghiệp. 107
    3.2.3- Đào tạo, bồi dưỡng cho nguồn nhân lực quản lý các khu công nghiệp. 109
    3.2.4- Nâng cao chất lượng công tác đánh giá nguồn nhân lực quản lý các khu công nghiệp 111
    KẾT LUẬN 114
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...