Luận Văn Nâng cao năng lực của cán bộ nữ trong hệ thống chính trị cơ sở ở tỉnh bến tre giai đoạn hiện nay - t

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề Tài: NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA CÁN BỘ NỮ TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ Ở TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP





    LỜI CẢM ƠN.
    Trang viết đầu tiên của bài luận văn tốt nghiệp này, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trong khoa Khoa học Chính trị, Trường Đại học cần Thơ, những người đã hết sức tận tâm truyền đạt cho chúng những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm cuộc sống trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại trường Đại học cần Thơ. Qua đó giúp cho chúng em có được một nền tảng cơ bản vững bước cho mai sau.


    Đặc biệt, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy Lê Duy Sơn, đã hết sức nhiệt tình và đầy trách nhiệm ữong quá trình hướng dẫn em thực hiện và hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp này.


    Em xin chân thành cảm ơn quý lãnh đạo Tỉnh ủy Ben Tre, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bến Tre và các cán bộ trong Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh , Sở Nội vụ tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp.


    Xin chân thành cảm ơn.
    Phần I: MỞ ĐẦU.


    Phần II: NỘI DUNG.


    Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CỦA CÁN BỘ NỮ TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.


    1.1. Khái niệm hệ thống chính trị cơ sở và bản chất, đặc điểm, vai trò của hệ


    thống chính trị cơ sở ở nước ta giai đoạn hiện nay .4


    1.2. Năng lực của cán bộ nữ ữong hệ thống chính trị cơ sở và vị trí, vai trò của


    cán bộ nữ ữong hệ thống chính trị cơ sở nước ta trong giai đoạn hiện nay .10


    Chương : THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA CÁN BỘ NỮ TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ Ở TỈNH BẾN TRE.


    2.1. Một số nhân tố ảnh hưởng đến năng lực của cán bộ nữ trong hệ thống chính


    trị cơ sở tỉnh Bến Tre hiện nay .19


    2.2. Thực trạng năng lực của cán bộ nữ trong hệ thống chính trị cơ sở ở tỉnh


    Bến Tre .25


    Chương ni: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM, CHỈ TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA CÁN BỘ NỮ TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.


    3.1. Một số quan điểm và chỉ tiêu cơ bản về nâng cao năng lực của cán bộ nữ


    trong hệ thống chính trị cơ sở tinh Bến Tre hiện nay 36


    3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực của cán bộ nữ trong hệ thống


    chính trị cơ sở Bến Tre hiện nay 43


    Phần III: KẾT LUẬN 51


    PHỤ LỤC 52


    TÀI LIỆU THAM KHẢO .57
    Phần I: MỞ ĐẦU.


    1. Lý do chọn đề tài.


    Trong lịch sử nền chính trị từ xưa đến nay, phụ nữ nói chung ít có điều kiện và cơ hội tham gia lĩnh vực chính trị đất nước. Phong trào giải phóng phụ nữ cùng với sự tham gia vào đời sống chính trị của phụ nữ phát triển mạnh mẽ từ thế kỷ XIX nhằm đấu tranh đòi quyền bình đẳng giới, bao gồm bình đẳng về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Ngày nay, vấn đề giải phóng phụ nữ, tăng cường sự tham gia vào đời sống chính trị của phụ nữ, đưa vấn đề giới và phụ nữ vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội đã và đang trở thành vấn đề toàn cầu, không chỉ là của riêng quốc gia, dân tộc nào.


    Ở Việt Nam, trong thời gian qua Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm đến công tác cán bộ nữ, đến việc nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và trong cả hệ thống chính trị. Điều đó được khẳng định và thể hiện nhất quán trong các cương lĩnh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Chỉ thị 37/CT-TW ngày 16-5/-1994 khẳng định: “Nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội là một yêu cầu quan trọng để thực hiện bình đẳng, dân chủ của phụ nữ, là điều kiện để phát huy tài năng, trí tuệ và nâng cao địa vị của phụ nữ”. Quan điểm này tiếp tục được khẳng định trong Đại Hội X: “Bồi dưỡng, đào tạo để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo, quản lý ở các cấp”. Phụ nữ tham gia trong hệ thống chính trị là sự khẳng định về năng lực, trí tuệ của mình.


    Hệ thống chính trị cơ sở (xã, phường, thị trấn) ở tỉnh Ben Tre là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ cấu trúc của hệ thống chính trị nước ta. Thực hiện đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, công tác cán bộ nữ trong hệ thống chính tri cơ sở thời gian qua được tỉnh đặc biệt quan tâm, nhất là từ khi có Chỉ thị 37/CT-TW về một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới và Nghị quyết số 11-NQ/BT của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ
    đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mặc dù có quan tâm nhưng do nhiều nguyên nhân, tỷ lệ cán bộ nữ ở các cấp, ngành trong tỉnh hiện không cao và có xu hướng giảm, chưa tương xứng với yêu cầu công tác cán bộ nữ, đặc biệt càng về cơ sở, nguồn cán bộ nữ bị hụt hẫng, tỉ lệ cán bộ nữ sụt giảm và ngày càng thấp .đòi hỏi cần phải có những giải pháp khắc phục kịp thời, hiệu quả và đề ra những chính sách để nâng cao năng lực và phát triển đội ngũ cán bộ nữ trong hệ thống chính trị cơ sở Bến Tre.


    Việc nâng cao năng lực cán bộ nữ trong hệ thống chính trị cơ sở ở tỉnh Bến Tre chính là thực hiện một cách cụ thể, thiết thực chủ trương đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác cán bộ nữ. Chính vì lẽ đó, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Nâng cao năng lực của cản bộ nữ trong hệ thống chỉnh trị cơ sở ở tình Ben Tre trong giai đoạn hiện nay - Thực trạng và giải pháp” để làm luận văn tốt nghiệp của mình.


    2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.


    Mục đích của đề tài này là: đánh giá đúng thực trạng việc nâng cao năng lực của cán bộ nữ trong hệ thống chính trị cơ sở ở tỉnh Bến tre trong thời gian qua và đề xuất những quan điểm, biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực của cán bộ nữ ữong hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Ben Tre trong giai đoạn hiện nay.


    Nhiệm vụ của đề tài:


    Để đạt được mục đích trên, luận văn có 2 nhiệm vụ.


    Một là, tìm hiểu một số nhân tố tác động đến năng lực của cán bộ nữ


    trong hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Ben Tre hiện nay; đánh giá đúng những mặt mạnh và mặt yếu của cán bộ nữ trong hệ thống chính trị cơ sở tinh Ben Tre, phân tích nguyên nhân của những mặt manh và mặt hạn chế yếu kém đó.


    Hai là, đề xuất quan điểm, chỉ tiêu và giải pháp nâng cao năng lực của cán bộ nữ trong hệ thống chính trị cơ sở ở tỉnh Ben Tre trong giai đoạn hiện nay.


    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.


    Đối tượng của đề tài này là “nâng cao năng lực của cán bộ nữ trong hệ


    thống chính trị cơ sở ở tỉnh Ben Tre trong giai đoạn hiện nay”.
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nâng cao năng lực của cán bộ nữ trong hệ thống chính trị cơ sở ở tỉnh Bến Tre từ năm 2004 đến 2009 và những năm tiếp theo.


    4. Phương pháp nghiên cứu đề tài.


    Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ


    Chí Minh, luận văn đã kết hợp và sử dụng các phương pháp như: phân tích và tổng hợp, logic và lịch sử, gắn lí luận với thực tiễn để làm sáng tỏ mục đích và nhiệm vụ của đề tài đặt ra.


    5. Kết cấu của luận văn.


    Ngoài những phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương 6 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...