Đồ Án Nâng cao năng lực cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, nó không chỉ là tư liệu sản xuất đặc biệt, mà còn là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng, có vai trò cực kỳ quan trọng đối với đời sống xã hội. Trong giai đoạn hiện nay của nước ta, với sức ép về dân số và tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá, sự chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ kéo theo nhu cầu sử dụng đất ngày một tăng mà quỹ đất thì có hạn. Chính vì vậy, trong quá trình sử dụng đất chúng ta cần phải khai thác, bảo vệ và cải tạo đất đai sao cho đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển ngày càng nhanh của xã hội. Để sử dụng nguồn tài nguyên quý giá này được lâu dài thì công tác quản lý đất đai là rất cần thiết. Nó đòi hỏi phải có sự thống nhất từ trung ương đến địa phương. Kể từ năm 1986 đến nay, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai không ngừng được củng cố và kiện toàn đã góp phần đắc lực hoàn thành nhiệm vụ được giao, đưa công tác quản lý đất đai đi vào nền nếp;
    Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác quản lý đất đai vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế như tình trạng chồng chéo trong quản lý, nạn tham nhũng . mà một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng này là hệ thống cơ quan quản lý đất đai được tổ chức chưa hợp lý, cồng kềnh, hoạt động chưa hiệu quả. Điều này chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý đất đai trong điều kiện tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đặc biệt là khi nước ta đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Đây là lý do để chúng ta tiếp tục nghiên cứu, đánh giá thực trạng hệ thống cơ quan quản lý đất đai; trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm củng cố và hoàn thiện để hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta có đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ mà đất nước đã giao phó. Với ý nghĩa đó, em lựa chọn đề tài: "Nâng cao năng lực trong hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta hiện nay" làm đề án môn học;
    2. Đối tượng nghiên cứu
    Hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta bao gồm: Hệ thống cơ quan quản lý đất đai có thẩm quyền chung, đó là: Chính phủ, UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện và UBND cấp xã; Hệ thống cơ quan quản lý đất đai có thẩm quyền riêng (còn được gọi là hệ thống cơ quan quản lý có thẩm quyền chuyên ngành hoặc thẩm quyền chuyên môn), gồm: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường và cán bộ địa chính cấp xã, phường, thị trấn. Trong khuôn khổ của bản đề án này, em chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu các quy định về cơ cấu, tổ chức; chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của hệ thống cơ quan quản lý đất đai có thẩm quyền riêng.
    3. Mục đích nghiên cứu
    Đề án này theo đuổi những mục đích nghiên cứu cơ bản sau đây :
    (I) Nghiên cứu cơ sở lý luận và sự cần thiết của việc thành lập hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta ; khái quát quá trình hình thành và phát triển hệ thống cơ quan quản lý đất đai qua các giai đoạn lịch sử phát triển của đất nước;
    (II) Nghiên cứu, đánh giá pháp luật hiện hành về cơ cấu, tổ chức; chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta;
    (III) Đánh giá hiệu quả thực trạng hoạt động của hệ thống cơ quan quản lý đất đai nhằm chỉ ra những tồn tại, hạn chế; nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế này;
    (IV) Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta;
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Để đạt được các mục đích mà đề tài đặt ra, đề án đã dựa trên phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lenin; quan điểm lý luận, đường lối của Đảng; tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước và pháp quyền trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt, đề án đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp phân tích, đánh giá, bình luận; phương pháp so sánh luật học; phương pháp tổng hợp; phương pháp lịch sử v.v trong quá trình nghiên cứu đề tài.
    5. Kết cấu của đề án:
    Bố cục của đề tài gồm 3 phần chính: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận. Trong đó phần nội dung là phần quan trọng nhất chứa đựng các vấn đề cơ bản của đề án được chia làm 3 chương

    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Ở NƯỚC TA 3

    1. Sự cần thiết của việc Nhà nước quản lý đất đai 3
    1.1. Vị trí và vai trò của đất đai với con người 3
    1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc Nhà nước quản lý đất đai 4
    1.3. Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai 5
    1.3.1. Khái niệm 5
    1.3.2. Đặc điểm của quản lý nhà nước về đất đai 5
    2. Khái niệm hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai ở nước ta 6
    2.1. Khái niệm hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai 6
    2.2. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta 6
    2.2.1. Hệ thống cơ quan quyền lực Nhà nước 7
    2.2.2. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai có thẩm quyền chung 7
    2.2.3. Hệ thống cơ quan chuyên ngành quản lý nhà nước về đất đai 7
    2.2.4. Các tổ chức dịch vụ công trong quản lý về SDĐ 8
    3. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai ở nước ta 9
    3.1. Giai đoạn 1945 – 1959 9
    3.2. Giai đoạn 1960 – 1978 10
    3.3. Giai đoạn từ 1979 đến nay 10


    CHƯƠNG II: HỆ THỐNG CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Ở NƯỚC TA 12

    1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, tổ chức của Bộ tài nguyên và môi trường 12
    1.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài nguyên và Môi trường 12
    1.1.1. Nhiệm vụ và quyền hạn chung 12
    1.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể 13
    1.2. Cơ cấu, tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường 16
    1.2.1. Các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý Nhà nước 16
    1.2.2. Các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Bộ 16
    2. Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Sở tài nguyên và môi trường 16
    3. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn giúp UBND huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh quản lý hà nước về tài nguyên môi trường 19
    4. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ địa chính cấp xã 20
    4.1. Chức năng, nhiệm vụ của cán bộ địa chính xã 20
    4.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ địa chính xã 21
    5. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống cơ quan dịch vụ về đất đai 22
    5.1. Văn phòng đăng ký QSDĐ 22
    5.1.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng đăng ký QSDĐ cấp tỉnh 22
    5.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng đăng ký QSDĐ cấp huyện 23
    5.2. Tổ chức phát triển quỹ đất 24
    5.2.1. Nhiệm vụ của tổ chức phát triển quỹ đất 24
    5.2.2. Quyền hạn của Tổ chức phát triển quỹ đất 25
    5.3. Tổ chức hoạt động tư vấn trong quản lý và SDĐ 26
    5.3.1. Tư vấn về giá đất 26
    5.3.2. Tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ 26
    5.3.3. Hoạt động dịch vụ và tư vấn về đo đạc, lập bản đồ địa chính 27
    5.3.5. Trách nhiệm quy định điều kiện và thủ tục cấp phép 27
    6. Thực trạng hoạt động của hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta 27
    6.1. Những ưu điểm 27
    6.1.1. Đối với việc thu ngân sách và tăng trưởng kinh tế 27
    6.1.2. Đối với việc giải quyết các vấn đề xã hội 28
    6.1.3. Đối với việc phủ xanh đất trống,đồi núi trọc và bảo vệ môi trường 29
    6.2. Những nhược điểm, tồn tại 30
    6.3. Sự cần thiết tiếp tục củng cố và hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta 33


    CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỆ THỐNG CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 35

    1. Những định hướng chủ yếu hoàn thiện pháp luật về hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta hiện nay 35
    1.1. Kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý đất đai đặt trong tổng thể quá trình cải cách bộ máy hành chính; xác định rõ chức năng, cơ cấu tổ chức của từng cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai 35
    1.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý đất đai dựa trên nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch, đảm bảo sự quản lý tập trung thống nhất của cấp trung ương; đồng thời phân cấp cho địa phương trong quản lý đất đai 36
    1.3. Hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý đất đai dựa trên cơ sở nâng cao năng lực, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ và thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai 37
    1.4. Hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý đất đai phải dựa trên việc đáp ứng các yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế 37
    2. Một số giải pháp cụ thể góp phần nâng cao năng lực quản lý hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta hiện nay 38
    2.1. Hoàn thiện cỏc quy định về cơ cấu tổ chức của hệ thống cơ quan quản lý 38
    2.1.1. Giải pháp thứ nhất 38
    2.1.2. Giải pháp thứ hai 38
    2.1.3. Giải pháp thứ ba 39
    2.1.4. Giải pháp thứ tư 39
    2.1.5. Giải pháp thứ năm 39
    2.2. Hoàn thiện các quy định về nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động của cơ quan quản lý đất đai 40
    2.2.1 Xây dựng cơ chế “một cửa” 40
    2.2.2. Thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý đất đai 40
    2.2.3. Giải pháp khắc phục tình trạng “quy hoạch treo” và quản lý thị trường bất động sản (BĐS) 41
    2.3. Hoàn thiện các quy định về đổi mới và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi trường 42
    2.3.1. Giải pháp nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ hiện có 42
    2.3.2. Giải pháp thu hút nguồn nhân lực 42
    2.4. Hoàn thiện các quy định nhằm huy động nguồn tài chính cho quá trình hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta 43


    KẾT LUẬN 45
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...