Luận Văn Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện đồng bằng sông Cửu Long (qua thực tế tỉnh Bạ

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, vấn đề cán bộ luôn giữ vai trò quan trọng hàng đầu, quyết định sự thành công hay thất bại của các phong trào cách mạng. Trên cơ sở kế thừa và phát triển những quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về công tác cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã luôn quan tâm tới việc giáo dục, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng. Người nói: “cán bộ là cái gốc của mọi cộng việc. Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng” [47, tr.269]. Trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay đòi hỏi người cán bộ phải có đạo đức cách mạng, có năng lực và trí tuệ. Trong đó năng lực tổng kết thực tiễn là một trong những phẩm chất cần có của người cán bộ lãnh đạo, quản lý. Năng lực đó có vai trò vô cùng to lớn trong quá trình tổ chức, xây dựng và phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng .
    Tổng kết thực tiễn có vai trò to lớn đối với lý luận, góp phần khắc phục bệnh kinh nghiệm, giáo điều, chủ quan, duy ý chí . Không có tổng kết thực tiễn thì lý luận không thể phát triển được, chỉ trên cơ sở tổng kết thực tiễn thì lý luận mới được kiểm nghiệm, hoàn chỉnh và bổ sung. Đối với người cán bộ lãnh đạo, quản lý thì năng lực tổng kết thực tiễn là một yêu cầu rất quan trọng, đặc biệt là đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp huyện, bởi cấp huyện là nơi trực tiếp triển khai mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến cấp cơ sở, đồng thời kiểm tra việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách đó.
    Để việc kiểm tra, tổng kết, rút kinh nghiệm trong quá trình cụ thể hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước xuống cấp cơ sở có hiệu quả đòi hòi đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý phải có năng lực tổng kết thực tiễn. Muốn vậy, người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải có năng lực tư duy lý luận, có tri thức, có tầm nhìn xa, trông rộng, . Hơn nữa, thực tiễn luôn vận động và biến đổi không ngừng, đòi hỏi năng lực tổng kết thực tiễn của cán bộ cũng không ngừng được nâng lên cho phù hợp với sự biến đổi của thực tiễn.
    Trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với xu thế hội nhập quốc tế và thực hiện nền kinh tế thị trường, nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh lực của đời sống xã hội. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng đặt ra nhiều vấn đề về mặt lý luận và thực tiễn cần phải giải quyết, trong đó có vấn đề năng lực tổng kết thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt nói chung, cán bộ chủ chốt cấp huyện nói riêng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra. Đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt đồng bằng sông Cửu Long thì năng lực tổng kết thực tiễn còn rất nhiều hạn chế so với cả nước nói chung. Vì vậy cần phải làm rõ thực trạng, nguyên nhân, năng lực tổng kết thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp huyện đồng bằng sông Cửu Long hiện nay, để từ đó đề ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn cho đội ngũ cán bộ này. Xuất phát từ yêu cầu trên, tác giả lựa chọn vấn đề: “Nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện đồng bằng sông Cửu Long (qua thực tế tỉnh Bạc Liêu)”, làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...