Chuyên Đề Nâng cao năng lực cạnh tranh trong sản xuất sản phẩm mây tre đan xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong những năm qua, cùng với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, kinh tế

    tiểu thủ công nghiệp và làng nghề đã có những đóng góp tích cực, góp phần tham gia giải quyết

    việc làm, xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp – nông thôn.

    Phong trào phát triển tiểu thủ công nghiệp và xây dựng làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ

    An bắt đầu phát triển mạnh từ năm 2001 với Nghị quyết 06/2001/NQ-TU ngày 22 tháng 8 năm

    2001 của Ban Chấp hành tỉnh Đảng bộ Nghệ An về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

    và xây dựng làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2001 - 2010, nhiều ngành nghề tưởng

    thất truyền đã có cơ hội hồi sinh, nhiều làng nghề tưởng đã mai một được khôi phục; nhiều nghề

    mới được du nhập trong đó nổi bật nhất là nghề mây tre đan xuất khẩu. Từ chỗ chỉ còn vài chục

    người làm nghề tại các xã Nghi Phong, Nghi Thái (Nghi Lộc) vào những năm trước năm 2001,

    đến nay nghề mây tre đan đã phát triển từ các huyện đồng bằng đến các huyện miền núi, miền

    núi cao của tỉnh Nghệ An, tạo thêm được nhiều việc làm cho người lao động có thu nhập, làm

    chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói,

    giảm nghèo của Đảng. Đã có 38 làng nghề được tỉnh công nhận, hàng chục doanh nghiệp, HTX

    chuyên doanh sản phẩm mây tre đan được thành lập tạo nên sinh lực mới cho nghề mây tre đan

    của tỉnh Nghệ An, tạo thêm việc làm cho hàng vạ

    chế. Để phát triển và hình thành được thương hiệu riêng cho sản phẩm mây tre đan của tỉnh

    Nghệ An, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu để tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm phát huy được

    lợi thế sẵn có, tranh thủ được những thuận lợi của quá trình hội nhập để phát triển hơn nữa nghề

    sản xuất các sản phẩm mây tre đan xuất khẩu tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Trên

    cơ sở thực tế đó đề tài tiến hành nghiên cứu "Nâng cao năng lực cạnh tranh trong sản xuất sản phẩm mây tre đan xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Nghệ An "


    Nghiên cứu về làng nghề và phát triển tiểu thủ công nghiệp, ở nước ta đã có một số công

    trình, đề tài nghiên cứu, tiêu biểu như:

    + Đề tài “Quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công nghiệp phục vụ CNH, HĐH nông

    thôn Việt Nam” do JICA và Bộ NN&PTNT thực hiện tháng 11 năm 2002. Công trình đã điều tra,

    nghiên cứu nhiều vấn đề liên quan đến làng nghề thủ công của tất cả 61 tỉnh, thành cả nước (số
     
Đang tải...