Luận Văn Nâng cao năng lực cạnh tranh trong họat động nhập khẩu máy và phụ tùng của Công ty Cổ phần xuất nhập

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 20/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Hoà cùng với xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá, hội nhập và hợp tác kinh tế đang nổi trội, với sự phát triển mạnh của kinh tế thị trường, với tính phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và thương mại giữa các quốc gia ngày càng sâu sắc, Việt nam đã và đang không ngừng cố gắng đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đưa nền kinh tế hoà nhập vào sự năng động của khu vực Đông Nam Á, hay nói rộng hơn là khu vực vành đai Châu Á - Thái Bình Dương.
    Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang gia tăng áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nói riêng, đặc biệt là hoạt động nhập khẩu máy móc và phụ tùng.
    Trong cơ chế thị trường, năng lực cạnh tranh là yếu tố mang tính quyết định sự thành bại của doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm được các lợi thế, năng lực cạnh tranh của mình để các sản phẩm, dịch vụ cung cấp ra thị trường được nổi bật, nổi trội so với các đối thủ trong cùng lĩnh vực, ngành kinh doanh.
    Với xuất phát điểm từ một nước nông nghiệp lạc hậu, còn nhiều hạn chế về trình độ khoa học và kỹ thuật thì con đường nhanh nhất để tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước là nhanh chóng tiếp cận những công nghệ và kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài. Để làm được điều này thì nhập khẩu nói chung và nhập khẩu máy và phụ tùng nói riêng đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng cho phép phát huy tối đa nội lực trong nước đồng thời tranh thủ được các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ của thế giới. Nhập khẩu thúc đẩy tái sản xuất mở rộng liên tục và có hiệu quả vì vậy khuyến khích sản xuất phát triển .
    Nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực nhập khẩu máy và phụ tùng là một việc làm vô cùng cần thiết và cấp bách hiện nay nhằm đem về những công nghệ tốt nhất, hiện đại nhất với thời gian và chi phí ít nhất, đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như góp phần phát triển kinh tế nói chung. Mặc dù là một doanh nghiệp có bề dày truyền thống về nhập khẩu máy móc và phụ tùng nhưng Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Máy và Phụ Tùng chưa tận dụng khai thác được những thế mạnh vốn có nên năng lực cạnh tranh trong hoạt động nhập khẩu máy móc và phụ tùng chưa tốt, còn nhiều hạn chế. Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh trong họat động nhập khẩu máy và phụ tùng của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Máy và Phụ Tùng (SPJ)” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình.
    2. Tình hình nghiên cứu:
    Cho đến nay, vấn đề cạnh tranh, năng lực cạnh tranh nói chung đã có nhiều công trình nghiên cứu, sách, luận văn, khoá luận đề cấp tới, cụ thể như:
    - Sách: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hoá - Trần Sửu – NXB Lao động 2005.
    - Sách: Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế – TS. Vũ Trọng Lâm - NXB Chính trị Quốc gia 2006
    - Luận văn: Thực trạng và định hướng nhập khẩu máy móc thiết bị phụ tùng ở Việt Nam – SV. Lê Thu Trang – Trường ĐH Ngoại Thương 2006
    - Luận văn: Xây dựng chiến lược quản trị marketing góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Máy và Phụ Tùng – Ths. Nguyễn Thanh Tùng – Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Máy và Phụ Tùng 2006
    - Đề tài “Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá”, Hội thảo khoa học Hà Nội 01/2004
    Các tài liệu trên mới chỉ đề cập đến năng lực cạnh tranh, nâng cao năng lực cạnh tranh nói chung, vai trò và thực trạng của hoạt động nhập khẩu máy móc và phụ tùng và việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Máy và Phụ Tùng thông qua một khía cạnh là xây dựng chiến lược quản trị marketing mà chưa đề cập một cách đầy đủ, chi tiết tới việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị phụ tùng của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Máy và Phụ Tùng. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, khi mà nhu cầu nhập khẩu máy móc phụ tùng phục vụ sản xuất trong nước ngày một gia tăng, cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động nhập khẩu máy móc phụ tùng trở thành vấn đề được quan tâm hàng đầu. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh trong họat động nhập khẩu máy và phụ tùng của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Máy và Phụ Tùng (SPJ)” đề nghiên cứu và làm luận văn thạc sỹ trên cơ sở kế thừa song không trùng lặp với những công trình đã nghiên cứu.
    3. Mục đích nghiên cứu:
    Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, dựa trên thực trạng nhập khẩu máy và phụ tùng của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Máy và Phụ Tùng để tìm ra những giải pháp có tính khoa học và thiết thực nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng cho công ty trong tiến trình hội nhập.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh trong hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng và thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Máy và Phụ Tùng trong tiến trình hội nhập, thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh.
    - Phạm vi nghiên cứu: là hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Máy và Phụ Tùng trong tiến trình hội nhập (từ sau đổi mới năm 1986 đến nay)
    5. Phương pháp nghiên cứu:
    Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp phân tích, tổng hợp, kết hợp với so sánh và phân tích thống kê thông qua các bảng biểu số liệu.
    6. Kết cấu luận văn:
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
    Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng
    Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh trong hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng của Công ty cổ phần XNK Máy và Phụ tùng (SPJ
    MỤC LỤC
    [​IMG]MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG 1:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH, NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU MÁY VÀ PHỤ TÙNG. 4
    1.1 Tổng quan về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh. 4
    1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh. 4
    1.1.3 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh. 8
    1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh. 12
    1.2 Khái niệm và đặc điểm hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng. 18
    1.2.1 Khái niệm 18
    1.2.2 Vai trò của nhập khẩu máy và phụ tùng với nền kinh té Việt Nam 19
    1.2.3 Quy trình nhập khẩu máy và phụ tùng. 20
    1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng. 27
    1.3 Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng cho doanh nghiệp trong quá trình hội nhập. 29
    1.3.1 Tại sao cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng 29
    1.3.2 Quan điểm của Chính phủ Việt Nam về vấn đề lợi thế và năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới. 31
    1.3.3 Hội nhập kinh tế quốc tế và ảnh hưởng của nó đến hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng 31
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU MÁY VÀ PHỤ TÙNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XNK MÁY VÀ PHỤ TÙNG 34
    2.1 Giới thiệu chung về Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Máy và Phụ Tùng. 34
    2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển. 34
    2.1.2 Cơ cấu tổ chức. 35
    2.1.3 Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Cụng ty: 35
    [​IMG]2.1.3 Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty: 35
    2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. 36
    2.2 Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh trong hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Máy và Phụ Tùng. 36
    2.2.1 Phân tích chung về thực trạng nhập khẩu máy và phụ tùng ở Việt Nam. 37
    2.2.2 Đặc điểm của hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng tại Công ty Cổ phần XNK Máy và Phụ Tùng (SPJ). 43
    2.2.3 Thực trạng năng lực cạnh tranh trong hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng của Công ty SPJ. 44
    2.3 Đánh giá chung. 60
    2.3.1 Kết quả đạt được. 60
    2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân. 61
    CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU MÁY VÀ PHỤ TÙNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XNK MÁY VÀ PHỤ TÙNG 68
    3.1 Phương hướng và mục tiêu của hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng trong những năm tới. 68
    3.1.1 Phương hướng. 68
    3.1.2 Mục tiêu. 71
    3.2 Một số giải pháp. 73
    3.2.1 Giải pháp ở tầm vĩ mô - Nhà nước. 73
    3.2.2 Giải pháp ở tầm vi mô - Doanh nghiệp. 82
    KẾT LUẬN 95
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...