Luận Văn Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty LICOGI chi nhánh số 6

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 26/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty LICOGI chi nhánh số 6
    Định dạng file word

    MỤC LỤC

    LỜI CẢM ƠN i
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ix
    DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ x
    TÓM TẮT KHÓA LUẬN xi
    PHẦN MỞ ĐẦU xii
    1. Tính cấp thiết của đề tài xii
    2. Mục tiêu nghiên cứu. xiii
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. xiii
    4. Tổng quan tình hình nghiên cứu. xiii
    5. Phương pháp nghiên cứu. xiv
    5.1. Phương pháp so sánh. xiv
    5.2. Phương pháp thu thập số liệu. xv
    5.3. Phương pháp phân tích và tư duy logic. xvi
    6. Kết cấu khóa luận. xvi
    PHẦN NỘI DUNG 1
    CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CẠNH TRANH 1
    1.1 Tổng quan về cạnh tranh. 1
    1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh. 1
    1.1.2 Các loại hình cạnh tranh. 2
    1.1.2.1 Căn cứ vào đối tượng cạnh tranh. 2
    1.1.2.2 Căn cứ vào mức độ cạnh tranh trên thị trường. 3
    1.1.2.3 Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế. 4
    1.1.3 Các công cụ cạnh tranh. 4
    1.1.3.1 Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm 5
    1.1.3.2 Cạnh tranh bằng giá cả. 6
    1.1.3.3 Cạnh tranh bằng chính sách Marketing. 7
    1.3.3.4 Các công cụ cạnh tranh khác. 7
    1.1.4 Các tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh. 9
    1.4.2.1 Thị phần. 9
    1.4.2.2 Tỷ suất lợi nhuận. 10
    1.4.2.3 Doanh số bán ra. 12
    1.4.2.4 Tỷ lệ chi phí marketing/ tổng doanh thu. 12
    1.4.2.5 Uy tín của doanh nghiệp. 13
    1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 13
    1.2.1 Hoàn cảnh bên ngoài 13
    1.2.1.1 Yếu tố chính trị và pháp luật 14
    1.2.1.2 Các đối thủ cạnh tranh. 14
    1.2.1.3 Quan hệ xã hội 17
    1.2.1.4 Khách hàng. 17
    1.2.1.5 Quyền lực của nhà cung cấp. 18
    1.2.1.6 Yếu tố công nghệ. 19
    1.2.1.7 Quyền lực của chủ đầu tư. 19
    1.2.2 Hoàn cảnh bên trong. 19
    1.2.2.1 Nguồn nhân lực. 20
    1.2.2.2 Khả năng máy móc thiết bị, công nghệ thi công. 21
    1.2.2.3 Khả năng tài chính. 22
    1.2.2.4 Marketing. 23
    1.2.2.5 Văn hóa doanh nghiệp. 23
    Kết luận Chương 1. 24
    CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CHI NHÁNH ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG LICOGI SỐ 6. 25
    2.1 Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp. 25
    2.1.1 Tên và địa chỉ 25
    2.1.2 Quá trình phát triển. 26
    2.1.3 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. 27
    2.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. 27
    2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận. 29
    2.1.4 Lĩnh vực kinh doanh. 30
    2.1.5 Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh. 32
    2.1.5.1 Hình thức tổ chức sản xuất ở doanh nghiệp. 32
    2.1.5.2 Công nghệ sản xuất của một số hàng hóa hoặc dịch vụ chủ yếu. 32
    2.1.6 Kết quả sản xuất kinh doanh. 34
    2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Chi nhánh Đầu tư và Xây dựng LICOGI số 6 36
    2.2.1 Nhân tố về môi trường hoạt động. 36
    2.2.1.1 Pháp luật, chính sách của Nhà nước. 36
    2.2.1.2 Các đối thủ cạnh tranh. 37
    2.2.1.3 Các nhóm khách hàng. 38
    2.2.1.4 Các nhà cung cấp. 39
    2.2.2 Các nhân tố nội tại của Chi nhánh Đầu tư và Xây dựng LICOGI số 6. 39
    2.2.2.1 Nguồn nhân lực. 39
    2.2.2.2 Khả năng tài chính. 47
    2.2.2.3 Khả năng về máy móc thiết bị 52
    2.2.2.4 Các hoạt động Marketing nâng cao uy tín của doanh nghiệp. 54
    2.3 Đánh giá chung về khả năng cạnh tranh của Chi nhánh Đầu tư và Xây dựng LICOGI số 6 60
    2.3.1 Mặt mạnh (S). 60
    2.3.2 Mặt yếu (W). 61
    2.3.3 Cơ hội (O). 61
    2.3.4 Thách thức (T). 61
    2.3.5 Những hạn chế về khả năng cạnh tranh của Chi nhánh Đầu tư và Xây dựng LICOGI số 6 62
    Kết luận Chương 2. 64
    CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CHI NHÁNH ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG LICOGI SỐ 6. 65
    3.1 Khái quát môi trường kinh doanh và định hướng chiến lược. 65
    3.1.1 Thực trạng hoạt động đầu tư và xây dựng cơ bản hiện nay. 65
    3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động đầu tư và xây dựng cơ bản. 66
    3.1.3 Định hướng phát triển hoạt động đầu tư và xây dựng của Chi nhánh Đầu tư và Xây dựng LICOGI số 6. 67
    3.2 Các giải pháp cho Chi nhánh Đầu tư và Xây dựng LICOGI số 6. 69
    3.2.1 Đầu tư và phát triển nguồn nhân lực. 69
    3.2.1.1 Cơ sở của giải pháp. 69
    3.2.1.2 Phương hướng thực hiện giải pháp. 70
    3.2.1.3 Điều kiện thực hiện giải pháp. 75
    3.2.1.4 Lợi ích của việc thực hiện giải pháp. 75
    3.2.2 Tăng khả năng tài chính. 75
    3.2.2.1 Cơ sở của giải pháp. 75
    3.2.2.2 Phương thức thực hiện giải pháp. 76
    3.2.2.3 Điều kiện thực hiện giải pháp. 78
    3.2.2.4 Lợi ích của việc thực hiện giải pháp. 78
    3.2.3 Đầu tư công tác quản lý chất lượng. 78
    3.2.3.1 Cơ sở của giải pháp. 78
    3.2.3.2 Phương thức thực hiện giải pháp. 79
    3.2.3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp. 80
    3.2.3.4 Lợi ích của việc thực hiện giải pháp. 80
    3.2.4 Đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại và ứng dụng khoa học công nghệ. 81
    3.2.4.1 Cơ sở của giải pháp. 81
    3.2.4.2 Phương thức thực hiện giải pháp. 81
    3.2.4.3 Điều kiện thực hiện giải pháp. 83
    3.2.4.4 Lợi ích của việc thực hiện giải pháp. 83
    3.2.5 Nâng cao chất lượng hồ sơ dự thầu. 83
    3.2.5.1 Xây dựng các phương án lựa chọn mức giá thầu hợp lý. 83
    3.2.5.2 Hoàn thiện kỹ năng trong việc phân tích giá cạnh tranh. 85
    3.2.6 Đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh. 86
    3.2.6.1 Cơ sở của giải pháp. 86
    3.2.6.2 Phương thức thực hiện giải pháp. 86
    3.2.6.3 Điều kiện thực hiện giải pháp. 87
    3.2.6.4 Lợi ích của việc thực hiện giải pháp. 87
    Kết luận Chương 3. 88
    PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ xvii
    1. Kết luận. xvii
    2. Kiến nghị xviii
    2.1 Về phía Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Hạ tầng LICOGI. xviii
    2.2 Về phía Nhà nước. xviii
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO xx
    PHỤ LỤC xxi


    TÓM TẮT KHÓA LUẬN


    Cạnh tranh là cơ chế vận hành chủ yếu của kinh tế thị trường, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Đối với xã hội, cạnh tranh là động lực quan trong nhất để huy động nguồn lực của xã hội vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ còn thiếu, qua đó nâng cao khả năng sản xuất của toàn xã hội. Do đó, việc nâng cao khả năng cạnh tranh trong mỗi doanh nghiệp là rất cần thiết, nó giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
    Trong thời gian thực tập tại Chi nhánh Đầu tư và Xây dựng LICOGI số 6 thuộc Tổng công ty Xây dựng và Phát triển Hạ tầng LICOGI, em nhận thấy nhiều điểm còn chưa thực sự hoàn thiện trong công tác quản lý, đầu tư và điều hành của công ty có ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường, nhất là trong công tác đấu thầu, bỏ thầu xây dựng. Những điểm yếu đó cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín và thương hiệu của đơn vị trên thị trường.
    Trên cơ sở nhận thức được những hạn chế còn tồn tại của Chi nhánh Đầu tư và Xây dựng LICOGI số 6, bài viết đã đi nghiên cứu lý thuyết về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt là của doanh nghiệp xây dựng nhằm đưa ra một số giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh cho đơn vị trong các dự án đầu tư và nâng cao uy tín, thương hiệu của đơn vị trên thị trường.


    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Cạnh tranh là cơ chế vận hành chủ yếu của kinh tế thị trường, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Đối với mỗi chủ thể kinh doanh, cạnh tranh tạo ra sức ép hoặc kích ứng khoa học, công nghệ tiên tiến trong sản xuất, cải tiến công nghệ, thiết bị sản xuất và phương thức quản lý nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và giá bán hàng hóa. Cạnh tranh với các tín hiệu giá cả và lợi nhuận sẽ hướng người kinh doanh chuyển nguồn lực từ nơi sử dụng có hiệu quả thấp hơn sang nơi sử dụng có hiệu quả cao hơn. Đối với xã hội, cạnh tranh là động lực quan trong nhất để huy động nguồn lực của xã hội vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ còn thiếu, qua đó nâng cao khả năng sản xuất của toàn xã hội. Do đó việc nâng cao khả năng cạnh tranh trong mỗi doanh nghiệp là rất cần thiết, nó giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
    Trong giai đoạn hiện nay, việc đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh đã và đang làm thay đổi những yếu tố quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế đất nước. Đối với Chi nhánh Đầu tư và Xây dựng LOCOGI số 6, việc đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh là một vấn đế hết sức cần thiết và cấp bách. Nâng cao khả năng cạnh tranh chính là nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Đặc biệt, trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay: giá bỏ thầu thấp, tiến độ thi công nhanh, giá cả biến động, vốn thanh toán chậm và địa bàn trải rộng.
    Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, những năm qua Chi nhánh Đầu tư và Xây dựng LICOGI số 6 đã không ngừng có chủ trương cụ thể đảm bảo việc đầu tư đúng hướng và có hiệu quả.
    Dựa trên cơ sở lý luận về đầu tư và cạnh tranh cùng với tình hình thực tế của Chi nhánh Đầu tư và Xây dựng LICOGI số 6 trực thuộc Tổng công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng LICOGI, tôi nhận thấy đơn vị còn gặp nhiều khó khăn với hoạt động cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Vì vậy, xuất phát từ tình hình đó, tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Chi nhánh Đầu tư và Xây dựng LICOGI số 6”.
    2. Mục tiêu nghiên cứu

    - Mục tiêu chung: Thông qua nghiên cứu để đưa ra các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Chi nhánh Đầu tư và Xây dựng LICOGI số 6.
    - Mục tiêu cụ thể: Để đạt được mục tiêu chung của đề tài, tôi tiến hành thực hiện các mục tiêu cụ thể sau:
    + Hệ thống cơ sở lý luận về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh
    + Đánh giá thực trạng khả năng cạnh tranh của Chi nhánh Đầu tư và Xây dựng LICOGI số 6.
    + Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Chi nhánh Đầu tư và Xây dựng LICOGI số 6.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    - Đối tượng nghiên cứu: Khả năng cạnh tranh của Chi nhánh Đầu tư và Xây dựng LICOGI số 6.
    - Phạm vi nghiên cứu:
    + Phạm vi về thời gian: tiến hành nghiên cứu khả năng cạnh tranh của Chi nhánh Đầu tư và Xây dựng LICOGI số 6 trong thời gian gần đây, tập trung vào các năm 2009, 2010 và 2011. Thời gian thực hiện đề tài: từ 10/04/2012 đến 31/05/2012.
    + Phạm vi về không gian: tại Chi nhánh Đầu tư và Xây dựng LICOGI số 6 (Khu đô thị mới Thịnh Liệt – Phường Phương Liệt, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội).
    + Phạm vi về mặt nội dung: Tập trung nghiên cứu về khả năng cạnh tranh, các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh, thực trạng khả năng cạnh tranh và các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Chi nhánh Đầu tư và Xây dựng LICOGI số 6.
    4. Tổng quan tình hình nghiên cứu

    Ngày nay môi trường kinh doanh có sự ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của Công ty, nó luôn thay đổi, phá vỡ sự cứng nhắc của các kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là phải hoạch định và triển khai một công cụ kế hoạch hoá hữu hiệu đủ linh hoạt ứng phó với những thay đổi của môi trường kinh doanh, đó là chiến lược kinh doanh. Đặc biệt trong xu hướng hội nhập kinh tế khu vực và thế giới thì muốn tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp không những phải đủ sức cạnh tranh trên thị trường nội địa mà phải có khả năng vươn ra thị trường quốc tế. Vậy làm thế nào để có ưu thế cạnh tranh hơn đối thủ cạnh tranh và cạnh tranh được với các đối thủ khi họ có lợi thế cạnh tranh dài hạn mà mình không có? Không chỉ với các doanh nghiệp Việt Nam mà cả đối với các Công ty lớn trên thế giới trong suốt quá trình đặt tình huống và tìm giải pháp, có một câu hỏi luôn đặt ra là: làm sao doanh nghiệp có thể giải quyết được mâu thuẫn giữa một bên là khả năng có hạn của mình và đòi hỏi vô hạn của thị trường không chỉ bây giờ mà cả cho tương lai. Giải quyết được mâu thuẫn ấy là mục tiêu của hoạch định chiến lược kinh doanh. Trong chiến lược chung của toàn doanh nghiệp, chiến lược sản phẩm có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng, nó là cơ sở để xây dựng và thực hiện các chiến lược và kế hoạch khác nhau như: chiến lược đầu tư phát triển, chiến lược giá, chiến lược phân phối và các hoạt động xúc tiến hỗn hợp .
    5. Phương pháp nghiên cứu

    5.1. Phương pháp so sánh

    Phương pháp so sánh là phương pháp lâu đời nhất và được áp dụng rộng rãi nhất. So sánh trong phân tích kinh tế là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng một nội dung, một tính chất tương tự nhau. Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Để tiến hành so sánh, phải giải quyết các vấn đề cơ bản như xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện để so sánh và xác định mục tiêu so sánh.
    * Các nguyên tắc khi áp dụng phương pháp so sánh:
    + Các chỉ tiêu hay kết quả tính toán phải tương đương nhau về nội dung phản ánh và cách xác định.
    + Trong phân tích so sánh có thể so sánh: số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân.
    Số tuyệt đối là số tập hợp trực tiếp từ các yếu tố cấu thành hiện tượng kinh tế được phản ánh. Ví dụ: tổng sản lượng, tổng lợi nhuận Phân tích bằng số tuyệt đối cho thấy được quy mô của hiện tượng kinh tế. Các số tuyệt đối được so sánh phải có cùng một nội dung phản ánh, cách tính toán xác định, phạm vi, kết cấu và đơn vị đo lường của hiện tượng.
    Số tương đối là số biểu thị dưới dạng số phần trăm, số tỷ lệ hoặc hệ số. Sử dụng số tương đối có thể đánh giá được sự thay đổi kết cấu các hiện tượng kinh tế, đặc biệt cho phép liên kết các chỉ tiêu không tương đương để phân tích. Trong nhiều trường hợp, khi so sánh cần kết hợp đồng thời cả số tuyệt đối lẫn số tương đối.
    Số bình quân là số phản ánh mặt chung nhất của hiện tượng bỏ qua sự phát triển không đều của các bộ phận cấu thành hiện tượng kinh tế. Sử dụng số bình quân cho phép nhận định tổng quát về hoạt động kinh tế của doanh nghiệp.
    Đề tài sử dụng phương pháp so sánh để phân tích đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh Đầu tư và Xây dựng LICOGI số 6 trong 3 năm gần đây 2009, 2010 và 2011 nhằm thu được những phân tích, đánh giá chính xác làm cơ sở tiền đề cho các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
    5.2. Phương pháp thu thập số liệu

    * Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
    Dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu, thông tin đã có trong một tài liệu nào đó, đã được thu thập cho một mục đích khác.
    Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp là quá trình thu thập thông tin từ những nguồn đã có khác như sách báo, truyền hình, internet, báo cáo nghiên cứu thương mại Và để xác định tính chính xác của thông tin thì cần tìm những thông tin tương tự ở những nguồn khác để so sánh.
    Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp có ưu điểm là tiết kiệm chi phí và thời gian thu thập nhanh. Tuy nhiên, nó có điểm hạn chế là dễ lạc hậu theo thời gian, không đáp ứng đúng nhu cầu, khó tiếp cận.
    + Các nguồn dữ liệu thứ cấp cơ bản:
    Nguồn nội bộ: Các báo cáo chức năng khác nhau trong công ty (báo cáo về chi phí, báo cáo về doanh thu, hoạt động phân phối chức năng )
    Nguồn bên ngoài: Cơ quan thống kê và quản lý nhà nước; Các tổ chức hiệp hội; Sách, tạp chí học thuật chuyên ngành; Luận văn, khóa luận, kết quả hội nghị; các phương tiện truyền thông (internet, bách khoa mở ); các tổ chức thương mại
    + Các phương pháp tìm kiếm dữ liệu thứ cấp
    - Thư viện
    - Các trung tâm tài liệu
    - Các cơ sở dữ liệu: thường được các công ty, tổ chức lớn xây dựng bằng cách tập hợp những thông tin tóm tắt từ rất nhiều các tạp chí chuyên ngành khác nhau, sắp xếp và tổ chức sao cho việc tìm kiếm thông tin được dễ dàng hơn
    - Các danh bạ mạng: phân loại và sắp xếp các website theo các chủ đề lớn nhỏ, chính phụ, giúp người dung mạng dễ tìm kiếm hơn
    - Các bộ máy tìm kiếm
    * Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:
    Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu được nhà nghiên cứu thiết kế thu thập và sử dụng trực tiếp cho mục đích nghiên cứu của mình.
    Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp có ưu điểm là đáp ứng tốt nhu cầu và mục tiêu nghiên cứu. Tuy nhiên điểm hạn chế là tốn kém chi phí và thời gian.
    + Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: phương pháp quan sát trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh.
    5.3. Phương pháp phân tích và tư duy logic

    Dựa vào số liệu tìm kiếm, thu thập được tiến hành phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại Chi nhánh Đầu tư và Xây dựng LICOGI số 6. Phân tích, so sánh số liệu, dữ liệu phải đảm bảo kết hợp với tư duy logic nhằm đánh giá được thực trạng và đưa ra được các giải pháp mang tính khả thi.
    Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp tư duy logic và phân tích thống kê nhằm đưa ra các thông tin phục vụ cho việc đưa ra các giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của Chi nhánh Đầu tư và Xây dựng LICOGI số 6, cụ thể:
    § Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh trên cơ sở số liệu thống kê.
    § Xây dựng các giải pháp dựa trên định hướng phát triển chung của Chi nhánh.
    6. Kết cấu khóa luận

    Trong khóa luận với đề tài “Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh tại Chi nhánh Đầu tư và Xây dựng LICOGI số 6”, tôi muốn đề cập tới một số vấn đề mang tính lý thuyết, từ đó nêu ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Chi nhánh Đầu tư và Xây dựng LICOGI số 6.

    Khóa luận gồm 3 chương:
    Chương 1. Những vấn đề chung về cạnh tranh
    Chương 2. Thực trạng khả năng cạnh tranh của Chi nhánh Đầu tư và Xây dựng LICOGI số 6
    Chương 3. Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Chi nhánh Đầu tư và Xây dựng LICOGI số 6


    PHẦN NỘI DUNG

    CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CẠNH TRANH

    1.1 Tổng quan về cạnh tranh

    1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh

    Thuật ngữ “cạnh tranh” có nguồn gốc từ tiếng Latinh với nghĩa chủ yếu là sự đấu tranh, ganh đua, thi đua giữa các đối tượng cùng phẩm chất, cùng loại, đồng giá trị nhằm đạt được những ưu thế, lợi thế, mục tiêu xác định. Trong hình thái cạnh tranh thị trường, quan hệ ganh đua xảy ra giữa hai chủ thể cung (cùng nhóm người bán) hoặc hai chủ thể cầu (cùng nhóm người mua), cả hai nhóm này tiến tới cạnh tranh với nhau và được liên kết với nhau bằng giá cả thị trường.
    Theo Samuelson: “Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng”.
    Theo Kark-Marx: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản để giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu lợi nhuận siêu ngạch”.
    Theo nhà kinh tế Amô thì “một thị trường cạnh tranh hoàn hảo có rất nhiều người mua, người bán để cho không có một người mua hoặc người bán duy nhất nào có ảnh hưởng, có ý nghĩa đối với giá cả”.
    Theo cuốn “các vấn đề pháp lý và thể chế về chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh” thì cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường, là khả năng phát triển của kinh tế thị trường. Cạnh tranh là sự sống còn của mỗi doanh nghiệp, đó là sự ganh đua giữa các nhà doanh nghiệp trong việc giành giật một nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm mục tiêu nâng cao lợi thế của mình trên thị trường để đạt được một mục tiêu kinh doanh cụ thể như lợi nhuận, doanh số hoặc thị phần.
    Đối với xã hội, cạnh tranh là động lực quan trọng nhất để huy động nguồn lực của xã hội vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ còn thiếu, qua đó nâng cao khả năng sản xuất của toàn xã hội. Trong cạnh tranh, các doanh nghiệp yếu kém sẽ bị đào thải, doanh nghiệp mới xuất hiện. Doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển, nhờ đó nguồn lực xã hội được sử dụng hợp lý, là cơ sở, tiền đề cho sự thành công trong việc tăng trưởng nền kinh tế ở mỗi quốc gia.
    1.1.2 Các loại hình cạnh tranh

    1.1.2.1 Căn cứ vào đối tượng cạnh tranh

    - Cạnh tranh giữa những người bán với nhau
    Cạnh tranh giữa những người bán là cuộc cạnh tranh chính và khốc liệt nhất trong nền kinh tế thị trường. Nó có ý nghĩa sống còn đối với các chủ doanh nghiệp. Cạnh tranh giữa những người bán điều chỉnh cung cầu hàng hóa trên thị trường. Khi cung một hàng hóa nào đó lớn hơn cầu thì cạnh tranh giữa người bán làm cho giá cả hàng hóa đó giảm xuống, chỉ những doanh nghiệp nào đủ khả năng cải tiến công nghệ, trang bị kỹ thuật, phương thức quản lý, sản xuất và hạ được giá bán sản phẩm mới có thể tồn tại. Kết quả để đánh giá doanh nghiệp nào chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này là tăng lợi nhuận, tăng doanh số và thị phần. Trong nền kinh tế thị trường, việc cạnh tranh là hiện tượng tất yếu không thể tránh khỏi đối với bất kỳ doanh nghiệp nào.
    Thực tế cho thấy, cạnh tranh giữa những người bán với nhau sẽ đem lại lợi ích cho người mua và trong quá trình ấy những doanh nghiệp nào không có chiến lược cạnh tranh thích hợp thì sẽ bị gạt ra khỏi thị trường và đi đến phá sản. Nhưng mặt khác, thị trường cũng sẽ có những doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh nhờ nắm chắc “vũ khí” cạnh tranh thị trường và dám chấp nhận “luật chơi” phát triển.
    - Cạnh tranh giữa những người mua với nhau
    Cạnh tranh giữa những người mua là cuộc cạnh tranh trên cơ sở quy luật cung cầu, khi một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó mà mức cung nhỏ hơn mức cầu thì cuộc cạnh tranh càng trở nên quyết liệt và giá hàng hóa, dịch vụ đó sẽ càng cao. Kết quả cuối cùng là người bán thu được lợi nhuận cao, còn người mua phải mất thêm một số tiền. Khi đó người kinh doanh sẽ đầu tư vốn xây dựng thêm cơ sở sản xuất mới hoặc nâng cao khả năng sản xuất của những cơ sở sản xuất sẵn có. Đó là động lực quan trọng nhất làm tăng thêm lượng vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, nâng cao khả năng sản xuất trong toàn xã hội. Điều quan trọng là động lực đó hoàn toàn tự nhiên, không theo và không cần bất kỳ một mệnh lệnh hành chính nào của các cơ quan quản lý Nhà nước.


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


    1. Hoàng Minh Đạo, giáo trình Marketing căn bản, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
    2. Bùi Đức Tuân, giáo trình Kế hoạch kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
    3. PGS.TS Lê Văn Tâm, PGS.TS Ngô Kim Thanh, giáo trình Quản trị doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2008
    4. PGS.TS Nguyễn Thành Độ, TS. Nguyễn Ngọc Huyền, giáo trình Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp, NXB Lao động Xã hội
    5. Micheal Porter, Chiến lược cạnh tranh, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2010
    6. Micheal Porter, Lợi thế cạnh tranh, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2010
    7. Những quy định của pháp luật về quản lý đầu tư, xây dựng và quy chế đấu thầu, NXB Tài chính, 2009
    8. Nghị quyết số 13-NQ/TW Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”
    9. Chi nhánh Đầu tư và Xây dựng LICOGI số 6, báo cáo doanh nghiệp – báo cáo tài chính từ năm 2009 – 2011
    10. Chi nhánh Đầu tư và Xây dựng LICOGI số 6, tài liệu quản lý doanh nghiệp, sơ đồ tổ chức và mô hình công ty
    11. Các trang web:
    - www.licogi.com
    - www.sbv.gov.vn
    - www.mof.gov.vn
    - www.mpi.gov.vn
    - www.saga.com.vn
    - www.gso.gov.vn
    - www.thongtindauthau.com.vn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...