Luận Văn Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty Cổ Phần Kỹ Nghệ Thực Phẩm Phú Yên

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 27/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty Cổ Phần Kỹ Nghệ Thực Phẩm Phú Yên


    MỤC LỤC
    
    Trang
    ĐƠN XIN XÁC NHẬN THỰC TẬP
    NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
    NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
    LỜI CẢM ƠN
    MỤC LỤC i
    BẢNG VIẾT TẮT iv
    DANH MỤC BẢNG BIỂU . iv
    DANH MỤC SƠ ĐỒ . vi
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ . vi
    LỜI MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC
    CẠNH TRANH 3
    1.1. Lý thuyết về cạnh tranh 3
    1.1.1. Khái niệm 3
    1.1.2. Vai trò của cạnh tranh . 4
    1.1.2.1. Tác động tích cực 4
    1.1.2.2. Tác động tiêu cực 5
    1.1.3. Phân loại canh tranh 6
    1.1.3.1. Căn cứ vào hình thái cạnh tranh 6
    1.1.3.2. Căn cứ vào chủ thể tham gia cạnh tranh . 6
    1.1.3.3. Căn cứ vào phạm vi cạnh tranh . 7
    1.1.3.4. Theo tính chất cạnh tranh . 8
    1.1.4. Tính tất yếu của cạnh tranh . 8
    1.2. Lý thuyết về năng lực cạnh tranh 8
    1.2.1. Khái niệm 8
    1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp . 9
    1.2.2.1. Nhóm các yếu tố đầu vào . 9
    1.2.2.2. Nhóm các yếu tố đầu ra 11
    ii
    1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh . 13
    1.2.3.1. Các nhân tố vĩ mô . 13
    1.2.3.2. Các nhân tố vi mô 14
    1.2.4. Các công cụ cạnh tranh chủ yếu theo Michael Porter . 16
    CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
    CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ THỰC PHẨM PHÚ YÊN . 19
    2.1. Giới thiệu về công ty Cổ Phẩn Kỹ Nghệ Thực Phẩm Phú Yên 19
    2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển . 19
    2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ 20
    2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý 21
    2.1.4. Cơ cấu tổ chức sản xuất . 24
    2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 2009-2011 25
    2.2. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến năng lực cạnh tranh của công
    ty . 27
    2.2.1. Các yếu tố bên ngoài 27
    2.2.2. Các nhân tố bên trong 28
    2.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Phú
    Yên 30
    2.3.1.Đánh giá các yếu tố đầu vào 30
    2.3.1.1. Tình hình tài chính 30
    2.3.1.2. Bí quyết công nghệ 44
    2.3.1.3. Máy móc thiết bị 47
    2.3.1.4. Nguồn lực công ty . 47
    2.3.1.5. Nguồn cung ứng nguyên vật liệu 49
    2.3.2. Đánh giá các yếu tố đầu ra 50
    2.3.2.1. Chính sách về sản phẩm .50
    2.3.2.2. Chính sách về giá bán . 56
    2.3.2.3. Chính sách về phân phối . 57
    2.3.2.4. Thị phần . 59
    2.3.2.5. Hoạt động marketing . 61
    iii
    2.3.3. Các đối thủ cạnh tranh . 63
    2.3.1. Công ty cổ phần nước khoángKhánh Hòa Đảnh Thạnh-Vikoda . 65
    2.3.2. Nhà máy nước khoáng Thạch Bích 68
    2.3.3. Công ty cổ phần nước khoáng Vĩnh Hảo . 70
    2.3.4. Công ty cổ phần nướckhoáng Quy Nhơn Chánh Thắng 72
    2.3.5. So sánh giá Phú Sen với cácđối thủ canh tranh 73
    2.4.Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ của công ty . 78
    2.4.1. Đánh giá các yếu tố môi trường bên trong . 78
    2.4.2. Đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài . 80
    2.4.3. Ma trận SWOT . 81
    2.4.4. Những mặt đạtđược, chưa đạtđượccủa công ty . 83
    CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
    TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ THỰC PHẨM PHÚ YÊN 84
    3.1. Định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới 84
    3.2. Giải pháp . 85
    3.2.1. Giải pháp 1 . 85
    3.2.2 Giải pháp 2 86
    3.2.3 Giải pháp 3 87
    3.2.4 Giải pháp 4 88
    3.2.5 Giải pháp 5 90
    3.2.6 Giải pháp 6 91
    3.2.7 Giải pháp 7 92
    3.3 Một số kiến nghị . 93
    3.3.1. Kiến nghị đối với công ty chủ quản . 93
    3.3.2. Kiến nghị đối với nhà nước 93
    KẾT LUẬN 94
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 94


    PHẦN MỞĐẦU
    1.Sự cần thiết của đề tài
    Nước chiếm 60% đến 70%sức nặng của cơ thể, trong não tới 85%, trong máu tới 92%,
    bao tử tới 95% và ngay cả trong xương chúng ta thấy nó khô thì cũng có tới 20%, trong răng
    có 10% là nước. Đặc biệt, mỗi ngày cơ thể mất đi khoảng 1,5 lít nước qua sự tiểu tiện cũng
    như sự đổ mồ hôi. Vì thế ta cần phải uống nước để cho cấu trúc của cơ thể được toàn vẹn và
    để bổ sung phần nước bị thất thoát. Theo thống kê, trung bình mỗi năm một người Việt Nam
    mới chỉ uống khoảng 3 lít nước giải khát đóng chai không cồn, trong khi mức bình quân của
    người Philippines là 50 lít/năm. Theo dự báo đến năm 2012, tổng lượng đồ uống bán lẻ ở
    Việt Nam sẽ tăng gần 50% so với năm 2007. Người tiêu dùng đòi hỏi ngày càng cao về sản
    phẩm không đơn thuầndừngl ại chất lượng tốt mà còn mẫu mã đẹp, thương hiệu mạnh,
    quảng cáo, marketing rầm rộ, bắt sóng được nhu cầu của khách hàng , cuộc cạnh tranh này
    doanh nghi ệp nào nhạy bén hơn thì doanh nghi ệp đó sẽ thành công, việc nâng cao khả năng
    cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập là cần thiết cho sự tồn tạivà phát triển
    của doanh nghiệp. Vì vậy, sau một thời gian thực tập tại công ty Cổ Phần Kỹ Nghệ Thực
    Phẩm Phú Yên, em đã quyết định chọn đề tài “ Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty Cổ
    Phần Kỹ Nghệ Thực Phẩm Phú Yên” để làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    -Hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về cạnh tranh và nâng cao khả năng cạnh
    tranh của một công ty.
    -Phân tích đánh giá thực trạng tình hình cạnh tranh và khả năng cạnh tranh tại công
    ty Cổ Phần Kỹ Nghệ Thực Phẩm Phú Yên, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng, so sánh với
    các đối thủ cạnh tranh, phân tích ma trận SWOTnhằm đưa ra giải pháp nhằm hoàn thi ện
    công tác nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đềtài
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công ty Cổ Phần Kỹ Nghệ Thực Phẩm Phú Yên
    trong mối liên hệ chặt chẽ với môi trường hoạt động của nó.
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài công ty Cổ Phần Kỹ Nghệ Thực Phẩm Phú Yên.
    Thông tin tư liệu dùng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công ty chủ yếu
    trong giai đoạn 2009-2011.
    2
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phương pháp thống kê mô tả,
    phương pháp chuyên gia. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp như so sánh, đối chiếu,
    phân tích để làm rõ khả năng cạnh tranh của công ty so với đối thủ cạnh tranh thông qua các
    yếu tố như thị phần, tỷ suất lợi nhuận, vốn .
    5. Đóng góp của đề tài
    -Về mặt lý thuyết:
    + Hệ thống hoá cơ sở bằng lý luận các vấn đề có liên quan đến cạnh tranh và nâng
    cao khả năng cạnh tranh.
    + Hệ thống hoá các nhân tố ảnh hưởng đến cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của
    công ty.
    -Về mặt thực tiễn: đánh giá thực trạng về khả năng cạnh tranh tại công ty trong thời
    gian qua, qua đó phát hiện những mặt còn yếu so với đối thủ cạnh tranh và đưa ra biện pháp
    khắc phục.
    6. Kết cấu của đề tài
    - Phần mở đầu
    CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH
    TRANH.
    CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNGVỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG
    TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ THỰC PHẨM PHÚ YÊN.
    CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI
    CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ THỰC PHẨM PHÚ YÊN.
    -Phần kết luận
    -Tài liệu tham khảo
    3
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC
    CẠNH TRANH
    1.1 Lý thuyết về cạnh tranh
    1.1.1 Khái niệm
    Cạnh tranh được hiểu bằng nhiều cách khác nhau. Từ “cạnh tranh” được giải thích là sự
    cố gắng giành phần hơn, phần thắng về mình giữa những người, những tổ chức hoạt động
    nhằm những lợi ích như nhau.Trong tác phẩm “Quốc phú luận” của Adam Smith, tác giả
    cho rằng cạnh tranh có thể phối hợp kinh tế một cách nhịp nhàng, có lợi cho xã hội. Vì sự
    cạnh tranh trong quá trình của cải quốc dân tăng lên chủ yếu diễn ra thông qua thị trường và
    giá cả. Do đó, cạnh tranh có quan hệ chặt chẽ với cơ chế thị trường. Theo Smith, “Nếu tự do
    cạnh tranh, các cá nhân chèn ép nhau, thì cạnh tranh buộc mỗi cá nhân phải cố gắng làm
    công việc của mình m ột cách chính xác”, “cạnh tranh và thi đua thường tạo ra sự cố gắng
    l ớn nhất, ngược lại chỉ có mục đích lớn lao nhưng lại không có động cơ thúc đẩy thực hiện
    mục đích ấy thì rất ít có khả năng tạo ra được bất kỳ sự cố gắng lớn nào”.
    Trong lý luận cạnh tranh của Các Mác là cạnh tranh giữa những người sản xuất và người
    tiêu dùng. Những cuộc cạnh tranh này diễn ra dưới ba góc độ: cạnh tranh giá thành thông
    qua nâng cao năng suất lao động giữa các nhà tư bản nhằm thu được giá trị thặng dư siêu
    ngạch; cạnh tranh chất lượng thông qua nâng cao giá trị sử dụng hàng hoá, hoàn thiện chất
    lượng hàng hoá để thực hiện được giá trị hàng hoá; cạnh tranh giữa các ngành thông qua
    việc gia tăngtính lưu động của tư bản nhằm chia nhau giá trị thặng dư.
    Trong thế kỉ XX, nhiều học thuyết cạnh tranh hiện đại ra đời như lý thuyết của Micheal
    Porter, J.B Barney, P.Krugman Trong đó, phải kể đến lí thuyết lợi thế cạnh tranh của
    Micheal Porter (Giáo sư của Đại học Harvad, Hoa Kỳ; nhà tư tưởng chiến lược và là một
    trong những “bộ óc” quản trị có ảnh hưởng nhất thế giới; chuyên gia hàng đầu về chiến lược;
    là cha đẻ của lý thuyết lợi thế cạnh tranh của các quốc gia), ông giải thích hiện tượng khi
    doanh nghiệp tham gia cạnh tranh thương mại quốc tế cần phải có “lợi thế cạnh tranh” và
    “lợi thế so sánh”. Ông phân tích lợi thế cạnh tranh tức là sức mạnh nội sinh của doanh
    nghiệp, của quốc gia;còn lợi thế so sánh là điều kiện tài nguyên thiên nhiên, sức mạnh lao
    động, môi trường tạo cho doanh nghiệp, quốc gia thuận lợi trong sản xuất cũng như trong
    4
    thương mại. Ông cho rằng lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh có quan hệ chặt chẽ với nhau,
    hỗ trợ nhau, lợi thế cạnh tranh phát triển dựa trên lợi thế so sánh, lợi thế so sánh phát huy
    nhờ lợi thế cạnh tranh. Qua những quan điểm của các lý thuyết cạnh tranh trên cho thấy:
    cạnh tranhkhông phải là sự triệt tiêu lẫn nhau của các chủ thể tham gia, mà cạnh tranh là
    động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp, cạnh tranh góp phần cho sự tiến bộ của khoa
    học, cạnh tranh giúp cho các chủ thể tham gia biết quý trọng hơn những cơ hội và lợi thế mà
    mình có được, cạnh tranh mang lại sự phồn thịnh cho đất nước. Thôngquacạnhtranh, các
    chủ thể tham gia xác định cho mình những điểm mạnh, điểm yếu cùng với những cơ hội và
    thách thức trước mắt và trong tương lai, để từ đó có những hướng đi có lợi nhất cho mình
    khi tham gia vào quá trình cạnh tranh.
    Tóm lại cạnh tranh là “sự tranh đua giữa những cá nhân, tập thể, đơn vị kinh tế có chức
    năng như nhau thông qua các hành động, nỗ lực và biện pháp để giành phần thắng trong
    cuộc đua, để thỏa mãn các mục tiêu của mình”. Các mục tiêu này có thể là thị phần, lợi
    nhuận, hiệu quả, an toàn, danh tiếng Một doanh nghiệp được xem là có sức cạnh tranh khi
    nó có thể thường xuyên đưa ra các sản phẩm thay thế, mà các sản phẩm này có mức giá thấp
    hơn so với các sản phẩm cùng loại, hoặc bằng cách cung cấp các sản phẩm tương tự với các
    đặc tính về chất lượng hay dịch vụ ngang bằng hay tốt hơn.
    1.1.2 Vai trò của cạnh tranh
    1.1.2.1 Tác động tích cực
    Thứ nhất là đối với nền kinh tế quốc dân: cạnh tranh lành mạnh sẽ tạo động lực thúc
    đẩy sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động. Khi các doanh nghiệp phát tri ển sẽ kéo theo
    sự phát triển và vững mạnh của một nền kinh tế. Nhờ có cạnh tranh mà các doanh nghiệp
    không ngừng đầu tư nghiên cứu phát triển khoa học kĩ thuật để vận dụng vào sản xuất kinh
    doanh. Nhờ vậy gợi mở các nhu cầu mới của xã hội thông qua sự ra đời của các sản phẩm và
    dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của con người ngày càng tốt hơn.
    Thứ hai là đối với doanh nghiệp: bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng vậy, khi tham gia
    vào các hoạt động kinh doanh trên thị trường thì đều muốn doanh nghiệp mình tồn tại và
    đứng vững. Để tồn tại và đứng vững các doanh nghiệp phải có những chiến lược cạnh tranh
    cụ thể và lâu dài mang tính chiến lược ở cả tầm vi mô và vĩ mô. Họ cạnh tranh để giành
    những lợi thế về phía mình, cạnh tranh để giành giật khách hàng, làm cho khách hàng tự tin


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Ths. Lê Chí Công (2009) , Bài gi ảng Quản trị chiến l ược, NXB Đại Học Nha Trang.
    2. Bài giảng Quản thị tài chính, NXBĐại học Nha Trang
    Khóa luận tốt nghiệp:
    - Huỳnh Thị Thanh Ngân (2008), “Cácbiện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh
    tranh tại công ty cổ phần thủy sản 584”, Đại học Nha Trang.
    - Hồ Mộng Lân(2011),“Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh tại
    Công ty TNHH 1 thành viên xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa”, Đại học Nha Trang.
    Tài liệu một số trang webcủa Vĩnh Hảo, Thạch Bích, Đảnh Thạnh,Chánh Thắng,
    google, ***********
    Tài liệunội bộcủa công ty CổPhần KỹNghệThực Phẩm Phú Yên.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...