Luận Văn Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm sữa bột công thức của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường nộ

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 14/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    MỤC LỤC .1

    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 4

    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .5

    LỜI MỞ ĐẦU .6

    1. Tính cấp thiết của đề tài 6

    2. Tổng quan nghiên cứu .7

    3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu .7

    4. Phương pháp nghiên cứu 7

    5. Phạm vi nghiên cứu .8

    6. Kết quả nghiên cứu dự kiến 8

    7. Kết cấu đề tài 8

    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA

    SẢN PHẨM SỮA BỘT CÔNG THỨC 9

    1. Những khái niệm cơ bản .9

    2. Những tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm sữa bột công thức 10
    2.1. Tiêu chí về chất lượng .11

    2.2. Tiêu chí về bao bì, hình thức .15

    2.3. Tiêu chí về thương hiệu .16

    2.4. Tiêu chí về giá cả 17

    2.5. Tiêu chí về phương thức quảng bá sản phẩm .18

    2.6. Tiêu chí về kênh phân phối 21

    3. Vai trò và sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm sữa bột công thức của các doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường nội địa .22





    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM SỮA BỘT CÔNG THỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA .28

    1. Khái quát về tình hình phát triển kinh doanh của một số doanh nghiệp kinh doanh sữa tại Việt Nam .28

    1.1. Các doanh nghiệp Việt Nam 28

    1.1.1. Công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk 28

    1.1.2. Công ty cổ Phần sữa Hà Nội – Hanoimilk .29

    1.2. Các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp nước ngoài 30

    1.2.1. Công ty Thực phẩm và nước giải khát Dutch Lady Việt Nam 30

    1.2.2. Công ty TNHH Dinh Dưỡng Mead Johnson 31

    2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các sản phẩm sữa bột công thức Việt

    Nam 31

    2.1. Về giá cả 32

    2.2. Về chất lượng sản phẩm 38

    2.3. Về phương thức quảng bá sản phẩm 44

    2.4. Về hoạt động của các kênh phân phối 48

    2.5. Về thương hiệu .50

    3. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của ngành sữa và mặt hàng sữa bột

    công thức tại Việt Nam 54

    CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM SỮA BỘT VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA .57

    1. Quan điểm và định hướng phát triển ngành sữa và sản phẩm sữa bột của

    các doanh nghiệp Việt Nam .57

    1.1. Quan điểm phát triển 57

    1.2. Mục tiêu phát triển .58





    1.3. Định hướng phát triển .60

    2. Bí quyết thành công của một số thương hiệu nổi tiếng thế giới và bài học

    kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam .61

    2.1. Bí quyết thành công của một số thương hiệu nổi tiếng thế giới 61

    2.2. Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam 62

    3. Một số kiến nghị và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm sữa

    bột công thức của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường nội địa 64

    3.1. Giải pháp từ phía Nhà nước 64

    3.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp 70

    KẾT LUẬN .74

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

    PHỤ LỤC 78

    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Thời đại kinh tế hội nhập mở ra cho con người những cơ hội chưa từng có để nâng cao chất lượng cuộc sống. Vấn đề sức khỏe trong cuộc sống hiện đại ngày nay giờ đã trở thành một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu bởi con người một mặt được tận hưởng một cuộc sống vật chất đầy đủ hơn, tiện nghi hơn nhờ các thành tựu khoa học kĩ thuật, mặt khác lại phải gánh chịu những tác động tiêu cực do ảnh hưởng của chính sự phát triển đó với tốc độ chóng mặt.
    Là một sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, từ lâu sữa đã được coi là một loại thực phẩm thiết yếu. Sữa là loại thức uống đặc biệt, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và có mùi vị thơm ngon. Với những công dụng “thần kì”, sữa đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho mọi lứa tuổi với những mục đích khác nhau. Sữa được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, là mặt hàng phổ biến, có thể uống thường xuyên, liên tục, dễ dàng với hình thức đóng gói ngày càng tiện lợi. Thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng sữa như một “biện pháp” thuận tiện để bảo vệ và nâng cao sức khỏe, nhu cầu về sữa trên thị trường Việt Nam ngày càng tăng cao, đặc biệt là mặt hàng sữa bột. Bên cạnh các DNVN, trên thị trường sữa bột Việt Nam hiện nay có sự tham gia của rất nhiều thương hiệu đến từ nước ngoài như XO (Hàn Quốc), Meiiji (Nhật Bản), Abbott (Hoa Kỳ) Tầm ảnh hưởng của các thương hiệu này tới người tiêu dùng Việt Nam là không nhỏ và có tác động trực tiếp đến năng lực cạnh tranh (NLCT) của các sản phẩm đến từ các doanh nghiệp (DN) trong nước. Ở mặt hàng sữa bột công thức – dòng sản phẩm được ưu tiên sản xuất nhất – dù thành phần dinh dưỡng không có nhiều khác biệt, người tiêu dùng Việt Nam vẫn có xu hướng thích mua những sản phẩm có xuất xứ từ nước ngoài với giá thành rất cao. Điều đó cho thấy thương hiệu sữa Việt Nam vẫn chưa thực sự có được vị trí vững chắc ngay trên chính thị trường nội địa của mình. Để mặt hàng sữa Việt nói chung hay sữa bột nói riêng có thể cạnh tranh hiệu quả và thu hút người tiêu dùng, các DN cần phải có những biện pháp để nâng cao NLCT của sản phẩm của mình trên cơ sở điều kiện về nguồn lực cũng như môi trường kinh doanh. Đó đồng thời cũng là một thách thức lớn với các DNVN trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế: tạo được dấu ấn riêng và khẳng định vị trí trên thị trường nội địa.
    Từ những lí do trên, lựa chọn dòng sản phẩm điển hình nhất của mặt hàng sữa, nhóm quyết định chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm sữa bột công thức của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường nội địa” làm nội dung nghiên cứu.
    2. Tổng quan nghiên cứu

    Sữa là một ngành sản phẩm rất có tiềm năng tại Việt Nam, tuy nhiên sự phát triển của ngành lại không được như kì vọng. Tính đến thời điểm này, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về NLCT của ngành sữa tại Việt Nam, trong đó chủ yếu là các bài tiểu luận, khoá luận tốt nghiệp đại học và luận văn thạc sĩ. Có thể kể đến một số nghiên cứu sau: Phạm Minh Tuấn (2006) – NLCT của công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk, luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh; và Hoàng Hiếu Thảo (2010) –
    , luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế quốc dân, cùng những công trình nghiên cứu về các yếu tố có ảnh hưởng đến NLCT trong ngành sữa Việt Nam như bài trích “Thật giả thị trường sữa” trong tạp chí Thương Mại (2005); Nguyễn Phúc Thọ (2004) – Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh sữa bò tươi ở Hà Nội, luận án tiến sĩ, Đại học Nông Nghiệp I
    3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu

    Đối tượng nghiên cứu là NLCT sản phẩm sữa bột công thức của các DNVN trên thị trường nội địa. Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng NLCT sản phẩm sữa bột công thức từ các DNVN, nhóm hướng tới mục tiêu đưa ra những giải pháp để giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam cũng như nâng cao vị thế và xây dựng thương hiệu sữa bột Việt Nam trên thị trường.
    4. Phương pháp nghiên cứu

    Bài nghiên cứu có sử dụng và kế thừa một số kết quả nghiên cứu của các đề tài về NLCT trước đó để phân tích và đánh giá. Đồng thời, nhóm cũng tiến hành nghiên cứu theo phương pháp tìm kiếm và thu thập tài liệu từ các giáo trình, sách, báo, Internet, các báo cáo tổng hợp và chuyên ngành để xử lý, lựa chọn những thông tin cần thiết và phân tích, tổng hợp lại các thông tin cũng như số liệu để phục vụ cho công tác nghiên cứu.
    5. Phạm vi nghiên cứu

    + Về mặt không gian, công trình nghiên cứu tập trung vào thị trường sữa bột công thức tại Việt Nam. DNVN ở đây được hiểu là DN 100% vốn Việt Nam. Sản phẩm của các hãng sữa nước ngoài, các công ty liên doanh với Việt Nam, các công ty có đại lí phân phối ở Việt Nam chỉ được đưa vào để so sánh, không thuộc phạm vi nghiên cứu.
    + Về mặt thời gian, công trình nghiên cứu đánh giá NLCT của các sản phẩm sữa bột công thức trong khoảng 6 năm trở lại đây (2005 – 2011), từ đó đề ra giải pháp cho giai đoạn tới (2012 – 2014).
    6. Kết quả nghiên cứu dự kiến

    Dựa trên cơ sở tìm hiểu, phân tích NLCT sản phẩm sữa bột công thức của các DNVN trên thị trường nội địa, nhóm nghiên cứu mong muốn thu được một bản báo cáo tổng hợp với độ dài khoảng 70 trang, đạt được hai mục tiêu chính là:
    o Đánh giá được NLCT của sản phẩm sữa bột Việt Nam ở thị trường trong nước hiện nay như thế nào

    o Từ những hạn chế, tìm lời giải đáp cho câu hỏi: cần làm gì để nâng cao NLCT và đẩy mạnh thương hiệu sữa bột Việt Nam

    7. Kết cấu đề tài

    Ngoài phần mở đầu, kết luận, công trình nghiên cứu khoa học được kết cấu thành 3 chương

     Chương I: Tổng quan chung về năng lực cạnh tranh của sản phẩm sữa bột công thức
     Chương II: Thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm sữa bột công thức của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường nội địa
     Chương III: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của sữa bột Việt Nam trên thị trường nội địa
     

    Các file đính kèm:

    • 16.doc
      Kích thước:
      3.7 MB
      Xem:
      1
    • 16.pdf
      Kích thước:
      1.2 MB
      Xem:
      3
Đang tải...