Luận Văn Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế qu

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 8/12/14.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu
    1. Tính tất yếu của đề tài

    Hiện nay, xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ tác động đến mọi quốc gia, các lĩnh vực và các ngành. Biểu hiện của sự hội nhập kinh tế quốc tế là sự đan xen, gắn bó, phụ thuộc lẫn nhau giữa nền kinh tế quốc gia và với nền kinh tế thế giới. Trong quá trình mở cửa, mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực của quốc gia được đặt trong bối cảnh chung của thế giới, vừa có cơ hội đồng thời cũng gặp phải không ít khó khăn.
    Việt Nam chính thức là thành viên tổ chức thương mại thế giới WTO vào 7/11/2006 đã đánh dấu một bước ngoặt mới trong quá trình hội nhập của Việt Nam. Trong điều kiện mở cửa, ngành Công nghiệp đóng tàu là một trong những ngành có vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của ngành giao thông đường biển Việt Nam.Tuy nhiên, trên thực tế, ngành Công nghiệp đóng tàu Việt Nam chưa đáp ứng được hết những yêu cầu của nền kinh tế mở, khi Việt Nam đã gia nhập WTO ngành Công nghiệp đóng tàu Việt Nam sẽ gặp không ít khó khăn. Do vậy, việc nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Công nghiệp đóng tàu Việt Nam là một nhân tố quan trọng quyết định tới sự lớn mạnh của ngành Công nghiệp nói riêng và của nền kinh tế Việt Nam nói chung.
    So với sự phát triển của ngành Công nghiệp đóng tàu trên thế giới, Công nghiệp đóng tàu Việt Nam còn nhiều yếu kém đang đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư đúng mức của Nhà nước và các Bộ ngành liên quan.
    Do đó đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” được chọn để nghiên cứu.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Mục đích nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành Công nghiệp đóng tàu Việt Nam trong những năm qua, từ đó chỉ ra những hạn chế và đưa những giải pháp để khắc phục những hạn chế trên nhằm thúc đẩy ngành Công nghiệp đóng tàu Việt Nam ngày càng phát triển.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài: năng lực cạnh tranh của ngành Công nghiệp đóng tàu Việt Nam
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài: ngành Công nghiệp đóng tàu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Để thực hiện đề tài này cần sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
    Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử
    Phương pháp thống kê
    Phương pháp tổng hợp
    Phương pháp phân tích
    5. Kết cấu đề tài
    Ngoài lời mở đầu, kết luận đề tài bao gồm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp và sự cần thiết của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
    Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam
    Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam trong thời gian tới
     
Đang tải...