Luận Văn Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng điều của Công ty cổ phần Long Sơn trên thị trường Mỹ trong điề

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Bống Hà, 19/4/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, chủng loại thực vật đa dạng, Việt Nam là nước có khối lượng xuất khẩu nông sản khá cao đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Cựng với gạo, cà phờ và cao su, hạt điều là một trong những sản phẩm có thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam: trong ba năm 2005, 2006 và 2007 Việt Nam đó vượt Ấn Độ - cường quốc về xuất khẩu hạt điều - trở thành nước dẫn đầu thế giới về khối lượng điều xuất khẩu.
    Công ty cổ phần Long Sơn là một doanh nghiệp trẻ, mới thành lập được 7 năm nhưng chỉ từ số vốn ít ỏi ban đầu, giờ Công ty cổ phần Long Sơn đó trưởng thành, lớn mạnh, là một trong những doanh nghiệp lớn trong ngành điều Việt Nam, không hề thua kém các doanh nghiệp nhà nước lâu năm. Trong thời kỳ kinh tế thị trường, cạnh tranh khốc liệt, không phải doanh nghiệp tư nhân nào cũng đạt được thành quả như vậy, đó là cả chặng đường khó khăn.
    Cũng như các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp trong ngành điều nói riêng, gia nhập WTO mang lại cho công ty cổ phần Long Sơn không chỉ nhiều cơ hội mà cũn khụng ớt thỏch thức. Hiện nay thị trường xuất khẩu chính của ngành điều Việt Nam là thị trường Mỹ, chiếm tới gần 40% khối lượng điều nhân xuất khẩu. Trong khi đó lượng điều nhân xuất sang thị trường này của công ty cổ phần Long Sơn chỉ chiếm 20% tổng lượng điều xuất khẩu của công ty. Mỹ là một thị trường lớn rất có tiềm năng với công ty, tuy nhiên vẫn chưa được khai thác triệt để. Chớnh vỡ thế, việc tỡm ra biện phỏp để nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng điều cùa công ty trên thị trường này là rất quan trọng và cần thiết.
    Trờn ý nghĩa đó, việc nghiên cứu đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng điều của công ty cổ phần Long Sơn trên thị trường Mỹ trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO” sẽ góp phần quan trọng vào việc đưa hướng phát triển đúng đắn tạo giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và cú ý nghĩa thực tiễn cao trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam vừa trở thành thành viên chính thức của WTO.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
    2.1. Mục đích nghiên cứu đề tài
    Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng điều của “Công ty cổ phần Long Sơn” trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
    Để thực hiện các mục đích trên, đề tài cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
    - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh của hàng hóa và sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng điều của công ty cổ phần Long Sơn trên thị trường Mỹ.
    - Phõn tớch và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh mặt hàng điều của công ty cổ phần Long Sơn trên thị trường Mỹ, từ đó rút ra những ưư điểm, tồn tại cũng như nguyên nhân của những tồn tại đó.
    - Dựa trên tác động của việc gia nhập WTO đến việc xuất khẩu mặt hàng điều cuả công ty vào thị trường Mỹ và định hướng phát triển doanh nghiệp trong thời gian tới mà đưa ra các giải pháp và kiến nghị nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng điều của công ty Cổ phần Long Sơn.
    3.2. Phạm vi nghiờn cứu
    Đề tài này sẽ giới hạn phạm vi nghiên cứu vào các vấn đề sau
    - Về mặt hàng: Nghiên cứu các sản phẩm từ cây điều, quả điều.
    - Về không gian: Thị trường Mỹ
    - Về thời gian: Từ năm 2004 đến nay
    - Về giác độ nghiên cứu: Nghiên cứu các vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của một nhóm hàng hoá ở tầm vi mô và vĩ mô.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp chung. Bên cạnh đó, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích và tổng hợp, cũng được sử dụng để luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn.
    5. Kết cấu của bài viết:
    Ngoài lời mở đầu và kết luận, toàn bộ nội dung của bài viết được chia làm 3 chương:

    Chương I: Lý luận chung về năng lực cạnh tranh của hàng hóa và sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng điều của công ty cổ phần Long Sơn trên thị trường Mỹ.
    Chương II: Thực trạng năng lực cạnh tranh mặt hàng điều của công ty cổ phần Long Sơn trên thị trường Mỹ.
    Chương III: Một số giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng điều của công ty cổ phần Long Sơn.
    Sau đây là nội dung từng chương.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...