Thạc Sĩ Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu vào EU của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (HAPR

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/2/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CẢM ƠN

    Để hoàn thành luận văn này, trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
    tới TS. Đào Thị Bích Thủy - Giảng viên Khoa Kinh tế Phát triển, Trường Đại
    học Kinh tế - ĐHQGHN, đã rất tận tình hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến
    đáng quý cho tôi.
    Tôi xin cảm bạn bè đã quan tâm cung cấp số liệu và cho tôi những ý
    tưởng quý báu để hoàn thành đề tài này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình
    đã quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp tôi có thể chuyên tâm nghiên
    cứu và hoàn thành nghiên cứu.
    Mặc dù dành nhiều thời gian và tâm huyết nghiên cứu, nhưng luận văn
    này không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận được
    những ý kiến góp ý từ các thầy cô và bạn bè để tôi hoàn thiện hơn.
    Xin trân trọng cảm ơn! TÓM TẮT LUẬN VĂN

    Tên luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu vào
    EU của Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro)
    Tác giả: Nguyễn Thị Huệ
    Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
    Bảo vệ năm: 2015
    Giáo viên hướng dẫn: TS. Đào Thị Bích Thủy
    Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
    Mục đích nghiên cứu
    Luận văn nhằm cung cấp các luận cứ khoa học và thực tiễn về năng lực
    cạnh tranh trong xuất khẩu hàng nông sản trên cơ sở làm rõ các tiêu chí đánh
    giá năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu, các yếu tố ảnh hưởng tới
    năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, cụ thể là Hapro trong xuất khẩu hàng nông
    sản; làm rõ sự mối quan hệ, sự tác động, ảnh hưởng của các nhân tố tới khả
    năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
    Thông qua việc phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh
    nghiệp, luận văn xây dựng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực
    cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của Hapro, đặc biệt trong bối cảnh Việt
    Nam hội nhập kinh tế toàn cầu, đi liền cả cơ hội và thách thức.
    Nhiệm vụ nghiên cứu
    Luận văn xác định các nhiệm vụ nghiên cứu cần tiến hành như sau:
    Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn năng lực cạnh tranh hàng nông
    sản xuất khẩu.
    Phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ ra những thành tựu và hạn chế trong
    hoạt động xuất khẩu nông sản vào EU của Tổng công ty Thương mại Hà Nội
    trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Từ các tiêu chí đánh giá, các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh
    doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, luận văn tiến hành đánh giá những thành
    tựu, hạn chế trong xuất khẩu mặt hàng nông sản vào thị trường EU của Hapro
    so với các đối thủ cạnh tranh.
    Dự báo nhu cầu hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường EU trong
    những năm tiếp theo, đồng thời đề xuất được định hướng và các giải pháp
    nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản xuất khẩu đối với Hapro
    trên thị trường quốc tế.
    Những đóng góp mới của luận văn:
    Về lý luận, đề tài góp phần hệ thống hóa và bổ sung những vấn đề lý
    luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, các tiêu chí đánh giá, nhân tố ảnh
    hưởng tới năng lực cạnh tranh.
    Về thực tiễn, luận văn này là một công trình nghiên cứu một cách toàn
    diện về năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Thương mại Hà Nội trong xuất
    khẩu hàng nông sản sang EU trên cơ sở phân tích các tiêu chí, nhân tố ảnh
    hưởng tới năng lực cạnh tranh, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp.
    Những giải pháp nêu ra trong luận văn có thể được sử dụng cho mục đích
    tham khảo, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. MỤC LỤC

    Danh mục viết tắt . i
    Danh mục bảng ii
    Danh mục hình . iii
    MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH
    TRANH HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU VÀO EU 7
    1.1. Cơ sở lý luận về cạnh tranh . 7
    1.2. Năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu . 10
    1.2.1. Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu . 10
    1.2.2 Nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của hàng nông sản
    xuất khẩu . 13
    1.2.3 Tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng
    nông sản xuất khẩu 18
    1.3 Kinh nghiệm thực tế về xuất khẩu hàng nông sản vào EU 18
    1.3.1 Điều kiện, đặc điểm của xuất khẩu hàng nông sản vào EU 18
    1.3.2 Kinh nghiệm nâng cao xuất khẩu nông sản của một số nước vào thị
    trường EU 20
    CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
    2.1. Quy trình nghiên cứu 26
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 26
    2.3. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu . 27
    2.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu . 28
    2.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 28
    2.4.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam . 30
    2.4.3. Khoảng trống cần nghiên cứu . 33 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG NÔNG
    SẢN XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG EU CỦA TỔNG CÔNG TY
    THƯƠNG MẠI HÀ NỘI 35
    3.1. Giới thiệu về công ty . 35
    3.1.1. Cơ cấu tổ chức 35
    3.1.2. Hoạt động kinh doanh . 36
    3.1.3. Tình hình xuất khẩu hàng nông sản vào thị trường EU . 38
    3.2. Đánh giá thực tế năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu vào EU
    của Tổng công ty Thương mại Hà Nội 41
    3.3. Đánh giá kết quả đạt được 47
    3.3.1. Thành tựu 47
    3.3.2. Hạn chế . 48
    CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG
    NÔNG SẢN XUẤT KHẨU VÀO EU TRONG THỜI GIAN TỚI . 51
    4.1. Dự báo nhu cầu hàng nông sản xuất khẩu vào EU trong thời gian tới . 51
    4.2. Mục tiêu và định hướng xuất khẩu nông sản vào EU trong thời gian tới . 53
    4.3. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu vào
    EU đối với Tổng công ty Thương mại Hà Nội 55
    4.3.1. Nhóm giải pháp đối với hàng hóa . 55
    4.3.2. Nhóm giải pháp đối với thị trường . 57
    4.3.3. Nhóm giải pháp về tổ chức điều hành và quản lý của Hapro 58
    KẾT LUẬN . 62
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 64 i

    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

    STT Từ viết tắt Nguyên nghĩa
    1 AEC Cộng đồng kinh tế ASEAN
    2 AFTA Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN
    3 ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
    4 DRC Chỉ số chi phí nguồn lực nội địa
    5 EC Ủy ban Châu Âu
    6 EU Liên Minh Châu Âu
    7 FAO Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
    8 GAP Quy trình canh tác nông nghiệp đảm bảo
    9 GDP Tổng sản phẩm quốc nội
    10 GSP Hệ thống ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung
    11 KPI Chỉ số đánh giá thực hiện công việc.
    12 OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
    13 PEST Chính trị, Kinh tế, Xã hội, Kỹ thuật
    14 RCA Chỉ số lợi thế so sánh
    15 UNCTAD Diễn đàn thương mại và phát triển Liên hợp quốc
    16 VIETRADE Cục xúc tiến thương mại Việt Nam
    17 WTO Tổ chức thương mại thế giới
    ii

    DANH MỤC BẢNG

    STT Bảng Nội dung Trang
    1 Bảng 3.1
    Kim ngạch xuất khẩu nông sản vào EU từ
    2010-2013
    42
    2 Bảng 3.2
    Kim ngạch xuất khẩu nông sản vào EU trong 6
    tháng đầu năm 2014
    43
    3 Bảng 3.3 Cơ cấu giá trị các mặt hàng xuất khẩu vào EU 44
    iii

    DANH MỤC HÌNH

    STT Hình Nội dung Trang
    1 Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của Hapro 38
    2 Hình 3.2
    Doanh thu của Tổng công ty Thương mại Hà
    Nội, 2007-2013
    40
    3 Hình 4.1
    Tỷ lệ % thay đổi mức tiêu thụ một số mặt hàng
    nông sản giữa năm 2022 so với mức trung bình
    giai đoạn 2010-12
    56
    1

    MỞ ĐẦU

    Với xu thế toàn cầu hoá hiện nay, thương mại quốc tế đóng một vai trò to
    lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế của mỗi quốc gia trên thế giới, trong đó
    hoạt động xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại Việt
    Nam. Là một đất nước nông nghiệp, có nhiều lợi thế tiềm năng về đất đai, lao
    động và các điều kiện sinh thái, Việt Nam có thể sản xuất nhiều loại nông sản
    xuất khẩu có giá trị và hiệu quả kinh tế cao, quy mô lớn, hình thành các vùng
    sản xuất tập trung chuyên canh như : lúa, gạo vùng Đồng Bằng sông Cửu Long,
    Đồng bằng sông Hồng, cà phê vùng Tây Nguyên, cao su vùng Đông Nam Bộ,
    chè vùng miền núi và Trung Du Phía Bắc và cây có dầu vùng duyên hải miền
    Trung. Một số vùng có cây ăn quả đặc sản có khối lượng kim ngạch xuất khẩu
    lớn và nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu như gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu đã
    khẳng định được vị trí trên thị trường quốc tế. Có thể nói, xuất khẩu nông sản
    mang lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn cho đất nước, tạo công ăn việc làm và thu
    nhập cho khu vực nông thôn ở Việt Nam. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và
    phát triển nông thôn, xuất khẩu nông sản của Việt Nam tăng nhanh cả về sản
    lượng và kim ngạch. Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát trển Nông thôn,
    năm 2014, tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam tăng mạnh, đạt
    30,86 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2013 [34]. Hiện tại, mặt hàng nông sản
    Việt Nam đã có mặt ở thị trường hơn 100 quốc gia trên thế giới. Trong đó, EU là
    một trong những đối tác quan trọng của Việt Nam. Việc xuất khẩu nông sản góp
    phần kích thích hàng loạt các nghề khác cùng phát triển, đặc biệt là các ngành
    công nghiệp chế biến, tạo động lực quan trọng thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế
    đối ngoại khác phát triển, thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá của
    đất nước. Vì vậy, việc đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang thị trường EU là một
    trong những mũi nhọn trong phát triển kinh tế xã hội góp phần đẩy mạnh công
    nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước.
    Việc mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế có ý nghĩa thực sự quan trọng đối
    với mọi quốc gia, đặc biệt nền kinh tế nước ta còn chậm phát triển. Đảng và nhà 2

    nước ta đã đề ra biện pháp nhằm “mở cửa kinh tế, đưa nền kinh tế Việt Nam
    tham gia mạnh mẽ vào phân công lao động quốc tế và thương mại quốc tế”.
    Điều này tạo nhiều cơ hội phát huy lợi thế so sánh, tháo gỡ hạn chế về thị trường
    xuất khẩu, tạo lập môi trường thương mại mới, đem lại nhiều cơ hội cho việc
    nâng cao năng lực cạnh tranh hàng nông sản của Việt Nam nói chung, một số
    mặt hàng xuất khẩu chủ yếu như gạo, cà phê, chè và cao su nói riêng do giảm
    thuế quan, mở rộng thị trường quốc tế cho hàng nông sản, tạo cơ hội đổi mới
    công nghệ sản xuất và chế biến nông sản. Tuy nhiên, với quá trình hội nhập kinh
    tế quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt là sau khi Việt Nam chính thức trở thành
    thành viên của WTO, hàng nông sản Việt nam cũng đang đứng trước sức ép
    cạnh tranh ngày càng gay gắt mà trên thực tế năng lực cạnh tranh của hàng nông
    sản nước ta còn thấp so với thế giới trên nhiều mặt cả về trình độ sản xuất, công
    nghiệp chế biến, chất lượng, giá cả,
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hoá thương mại đang diễn
    ra mạnh mẽ trong mỗi khu vực và trên toàn thế giới, đặc biệt là khi Việt Nam trở
    thành thành viên chính thức của WTO, thị trường xuất khẩu của nước ta đã đa
    dạng hơn và Việt Nam đã thâm nhập tốt hơn vào các thị trường lớn trên thế giới.
    Để tận dụng được ưu thế về điều kiện tự nhiên cũng như nguồn nhân lực, các
    doanh nghiệp Việt Nam đã tiến hành xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản ra thị
    trường thế giới và đã thu được nhiều thành tựu. Trong đó, chúng ta không thể
    không kể đến Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) - một doanh nghiệp đi
    đầu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, thương mại đầu tư của nước ta, đã có những
    bước tiến đáng kể trong nhiều lĩnh vực xuất nhập khẩu nhiều mặt hàng quan
    trọng với nhiều đối tác lớn trên thế giới đặc biệt là mặt hàng nông sản xuất khẩu.
    Một trong những đối tác quan trọng đối với mặt hàng nông sản xuất khẩu của
    Hapro là EU, một thị trường có 500 triệu khách hàng, với sức mua theo đầu
    người khoảng 32.700 USD/năm. EU luôn được đánh giá là một thị trường rộng
    lớn và đầy hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Hapro nói 3

    riêng. Trong chiến lược đa dạng hoá thị trường thương mại của Việt Nam, EU
    được coi là một thị trường quan trọng.
    Việc tham gia vào Cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic
    Community - AEC) vào năm 2015 giúp cho thị trường xuất khẩu cho hàng hóa
    của Việt Nam nói chung và Hapro nói riêng ngày càng mở rộng. Thêm vào đó,
    doanh nghiệp sẽ có cơ hội thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài hơn, đặc
    biệt là từ các nước có nền kinh tế phát triển cao hơn như Singapore, Indonesia .
    Thu hút đầu tư nhiều hơn đồng nghĩa với quá trình chuyển giao công nghệ diễn
    ra nhanh và tích cực hơn, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa xuất
    khẩu so với các quốc gia khác. Tuy nhiên, Việt Nam cũng gặp không ít thách
    thức khi gia nhập AEC, trong đó phải kể đến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt,
    khốc liệt hơn trên thị trường nông sản toàn cầu. Khi một nền kinh tế chưa được
    chuẩn bị đầy đủ trước những đối thủ cạnh tranh trong điều kiện các hàng rào
    thuế quan đã sớm bị dỡ bỏ sẽ dẫn đến những tổn thất về kinh tế trong cuộc cạnh
    tranh không cân sức, đồng thời còn gây sức ép đối với nền công nghiệp non trẻ
    của Việt Nam.
    Mặc dù mặt hàng nông sản xuất khẩu vào thị trường EU rất đa dạng và
    phong phú nhưng đây là mặt hàng khá nhạy cảm nên năng lực cạnh tranh của
    các mặt hàng này vẫn còn thấp so với các nước khác trên thế giới. Dưới góc độ
    của một nhà quản lý kinh tế, năng lực cạnh tranh của mặt hàng xuất khẩu phụ
    thuộc vào khả năng quản trị, hoạch định chiến lược, phát triển thị trường và
    thương hiệu. Để hội nhập nhanh chóng vào nền kinh tế khu vực và thế giới,
    Hapro phải đưa ra được những sản phẩm có năng lực cạnh tranh hay có lợi thế
    so sánh với các sản phẩm cùng loại của các nước khác. Trong giai đoạn hội nhập
    sôi động như hiện nay, việc cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường và khẳng định
    thương hiệu của Hapro ngày càng trở nên khó khăn hơn. Thêm vào đó, cuộc
    khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã bắt đầu ảnh hưởng mạnh đến xuất
    khẩu nông sản (làm tăng chí phí đầu vào, sức mua người tiêu dùng giảm sút ).
    Tính đến hết tháng 6/2014, tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Hapro sang
    EU đạt 115,8 triệu USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm năm 2013. Do đó, làm 4

    thế nào để khắc phục được nhanh chóng những ảnh hưởng tiêu cực trên đồng
    thời nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu nông sản của
    Hapro trong thời gian tới đang trở thành một vấn đề cấp thiết cần phải được giải
    quyết.
    Dưới góc độ quản lý kinh tế, tình trạng phân tán, thiếu sự quản lý ở tầm vĩ
    mô trong bối cảnh các doanh nghiệp đang trong quá trình đổi mới, cổ phần hóa
    nên Hapro nói riêng và các nhà xuất nhập khẩu Việt nam nói chung vấp phải
    không ít khó khăn về vốn, sự biến động giá cả và sự cạnh tranh mạnh mẽ với các
    công ty trong và ngoài nước. Việc nghiên cứu, đánh giá năng lực cạnh tranh mặt
    hàng nông sản xuất khẩu của doanh nghiệp nói riêng và Việt Nam nói chung
    nhằm đưa ra những giải pháp nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh vào thị
    trường EU là cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng cũng như mức độ cần
    thiết của việc xuất khẩu hàng nông sản vào thị trường EU, học viên xin chọn đề
    tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu vào EU của
    Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro)” làm luận văn thạc sĩ của mình.
    Việc lựa chọn nghiên cứu năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu vào EU
    của Tổng công ty Thương mại Hà Nội, chỉ ra được những thành tựu, hạn chế
    còn tồn đọng, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao năng lực
    cạnh tranh là một việc làm hết sức cần thiết, rất có ý nghĩa cả về mặt lý luận và
    thực tiễn trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    2.1. Mục tiêu chung
    Luận văn cung cấp các luận cứ khoa học và thực tiễn về năng lực cạnh
    tranh trong xuất khẩu hàng nông sản, từ đó đưa ra những giải pháp liên quan đến
    nâng cao năng lực cạnh tranh hàng nông sản của Hapro vào EU.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    Luận văn tập trung làm rõ các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh hàng
    nông sản xuất khẩu, các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, cụ
    thể là Hapro trong xuất khẩu hàng nông sản, làm rõ sự mối quan hệ, sự tác động,
    ảnh hưởng của các nhân tố tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 5

    Thông qua việc phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp,
    luận văn xây dựng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
    hàng nông sản xuất khẩu của Hapro, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam hội nhập
    kinh tế toàn cầu, đi liền cả cơ hội và thách thức.
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Luận văn xác định các nhiệm vụ nghiên cứu cần tiến hành như sau:
    Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn năng lực cạnh tranh hàng nông sản
    xuất khẩu.
    Phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ ra những thành tựu và hạn chế trong
    hoạt động xuất khẩu nông sản vào EU của Tổng công ty Thương mại Hà Nội
    trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
    Từ các tiêu chí đánh giá, các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh
    doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, luận văn tiến hành đánh giá những thành tựu,
    hạn chế trong xuất khẩu mặt hàng nông sản vào thị trường EU của Hapro so với
    các đối thủ cạnh tranh.
    Dự báo nhu cầu hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường EU trong những
    năm tiếp theo, đồng thời đề xuất được định hướng và các giải pháp nhằm nâng
    cao khả năng cạnh tranh của nông sản xuất khẩu đối với Hapro trên thị trường
    quốc tế.
    4. Câu hỏi nghiên cứu
    Một số câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu là:
    - Có những tiêu chí đánh giá và yếu tố nào ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh
    đối với doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản?
    - Thực trạng năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của Hapro sang thị
    trường EU ra sao?
    - Những thành tựu và hạn chế của hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của
    Hapro sang thị trường EU là gì?
    - Giải pháp nào để nâng cao năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của
    Hapro sang thị trường EU? 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận văn là năng lực cạnh tranh hàng nông sản
    xuất khẩu vào EU của Việt Nam.
    Phạm vi nghiên cứu của luận văn, về không gian, tập trung nghiên cứu
    năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của Tổng công ty Thương mại Hà
    Nội vào Thị trường EU. Về phạm vi thời gian, luận văn phân tích thực trạng
    năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường EU của
    Hapro trong giai đoạn 2009-2014.
    6. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được chia thành 4 chương như
    sau:
    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất
    khẩu vào EU
    Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
    Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của Việt
    Nam vào thị trường EU của Tổng công ty Thương mại Hà Nội
    Chương 4: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu cho
    Tổng công ty Thương mại Hà Nội trong thời gian tới
     
Đang tải...