Thạc Sĩ Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp Và Thủy Lợi

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 20/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam đang tích cực chuẩn bị hành trang cho mình để đón nhận những cơ hội và thách thức do mở cửa mang lại. Với việc thực hiện các cam kết song phương và đa phương, hướng tới gia nhập WTO, một nhân tố đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như sự phát triển của nền kinh tế, đó là nâng cao năng lực cạnh tranh bởi cạnh tranh là đặc trưng vốn có của kinh tế thị trường và trong điều kiện hội nhập thì cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Doanh nghiệp nào có sự chuẩn bị tốt về năng lực cạnh tranh sẽ nắm được quyền chủ động trên thị trường.
    Theo cách của mình, một số doanh nghiệp Việt Nam cũng đang phấn đấu cho mục tiêu đó và đã đạt được những thành tích nhất định. Các doanh nghiệp Nhà Nước, trong đó có Tổng Công ty Cơ Điện xây dựng nông nghiệp Và Thủy Lợi đã không ngừng đổi mới bằng các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và tổ chức để nâng cao năng lực cạnh tranh. Song so với yêu cầu của sự phát triển kinh tế thị trường, kết quả đạt được còn khiêm tốn. Là một trong những Tổng Công ty lớn của bộ nông nghiệp Và phát triển Nông Thôn, vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển và thực hiện tốt những nhiệm vụ kinh tế - chính trị do Nhà Nước giao là mối quan tâm hàng đầu của Tổng Công ty.
    Để tìm được câu trả lời cho vấn đề này cần có những nghiên cứu về lý luận và thực tiễn nhằm tìm kiếm các giải pháp hữu hiệu. Trên tinh thần đó tác giả chọn vấn đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cơ Điện xây dựng nông nghiệp Và Thủy Lợi” làm đề tài nghiên cứu của mình.

    2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
    Cạnh tranh kinh tế không còn là vấn đề mới mẻ với thế giới. Trong bộ “Tư bản” và những tác phẩm trước đó, Các Mác đã nói đến cơ sở ra đời và tồn tại của cạnh tranh, các tiêu thức phân loại, những mặt tích cực và tiêu cực của cạnh tranh. Vấn đề này cũng được Lê Nin nhắc đến khi phân tích giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền. Nhất là từ thập kỷ 80 của thế kỷ 20 trở lại đây, các lý thuyết về cạnh tranh đã được phát triển thành những chiến lược cạnh tranh áp dụng trong quản lý kinh tế vĩ mô và vi mô ở nhiều quốc gia.
    Ở Việt Nam, vấn đề này bắt đầu được nhắc đến nhiều khi Việt Nam chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đã có một số cuộc hội thảo, công trình nghiên cứu và các bài viết trên các tạp chí về vấn đề này. Một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ về cạnh tranh đã được công bố như: luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Quốc Dũng về đề tài “Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” (2001), luận văn thạc sĩ về đề tài “Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam nhằm thực hiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Bùi Văn Thành (2003). Nghiên cứu “Năng lực cạnh tranh quốc gia và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam – nhân tố quan trọng trong hội nhập” của tiến sĩ Lê Đăng Doanh – Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế trung ương (2003). Tác phẩm “Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Chu Văn Cấp (2003), nhà xuất bản chính trị Quốc Gia – Hà Nội. Đề án phát triển Tổng Công ty Cơ Điện xây dựng nông nghiệp Và Thủy Lợi từ năm 2001 đến 2010. Các nghiên cứu trên đã hệ thống được cơ sở lý luận về cạnh tranh và những kinh nghiệm thực tế quí báu. Tuy nhiên nghiên cứu dưới góc độ quản trị kinh doanh về năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cơ Điện xây dựng nông nghiệp Và Thủy Lợi chưa được thực hiện. Tác giả mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu theo hướng này.
    3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
    - Mục đích nghiên cứu: Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cơ Điện xây dựng nông nghiệp Và Thủy Lợi, đánh giá những thành công đã đạt được, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng, từ đó chỉ ra định hướng và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty trong thời gian tới.
    - Nhiệm vụ nghiên cứu:
    Một là: Hệ thống hóa những cơ sở lý luận chung về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
    Hai là: Nghiên cứu một số kinh nghiệm quốc tế và của các Tổng Công ty khác của Việt Nam, rút ra bài học về nâng cao năng lực cạnh tranh.
    Ba là: Khảo sát các điều kiện về nguồn lực và hoạt động kinh doanh, những công cụ Tổng Công ty đang sử dụng trong cạnh tranh từ đó làm rõ năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cơ Điện xây dựng nông nghiệp Và Thủy Lợi, đánh giá thành công, hạn chế, nguyên nhân thực trạng đó.
    Bốn là: Đưa ra các định hướng, tìm kiếm và đề xuất giải pháp hữu hiệu để nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty.
    4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cơ Điện xây dựng nông nghiệp Và Thủy Lợi thuộc bộ nông nghiệp Và phát triển Nông Thôn.
    - Phạm vi nghiên cứu: Lĩnh vực hoạt động của Tổng Công ty khá rộng gồm sản xuất sản phẩm cơ khí, xây dựng, thương mại. Trong phạm vi đề tài này, luận văn đi sâu nghiên cứu lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty về các sản phẩm cơ khí xây lắp phục vụ nông nghiệp, thủy lợi và thủy điện.
    Phạm vi thời gian: Luận văn chọn mốc thời gian từ năm 2003 đến nay.
    5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu truyền thống của khoa học kinh tế là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp giữa lôgíc và lịch sử, phân tích và tổng hợp. Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh định lượng nhằm tạo một phương pháp tiếp cận phù hợp với đối tượng và mục tiêu nghiên cứu.
    6. DỰ KIẾN ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
    Về lý luận: Khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh trong kinh tế thị trường và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó chỉ ra cách thức vận dụng các lý luận về cạnh tranh để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
    Về thực tiễn:
    - Khái quát một số bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp từ đó chỉ ra những vấn đề cần quan tâm khi xây dựng chiến lược cạnh tranh cho doanh nghiệp.
    - Trên cơ sở phân tích thực trạng, luận văn cho thấy một bức tranh toàn cảnh về năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cơ Điện xây dựng nông nghiệp Và Thủy Lợi, những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của thực trạng đó.
    - Đề xuất một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Tổng Công ty.
    7. KẾT CẤU LUẬN VĂN:
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm ba chương:
    Chương 1: Những vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
    Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cơ Điện Xây
    Dựng nông nghiệp Và Thủy Lợi.
    Chương 3: Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
    Tổng Công ty Cơ Điện xây dựng nông nghiệp Và Thủy Lợi.


    MỤC LỤC

    Mở đầu 1
    1. Sự cần thiết của đề tài 1
    2. Tình hình nghiên cứu 1
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
    5. Phương pháp nghiên cứu 3
    6. Dự kiến đóng góp mới của luận văn 3
    7. Kết cấu luận văn: 4
    Chương 1: Những vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 5
    1.1. Cạnh tranh và sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 5
    1.1.1. Khái niệm và phân loại cạnh tranh 5
    1.1.2. Vai trò của cạnh tranh 10
    1.1.3. Các công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp 12
    1.1.4. Khái niệm và sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 19
    1.2. Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 22
    1.2.1. Thương hiệu và thị phần của doanh nghiệp 22
    1.2.2. Chi phí sản xuất. 24
    1.2.3. Tỷ suất lợi nhuận 25
    1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 26
    1.3.1. Các nhân tố bên trong 26
    1.3.2. Các nhân tố bên ngoài 30
    1.4. Một số kinh nghiệm trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp 34
    Chương 2 : Thực trạng năng lực cạnh tranh củaTổng Công ty Cơ điện xây dựng nông nghiệp và Thủy lợi 40
    2.1. Tổng Công ty Cơ điện xây dựng nông nghiệp và Thủy lợi và những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty 40
    2.1.1. Khái quát về Tổng Công ty Cơ Điện xây dựng nông nghiệp Và Thủy Lợi 40
    2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cơ điện xây dựng nông nghiệp Và Thủy Lợi. 45
    2.2. Phân tích năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cơ Điện xây dựng nông nghiệp Và Thuỷ Lợi 56
    2.2.1. Các công cụ cạnh tranh chủ yếu của Tổng Công ty 56
    2.2.2. Những kết quả đã đạt được trong cạnh tranh của Tổng Công ty Cơ Điện xây dựng nông nghiệp Và Thuỷ Lợi. 61
    2.3. Đánh giá tổng quát về năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cơ điện xây dựng nông nghiệp Và Thủy Lợi và những vấn đề đặt ra. 69
    2.3.1. Những điểm mạnh trong năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty. 69
    2.3.2. Những hạn chế, nguyên nhân và vấn đề đặt ra. 71
    Chương 3: Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng caonăng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cơ Điện xây dựng nông nghiệp Và Thuỷ Lợi 76
    3.1. Định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh và nhu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cơ Điện xây dựng nông nghiệp Và Thuỷ Lợi 76
    3.1.1. Bối cảnh hiện nay và nhu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty 76
    3.1.2. Phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh và định hướng giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty. 82
    3.2. Những giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực cạnh tranh cho Tổng Công ty Cơ Điện xây dựng nông nghiệp Và Thủy Lợi. 85
    3.2.1. Đầu tư đổi mới và hiện đại hoá máy móc thiết bị. 85
    3.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 89
    3.2.3. Giải pháp tài chính 92
    3.2.4. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty 96
    3.3. Một số kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà Nước 101
    Kết luận 106
    Tài liệu tham khảo 108
    Phụ lục 112
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...