Thạc Sĩ Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2013

    MỤC LỤC Trang
    LỜI CAM ĐOAN i
    MỤC LỤC ii
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
    DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ ix
    MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết của nghiên cứu 1
    2. Mục đích nghiên cứu 3
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5
    5. Kết cấu luận án 5
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
    1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan mật thiết đến đề tài luận án. 6
    1.2. Mục tiêu của luận án 19
    Tổng kết chương 1. 23
    CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH VIỄN THÔNG
    2.1. Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh cấp ngành 24
    2.2. Vận dụng vào nghiên cứu năng lực cạnh tranh ngành viễn thông Việt Nam
    Tổng kết chương 2 43

    CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM
    3.1. Quá trình ra đời và cạnh tranh trong ngành viễn thông Việt Nam 44
    3.2. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông ViệtNam
    3.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam
    3.4. Tổng hợp những ưu điểm, nhược điểm và yêu cầu đặt ra về nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông
    CHƯƠNG 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM
    4.1. Cơ hội và thách thức nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam
    4.2. Phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam
    4.3. Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam.
    4.4. Kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam.
    Tổng kết chương 4 131
    KẾT LUẬN 132
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 133
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 134
    PHỤ LỤC 140

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết của nghiên cứu
    Ngành viễn thông là một trong những ngành có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được coi là ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn, đi tắt đón đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. Ngày 18/10/2001
    Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 158/2001/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển Bưu chính - Viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm
    2020, trong đó đã khẳng định quan điểm “Bưu chính, viễn thông Việt Nam trong mối liên kết với tin học, truyền thông tạo thành cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia, phải là một ngành mũi nhọn, phát triển mạnh hơn nữa, cập nhật thường xuyên công nghệ và kỹ thuật hiện đại. Phát triển đi đôi với quản lý và khai thác có hiệu quả, nhằm tạo điều kiện ứng dụng và thúc đẩy phát triển công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực của toàn xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước và nâng cao dân trí”. Chính phủ đã khẳng định và coi ngành viễn thông là trọng yếu góp phần quan trọng hình thành cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia. Chính phủ đã chỉ rõ việc xây dựng ngành viễn thông cùng với xu thế hội tụ của công nghệ tiên tiến và hiện đại tạo thành ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn đóng góp quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước “Xây dựng bưu chính, viễn thông trong xu thế hội tụ công nghệ thành ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn hoạt động hiệu quả, đóng góp ngày càng cao vào tăng trưởng GDP của cả nước, tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội”.
    Cho đến nay ngành viễn thông Việt Nam đã có những bước thay đổi mạnh mẽ về cơ chế chính sách, biểu hiện rõ nhất là ngành viễn thông đang chuyển biến tích cực theo hướng thông thoáng hơn, tự do hơn và bắt đầu cho phép tư nhân tham gia đầu tư vào ngành viễn thông. Ngành viễn thông Việt Nam chuyển từ kinh doanh độc quyền từ một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ là VNPT đến nay thế độc quyền đã bị phá vỡ với sự ra đời của nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông khác, trong đó nổi lên 6 doanh nghiệp viễn thông lớn có tên tuổi. Ngoài hai doanh nghiệp của VNPT là Công ty thông tin di động VMS (MobiFone) và Công ty dịch vụ viễn thông Vinaphone, còn có các doanh nghiệp khác như: Công ty viễn thông điện lực (EVN Telecom - từ tháng
    3/2012 đã thuộc về Viettel), Công ty cổ phần viễn thông Hà Nội (với mạng di độngVietnam mobile), Công ty cổ phần dịch vụ bưu chính viễn thông Sài Gòn, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) và Công ty Viễn thông di động toàn cầu Gtel Mobile (với mạng di động BeeLine chính thức ra mắt thị trường ngày 20/7/2009). Đến tháng 4/2012 Tập đoàn viễn thông Vimpelcom của Nga đã bán toàn bộ 49% cổ phần cho Gtel Mobile [14] và rút khỏi Việt Nam, và tháng 9/2012 Gtel đã công bố thương hiệu mới là Gmobile thay thế cho thương hiệu Beeline. Ngành viễn thông Việt Nam đang chứng kiến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông trong ngành, các doanh nghiệp chạy đua về tăng thuê bao, tăng thị phần, mở rộng mạng lưới, xây dựng thương hiệu, tăng doanh thu.
    Ngành viễn thông Việt Nam có tốc độ tăng trưởng doanh thu nhanh liên tục những năm qua. Từ năm 2006 đến 2010 doanh thu viễn thông tăng liên tục từ hơn 2,7 tỷ USD lên 9,4 tỷ USD, sau 5 năm doanh thu viễn thông tăng gấp 3,3 lần. Tuy nhiên bước sang năm 2011 doanh thu viễn thông bị sụt giảm lớn xuống còn gần 7 tỷ USD, giảm 26% [9]. Sau một thời gian tăng trưởng nhanh và nóng, ngành viễn thông, nhất là viễn thông di động đã bước sang giai đoạn bão hòa về thuê bao nhưng dịch vụ gia tăng trên nền di động vẫn chưa phát triển và đang có nhiều cơ hội để gia tăng doanh thu và lợi nhuận, dịch vụ internet có nhiều tiềm năng phát triển .
    Sau hơn 5 năm Việt Nam gia nhập WTO, thực hiện cam kết WTO về mở cửa thị trường viễn thông, năm 2009 là năm đánh dấu sự kiện ngành viễn thông bắt đầu chuyển biến theo cơ chế thị trường hơn với việc thực hiện cam kết WTO cho các doanh nghiệp viễn thông nước ngoài đầu tư vào thị trường viễn thông Việt Nam. Điển hình ngày 11/3/2010 Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT chính thức công bố tập đoàn ST Telemedia mua 10% cổ phần của Công ty CP đầu tư quốc tế VNPT (VNPT Global), ST Telemedia là công ty có trụ sở tại Singapore chuyên đầu tư trong lĩnh vực viễn thông với các hoạt động tại khu vực Châu Á -Thái Bình Dương, Châu Âu và Châu Mỹ, trọng tâm kinh doanh của hãng là lĩnh vực truyền thông di động và các dịch vụ IP toàn cầu [45].
    Ngày 10/8/2011 hãng dịch vụ viễn thông di động lớn nhất Nhật Bản, NTT Docomo, cho biết đã bỏ hơn 1,4 tỷ Yên tương đương 370 tỷ đồng mua khoảng 25% cổ phần của Công ty Cổ phần Truyền thông VMG Media của Việt Nam, để mở rộng thị trường tại châu Á - Thái Bình Dương [33].
    Điều đó có nghĩa các doanh nghiệp trong ngành viễn thông Việt Nam sẽ phải đối mặt cạnh tranh trực tiếp với các tập đoàn, các doanh nghiệp viễn thông nước ngoài hàng đầu thế giới vốn rất mạnh về tiềm lực tài chính, công nghệ hiện đại ngay trên sân nhà. Bản thân các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam phải nâng cao sức cạnh tranh để không bị đối tác nước ngoài trong các liên doanh thôn tính.
    Đặc biệt một xu hướng mới trong ngành viễn thông là đầu tư ra nước ngoài để mở rộng thị trường, tăng doanh thu (ví dụ các doanh nghiệp trong ngành điển hình là Viettel đã tiên phong đầu tư xây dựng mạng viễn thông Metfone tại Campuchia và mạng Unitel tại Lào ), các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam khi đầu tư ra nước ngoài sẽ phải cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp viễn thông nước sở tại cũng như là các doanh nghiệp viễn thông nước ngoài khác đầu tư vào nước sở tại. Đây thực sự là thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam, điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết cần phải tìm ra các biện pháp nâng cao sức cạnh tranh của ngành viễn thông ở cả cấp độ vĩ mô là cơ chế chính sách và cấp vi mô là các biện pháp, phương thức kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông trong ngành.
    Mặt khác ngành Viễn thông Việt Nam, tuy đã đạt được tăng trưởng cao trong thời gian qua, song đang bộc lộ dần những yếu kém, đó là: giá dịch vụ còn cao, trong khi chất lượng dịch vụ thấp, không ổn định, hạ tầng mạng lưới không đồng bộ và mất cân đối giữa nông thôn và thành thị, doanh thu bình quân trên 1 thuê bao giảm, dịch vụ cung cấp nghèo nàn, chăm sóc khách hàng thiếu chuyên nghiệp. Hệ thống chính sách quản lý điều hành viễn thông còn chưa theo kịp với sự phát triển nóng của ngành viễn thông. Thị trường viễn thông ngày nay đặc biệt là viễn thông di động không còn là mỏ vàng để các doanh nghiệp khai thác thỏa thích nữa mà bắt đầu bước vào giai đoạn bão hòa về thuê bao. Điều này đã tạo ra nhiều thách thức to lớn tới khả năng cạnh tranh trong thời gian tới của ngành Viễn thông Việt Nam.
    Việc tìm ra một hệ thống những tri thức giúp các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách đưa các giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh của cả hệ thống ngành viễn thông Việt Nam, đưa ngành viễn thông Việt Nam thật sự trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay là một đòi hỏi thực tiễn cấp thiết đặt ra. Xuất phát từ yêu cầu cấp bách đó, Nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam” để thực hiện luận án tiến sỹ kinh tế của mình.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Mục đích chung của việc nghiên cứu luận án là trên cơ sở luận giải các cơ sở khoa học (cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh cấp ngành và thực tiễn năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông), xác định rõ những ưu điểm, hạn chế của ngành, thời cơ và thách thức, từ đó đề xuất hướng đi và các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực cạnh

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...