Tiến Sĩ Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trái cây Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trái cây Việt Nam

    MỤC LỤC
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục các ký hiệu và các chữ viết tắt vi
    Danh mục các bảng vii
    Danh mục sơ đồ và đồ thị xi
    MỞ ĐẦU 1
    1 Tính cấp thiết của đề tài 1
    2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3
    3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3
    4 Những đóng góp mới của Luận án 4
    Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC
    CẠNH TRANH CỦA NGÀNH TRÁI CÂY VIỆT NAM 6
    1.1 Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của ngành trái cây và nâng cao
    năng lực cạnh tranh của ngành trái cây 6
    1.1.1 Khái niệm, bản chất và nội hàm về năng lực cạnh tranh và nâng
    cao năng lực cạnh tranh của ngành trái cây 6
    1.1.2 Một số đặc điểm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trái cây 13
    1.1.3 Nội dung nghiên cứu năng lực cạnh tranh của ngành trái cây 13
    1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành trái cây 18
    1.2 Cơ sở thực tiễn về nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trái cây 22
    1.2.1 Kinh nghiệm thực tiễn nâng cao năng lực cạnh tranh ngành trái
    cây của một số nước 22
    1.2.2 Một số bài học kinh nghiệm của các nước về nâng cao năng lực
    cạnh tranh của trái cây Việt Nam 26
    Chương 2 ĐẶC ĐIỂM NGÀNH TRÁI CÂY VIỆT NAM VÀ PHƯƠNG
    PHÁP NGHIÊN CỨU 28
    iv
    2.1 Đặc điểm của ngành trái cây Việt Nam 28
    2.1.1 Ngành trái cây đa dạng với nhiều chủng loại trái cây 28
    2.1.2 Ngành trái cây có thể phát triển theo lợi thế so sánh của từng vùng 28
    2.1.3 Sản xuất kinh doanh trái cây có sự tham gia của nhiều tác nhân 30
    2.1.4 Ngành trái cây đang tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, nên còn
    phải đối mặt với nhiều thách thức 31
    2.2 Phương pháp nghiên cứu 31
    2.2.1 Phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu 31
    2.2.2 Nội dung nghiên cứu và khung phân tích 33
    2.2.3 Chọn sản phẩm và điểm nghiên cứu 35
    2.2.4 Phương pháp thu thập số liệu 38
    2.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích 41
    2.2.6 Phương pháp phân tích 44
    Chương 3 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH
    TRÁI CÂY VIỆT NAM 46
    3.1 Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành trái cây ở khu vực đầu tư tư nhân 46
    3.1.1 Năng lực cạnh tranh của hộ sản xuất trái cây 46
    3.1.2 Năng lực cạnh tranh của thương lái 52
    3.1.3 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 57
    3.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành trái cây ở khu vực đầu tư công 68
    3.2.1 Năng lực cạnh tranh của đầu tư công ở các địa phương 68
    3.2.2 Năng lực cạnh tranh của việc cung cấp dịch vụ công tại các địa phương 71
    3.2.3 Năng lực cạnh tranh của các tỉnh 73
    3.2.4 Năng lực cạnh tranh Quốc Gia 75
    3.3 Kết quả về năng lực cạnh tranh của ngành trái cây Việt Nam so với
    một số nước 76
    3.3.1 Những kết quả đạt được của ngành trái cây 76
    3.3.2 Năng lực cạnh tranh của ngành trái cây Việt Nam so với một số nước 81
    v
    3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành
    trái cây 86
    3.4.1 Nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ở khu vực đầu tư tư nhân 86
    3.4.2 Nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh ở khu vực đầu tư công 98
    3.4.3 Các nhân tố ảnh hưởng khác 109
    3.5 Đánh giá chung về ngành trái cây 113
    3.5.1 Vị trí ngành trái cây của Việt Nam so với các nước trên thế giới 113
    3.5.2 Thuận lợi và khó khăn của ngành trái cây Việt Nam 114
    3.5.3 Điểm mạnh và điểm yếu của ngành trái cây 115
    Chương 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
    NGÀNH TRÁI CÂY VIỆT NAM 119
    4.1 Quan điểm và định hướng về nâng cao năng lực cạnh tranh ngành trái cây 119
    4.1.1 Quan điểm 119
    4.1.2 Định hướng 120
    4.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trái cây 120
    4.2.1 Nâng cao năng lực cạnh tranh ở khu vực đầu tư tư nhân 121
    4.2.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ở khu vực đầu tư công 133
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 137
    1 Kết luận 137
    2 Kiến nghị 140
    Danh mục các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến luận án 143
    Tài liệu tham khảo 144
    Phụ lục 148
    vi
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ
    ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
    APO Tổ chức năng suất châu Á
    APHIS Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Mỹ
    BAVECO Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang
    CBI Trung tâm Xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển của Hà Lan
    DOVECO
    DN
    Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao
    Doanh nghiệp
    ĐBSCL Đồng bằng sông cửu long
    EU Liên minh Châu Âu
    FOB Giá xuất khẩu hàng hóa tại cảng nước xuất khẩu
    GCI Năng lực cạnh tranh quốc gia
    GLOBALGAP Thực hành nông nghiệp tốt cho trái cây tươi theo tiêu chuẩn
    quốc tế
    HTX Hợp tác xã
    HACCP Hệ thống phân tích mối nguy hại và kiểm soát điểm tới hạn
    IPB Viện Gây giống cây trồng của Trường đại học Los Banos
    ISO Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế
    ITPC Trung tâm Xúc tiến Thương mại Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh
    KQKD
    KHCN
    Kết quả kinh doanh
    Khoa học công nghệ
    KIVECO Công ty cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu Kiên Giang
    NK
    NLCT
    Nhập khẩu
    Năng lực cạnh tranh
    PCI Năng lực cạnh tranh tỉnh
    PHRTC Trung tâm nghiên cứu và công nghệ sau thu hoạch
    PRA
    PTNT
    Đánh giá nhanh có sự tham gia
    Phát triển nông thôn
    RRA Đánh giá nhanh nông thôn
    SXKD Sản xuất kinh doanh
    VietGAP Thực hành nông nghiệp tốt
    VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
    VEGETIGI Công ty cổ phần rau quả Tiền Giang
    WEF Diễn đàn kinh tế thế giới
    WTO Tổ chức thương mại thế giới
    XK Xuất khẩu
    vii
    DANH MỤC CÁC BẢNG
    STT Tên Bảng Trang
    2.1 Diện tích và cơ cấu diện tích trái cây phân theo 7 vùng 2009-2011 29
    2.2 Diện tích đất nông nghiệp và diện tích cây ăn trái các tỉnh 2010 36
    2.3 Một số chỉ tiêu về tình hình cơ bản của các huyện nghiên cứu năm 2010 37
    2.4 Một số chỉ tiêu cơ bản của xã nghiên cứu năm 2010 37
    2.5 Số mẫu được chọn theo loại mẫu điều tra, sản phẩm nghiên cứu và tỉnh 41
    3.1 Diện tích đất sản xuất cây ăn trái bình quân của một hộ 2010 47
    3.2 Năng suất một số cây ăn trái bình quân của hộ năm 2010 47
    3.3 Tỷ lệ sản phẩm trái cây đã được chứng nhận VietGAP các địa phương 48
    3.4 Đánh giá của người tiêu dùng về chất lượng và mức độ an toàn vệ sinh
    thực phẩm của trái cây trong nước, năm 2011 49
    3.5 Giá thành 1kg dứa, thanh long và chôm chôm được sản xuất ở một số
    tỉnh năm 2010 50
    3.6 Giá bán sản phẩm trái cây của hộ năm 2010 51
    3.7 Sản lượng, doanh thu, chi phí và lợi nhuận của hộ 2010 52
    3.8 Số thương lái, số hộ, diện tích và sản lượng trái cây mà thương lái tiếp
    cận được theo từng loại trái cây 2010 53
    3.9 Sản lượng thu mua của một thương lái tại các địa phương năm 2010 54
    3.10 Chi phí và giá thanh cho 1 tấn sản phẩm theo loại trái cây năm 2010 55
    3.11 Kết quả kinh doanh của một thương lái tại các địa phương năm 2010 57
    3.12 Diện tích cây trái phân theo vùng nguyên liệu và nhóm công ty 2010 58
    3.13 Số lượng và loại sản phẩm chế biến từ trái cây, theo các nhóm sản
    phẩm chế biến của các công ty năm 2010 59
    3.14 Một số đặc điểm về dây chuyền chế biến trái cây của các công ty năm 2010 60
    3.15 Sản lượng chế biến chính của các công ty năm 2010 61
    3.16 Mức độ sử dụng công suất theo các dây chuyền chế biến của các công
    ty năm 2010 62
    viii
    3.17 Tỷ lệ sản phẩm của các công ty được cấp chứng chỉ về các tiêu chuẩn
    chất lượng năm 2010 63
    3.18 Giá thành, giá bán sản phẩm dứa chế biến của các công ty năm 2010 65
    3.19 Giá trị xuất khẩu của các công ty từ năm 2008 đến 2010, theo một số
    thị trường 67
    3.20 Tỷ lệ diện tích cây ăn trái của hộ nằm trong quy hoạch và không nằm
    trong quy hoạch 2010 69
    3.21 Thực trạng về cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất trái cây của các địa
    phương năm 2010 70
    3.22 Số cán bộ của các công ty có ý kiến về chất lượng dịch vụ công tại các
    địa phương 2010 72
    3.23 Điểm số và xếp hạng đánh giá về năng lực cạnh tranh của một số tỉnh
    năm 2006 và 2011 74
    3.24 Chỉ số năng lực cạnh tranh của các tỉnh được VCCI xếp hạng 2011 74
    3.25 Xếp hạng và điểm số về chỉ số NLCT quốc gia do tổ chức WEF xếp
    hạng năm 2006 và giai đoạn 2009 - 2012 75
    3.26 Kim ngạch và giá nhập khẩu, giá bán một số loại trái cây năm 2011 79
    3.27 Giá trị xuất khẩu trái cây qua các thị trường 2009-2011 81
    3.28 Diện tích dứa, thanh long, chôm chôm của Việt Nam so với Thái Lan
    và Trung Quốc năm 2011 82
    3.29 Ý kiến đánh giá của người tiêu dùng về chất lượng, mẫu mã trái cây
    của một số nước năm 2011 84
    3.30 Giá bán một số sản phẩm dứa chế biến của Việt Nam và một số nước
    năm 2011 85
    3.31 Năng suất và giá thành 1 số trái cây năm 2010 phân theo trình độ
    chuyên môn của chủ hộ 87
    3.32 Năng suất và sản lượng 1 số trái cây phân theo các nhóm hộ có tình
    trạng kinh tế khác nhau 2010 87
    ix
    3.33 Năng suất và giá thành 1 số trái cây năm 2010 phân theo mức độ tham
    gia hoạt động khuyến nông của các hộ 88
    3.34 Năng suất và giá thành, giá bán 1 số trái cây năm 2010 phân theo
    nguồn cung cấp giống khác nhau 89
    3.35 Năng suất và giá bán 1 số trái cây năm 2010 phân theo mức độ tham
    gia áp dụng VietGAP 90
    3.36 Một số chỉ tiêu cơ bản của các thương lái trái cây năm 2010 90
    3.37 Tỷ lệ đáp ứng vốn tự có so với nhu cầu của các thương lái, với tỷ lệ
    vốn vay theo các nguồn vốn khác nhau 2010 91
    3.38 Tỷ lệ thương lái sở hữu các loại phương tiện vận chuyển ở các tỉnh
    năm 2010 92
    3.40 Số lượng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của các công ty 2007 và 2010 94
    3.41 Tỷ lệ số hộ tham gia liên kết theo lý do họ tham gia liên kết năm 2010 96
    3.42 Tỷ lệ số hộ không tham gia liên kết và lý do không tham gia liên kết
    phân theo loại trái cây và các địa phương 2010 96
    3.43 Các hình thức liên kết trong sản xuất trái cây tại các địa phương năm 2010 98
    3.44 Năng suất và sản lượng trái cây năm 2010 ở các vùng được quy hoạch
    và chưa được quy hoạch 99
    3.45 Tỷ lệ số người sản xuất trái cây đánh giá về chất lượng cơ sở hạ tầng
    của các địa phương năm 2010 100
    3.46 Tỷ lệ các cán bộ công ty có ý kiến đánh giá về năng lực cán bộ cung
    cấp dịch vụ công tại các địa phương năm 2010 101
    3.47 Tỷ lệ các cán bộ của công ty có ý kiến đánh giá về sự phối kết hợp
    giữa chính quyền các cấp của các địa phương năm 2010 102
    3.48 Tỷ lệ cán bộ các địa phương có ý kiến đề xuất chính sách về đất sản
    xuất 2010 103
    3.49 Tỷ lệ c án bộ các địa phương có ý kiến đề xuất về chính sách đầu tư công 105
    3.50 Tỷ lệ cán bộ của các địa phương có ý kiến đề xuất về liên kết sản xuất,
    kinh doanh 107
    x
    3.51 Tỷ lệ cán bộ của các địa phương có ý kiến đề xuất về các chính sách
    thuế và hàng rào kỹ thuật 109
    3.52 Nguồn lực của tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam năm 2010 110
    3.53 Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty rau quả nông sản Việt
    Nam giai đoạn 2008-2010 111
    3.54 Tỷ lệ số ý kiến đánh giá của người tiêu dùng trái cây theo nguồn cung
    và loại sản phẩm ở một số địa phương năm 2011 113
    xi
    DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ
    STT Tên sơ đồ Trang
    1.1 Mối liên quan giữa năng lực cạnh tranh ngành với năng lực cạnh tranh
    sản phẩm, các tổ chức kinh tế, tỉnh và quốc gia 11
    2.1 Khung phân tích nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trái cây 34
    3.1 Kênh tiêu thụ sản phẩm trái cây chế biến của các doanh nghiệp 66
    STT Tên đồ thị Trang
    3.1 Kim ngạch nhập khẩu trái cây vào Việt Nam qua các năm 77
    3.2 Kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt nam qua các năm 80
    3.3 Năng suất một số cây trái của Việt Nam và một số nước năm 2010 83
    3.4 Giá bán một số loại trái cây tươi tại thị trường các nước năm 2011 85
    1
    MỞ ĐẦU
    1 Tính cấp thiết của đề tài
    Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một trong những xu thế lớn của thời
    đại phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường, ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu rộng tới tất
    cả các quốc gia trên thế giới. Đứng trước thực tế này, các quốc gia đều phải nỗ lực
    đổi mới, nhận thức đầy đủ về hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực
    kinh tế thương mại. Vì vậy hoạt động kinh doanh của mỗi quốc gia nói chung, mỗi
    ngành hàng trong quốc gia đó nói riêng ngày càng được mở rộng dưới nhiều hình
    thức. Trong quá trình đó, Việt Nam đã xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển
    ngành trái cây trong bối cảnh kinh tế hội nhập (Bộ nông nghiệp và phát triển nông
    thôn, 2007). Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất và kinh doanh của ngành trái cây
    nước ta cũng gặp không ít khó khăn và thách thức như sau:
    Trước hết là nguy cơ mất dần thị phần trong nước. Hiện nay trái cây của
    nước ngoài như Trung Quốc, Thái Lan đang tràn vào Việt Nam ngày một lớn và đa
    dạng sản phẩm, bởi vì sản phẩm trái cây của họ có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá
    thành hạ hơn sản phẩm của chúng ta. Sau nữa là khả năng khó chiếm lĩnh được thị
    phần trái cây ở nước ngoài, khó khăn này được thể hiện ở sáu vấn đề sau:
    Một là, diện tích canh tác trái cây của nước ta vẫn còn manh mún, chưa theo
    sát với yêu cầu thực tế của thị trường cho phát triển bền vững. Chính điều này đã
    làm cho giá thành sản phẩm cao do năng suất thấp, chất lượng giảm, không ổn định
    về số lượng lẫn chất lượng, thiếu an toàn và gây tổn thất rất lớn cho nông dân và
    doanh nghiệp. Đồng thời, trái cây của ta khó có khả năng cạnh tranh được với
    Trung Quốc, Thái lan, Philippines, Indonesia
    Hai là, về chất lượng trái cây, các nhà nhập khẩu đòi hỏi tính an toàn và chất
    lượng của sản phẩm ngày càng cao, dư lượng hóa chất không vượt mức cho phép,
    nông dân sản xuất trái cây phải thực hiện quy trình nông nghiệp tốt (GAP).
    Ba là, trái cây Việt Nam rất đa dạng và phong phú về chủng loại, tuy nhiên
    khi gia nhập WTO mặt hàng này sẽ gặp nhiều sức cản lớn do nguồn nguyên liệu
    2
    để chế biến chưa ổn định, chất lượng sản phẩm không đồng đều. Giá các loại trái
    cây của Việt Nam có nhiều loại cao hơn Thái Lan và một số nước khác trong khu
    vực do chi phí sản xuất cao. Nếu chúng ta không có giải pháp tích cực hơn thì trái
    cây Việt Nam “thua ngay trên sân nhà”, ngư ời nông dân sẽ không còn sản xuất trái
    cây nữa vì sản xuất ra bán không đư ợc, giá cả và chất lượng không cạnh tranh nổi
    với các nước trong khu vực.
    Bốn là, các doanh nghiệp trong nước không tập trung vào lợi thế sản phẩm
    nguyên liệu của mình mà cạnh tranh nhau trên sân nhà. Việc tranh mua, tranh bán
    làm ảnh hưởng đến xuất khẩu cũng rất lớn, gây thiệt hại cho nông dân và cho chính
    các doanh nghiệp.
    Năm là, hệ thống cơ sở hạ tầng như cảng biển, đường giao thông chưa phát
    triển, công nghệ lạc hậu cũng ảnh hưởng đến hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu
    trong nước, trong đó có ngành trái cây.
    Sáu là, trình độ quản lý của một số công ty sản xuất kinh doanh trái cây chưa
    đáp ứng được đòi hỏi thực tiễn khi tham gia hội nhập.
    Từ những lý do ở trên đã dẫn đến một số doanh nghiệp sản xuất, thu mua và
    chế biến trái cây đã gặp phải không ít khó khăn trong cơ chế thị trường và hội nhập
    kinh tế quốc tế. Có doanh nghiệp bị phá sản hoặc giải thể hoặc chuyển sang kinh
    doanh mặt hàng khác.
    Có nhiều tác giả ở Việt Nam, đã tiến hành nghiên cứu về kinh tế trái cây từ
    trước đến nay, như Đinh Đức Huấn (2001), Đoàn Hồng Lê (2008), Nguyễn Thị Tân
    Lộc (2002), Trương Đức Lực (2004), Hoàng Tuyết Minh và cộng sự (2000), Hà Thị
    Ngọc Oanh (2004). Trong đó phải kể đến hai nghiên cứu của Viện Chính sách và
    Chiến lược Phát triển nông nghiệp và nông thôn về Tổng quan ngành rau quả Việt
    Nam thực hiện năm 2005 và Ngành hàng trái cây Việt Nam thực hiện năm 2007.
    Hai nghiên cứu này đã tổng quan được sự phát triển của ngành trái cây, tình hình
    tiêu thụ sản phẩm trong nước, tác động của chi tiêu và giá đối với cầu trái cây, tình
    hình xuất khẩu trái cây thời gian qua. Nghiên cứu của Cục Xúc tiến Thương mại -Bộ Công thương về Chiến lược xuất khẩu rau quả Việt Nam giai đoạn 2010-2015
    3
    được thực hiện năm 2009 đã đánh giá về thực trạng của ngành trái cây, về tình hình
    xuất khẩu trái cây trong những năm qua, chỉ ra nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu
    trái cây và đề xuất một số định hướng cho xuất khẩu trái cây của Việt nam. Các tác
    giả Trần Khắc Thi (2003), Ngô Thị Tuyết Mai (2007), Trương Đức lực (2005) đã
    nghiên cứu các vấn đề kinh tế và kỹ thuật sản xuất rau và quả. Phần lớn, các nghiên
    cứu trên tập trung chủ yếu vào đánh giá thực trạng, đặc biệt là kỹ thuật sản xuất, xu
    hướng phát triển, tình hình chế biến và tiêu thụ sản phẩm trái cây. Tuy nhiên, ít có
    nghiên cứu đã thảo luận một cách có hệ thống về Nâng cao năng lực cạnh tranh của
    ngành trái cây Việt Nam. Cho đến nay có hàng loạt vấn đề đặt ra cả về lý luận và
    thực tiễn như: Năng lực cạnh tranh của ngành trái cây là gì? Đâu là cơ sở lý luận và
    thực tiễn cho nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trái cây? Giải pháp nào cần
    thực hiện để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trái cây? Để góp phần làm
    sáng tỏ các vấn đề nêu trên, đề tài "Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trái
    cây Việt Nam" được tiến hành.
    2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    a) Mục tiêu Chung
    Trên cơ sở đánh giá thực trạng của ngành trái cây và đưa ra những giải pháp
    chủ yếu để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trái cây Việt Nam.
    b) Mục tiêu cụ thể
    - Góp phần hệ thống hoá được cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao năng lực
    cạnh tranh của ngành trái cây.
    - Đánh giá được thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành trái cây Việt Nam,
    phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành trái cây.
    - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
    ngành trái cây Việt Nam.
    3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
    a) Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận án này là các vấn đề liên quan đến nâng cao
    năng lực cạnh tranh ngành trái cây Việt Nam, bao gồm hai lĩnh vực chủ yếu sau:
    4
    Một là, sự tham gia trực tiếp của khu vực đầu tư tư nhân (hộ sản xuất trái cây,
    thương lái, các doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu) trong chuỗi giá trị của
    ngành trái cây. Hai là, khu vực đầu tư công để tạo môi trường thuận lợi cho ngành
    trái cây (đầu tư công và dịch vụ công để hỗ trợ cho đầu tư tư nhân trong ngành trái
    cây phát triển).
    b) Phạm vi nghiên cứu
    Do giới hạn về thời gian, nguồn lực và các điều kiện nghiên cứu, để đánh giá
    được thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trái
    cây, nghiên cứu này tập trung vào một số sản phẩm sản xuất ở một số vùng đại diện
    và trong thời gian xác định.
    - Về sản phẩm, cụm từ “ngành trái cây” bao gồm nhiều loại sản phẩm trái cây.
    Nghiên cứu này chỉ tập trung vào một số loại trái cây như dứa, thanh long và
    chôm chôm là các sản phẩm có diện tích lớn, đặc trưng cho thế mạnh về cây ăn
    quả nhiệt đới của Việt Nam, vừa tiêu dùng nội địa lại vừa xuất khẩu.
    - Về không gian, nghiên cứu này thu thập thông tin ở 8 đại diện, thuộc 7 tỉnh bao
    gồm: Ninh Bình, Tiền Giang, Kiên Giang, Bình Thuận, Long An, Tiền Giang và
    Đồng Nai (Riêng tỉnh Tiền Giang gồm có 2 địa phương). Đây là các địa phương
    đại diện cho ngành trái cây của Việt Nam.
    - Về thời gian, số liệu và thông tin phản ánh trong nghiên cứu này chủ yếu giai đoạn
    2009-2011.
    4 Những đóng góp mới của Luận án
    a) Những đóng góp về lý luận và học thuật
    Luận án đã hệ thống hoá được cơ sở lý luận, thực tiễn và khung lý thuyết về năng
    lực cạnh tranh, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trái cây. Năng lực cạnh tranh
    của ngành trái cây là tổng hoà năng lực cạnh tranh của sản phẩm, của tổ chức kinh tế
    (hộ, doanh nghiệp, hợp tác xã .) tham gia sản xuất, chế biến và thương mại sản phẩm
    trái cây và năng lực cạnh tranh của địa phương (xã, huyện, tỉnh và quốc gia) trong
    việc cung cấp các dịch vụ công và hành chính công cho các tổ chức kinh tế sản xuất
    kinh doanh trái cây. Năng lực cạnh tranh của ngành trái cây, bao gồm năng lực cạnh
    5
    tranh của các tổ chức kinh tế trong khu vực đầu tư tư nhân và năng lực cạnh tranh của
    địa phương trong hỗ trợ khu vực tư nhân sản xuất kinh doanh trái cây. Nâng cao năng
    lực cạnh tranh của ngành trái cây là quá trình cải thiện năng lực cạnh tranh của khu
    vực đầu tư tư nhân và hoàn thiện việc cung cấp các dịch vụ và đầu tư ở khu vực công,
    đảm bảo cho ngành trái cây ngày càng cạnh tranh và phát triển bền vững cả trên thị
    trường trong nước và quốc tế. Luận án đã chỉ ra hệ thống các chỉ tiêu đánh giá và các
    nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành trái cây trong khu vực tư nhân
    và khu vực công.
    b) Những đóng góp về thực tiễn
    Luận án đã phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành
    trái cây Việt Nam, ở khu vực tư nhân (hộ sản xuất trái cây, thương lái, doanh nghiệp
    chế biến và xuất khẩu) ở khu vực công (đầu tư công, dịch vụ công). Luận án đã chỉ
    ra rằng trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập, làm tốt đầu tư công (công tác
    quy hoạch, xây dựng vùng nguyên liệu, thuỷ lợi, giao thông, điện ) thực hiện tốt
    dịch vụ công (khuyến nông, khuyến công và cấp phép kinh doanh, quản lý nhà nước
    trong sản xuất trái cây, thực hiện tốt các chính sách (đất đai, đầu tư, liên kết, xuất
    nhập khẩu ) để tạo môi trường thuận lợi cho hộ sản xuất trái cây, thương lái và
    doanh nghiệp chế biến phát triển sản xuất trái cây theo tín hiệu thị trường là các giải
    pháp cơ bản để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trái cây của Việt Nam.
    Luận án là cơ sở để các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý nhất là các
    địa phương, Tổng Công ty rau quả nông sản Việt Nam, Hiệp hội rau quả Việt Nam
    tham khảo, đề xuất có các giải pháp phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh của
    ngành trái cây trong thời gian tới.
    6
    Chương 1
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
    TRANH CỦA NGÀNH TRÁI CÂY VIỆT NAM
    1.1 Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của ngành trái cây và nâng cao
    năng lực cạnh tranh của ngành trái cây
    1.1.1 Khái niệm, bản chất và nội hàm về năng lực cạnh tranh và nâng cao năng
    lực cạnh tranh của ngành trái cây
    Trước khi thảo luận khái niệm, bản chất của năng lực cạnh tranh của ngành
    trái cây, chúng ta thảo luận thế nào là cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, cạnh tranh
    ngành, năng lực cạnh tranh ngành, từ đó đi đến thảo luận năng lực cạnh tranh của
    ngành trái cây.
    1.1.1.1 Cạnh tranh
    Cạnh tranh là một khái niệm rất phổ biến của kinh tế, là một đặc trưng
    của nền sản xuất hàng hoá. Cạnh tranh, hiểu theo nghĩa khái quát, là sự ganh đua
    giữa những người theo đuổi cùng mục đích nhằm đánh bại đối thủ và giành cho
    mình lợi thế nhiều nhất. Theo ý nghĩa kinh tế, cạnh tranh là quá trình kinh tế mà
    trong đó các chủ thể kinh tế ganh đua, tìm mọi biện pháp (cả nghệ thuật kinh doanh
    lẫn thủ đoạn) để đạt được mục tiêu kinh tế chủ yếu của mình như chiếm lĩnh thị
    trường, tối đa hoá lợi ích, nâng cao vị thế . trên bình diện toàn nền kinh tế, cạnh
    tranh có vai trò thúc đẩy kinh tế phát triển. Cạnh tranh khiến cho các nguồn lực
    được phân bổ một cách hiệu quả nhất thông qua việc kích thích các doanh nghiệp
    sử dụng tối ưu các nguồn lực, hạn chế các méo mó của thị trường, góp phần phân
    phối lại thu nhập và nâng cao phúc lợi xã hội. Về phía doanh nghiệp, bằng sự hấp
    dẫn của lợi nhuận từ việc đi đầu về chất lượng, mẫu mã cũng như áp lực phá
    sản, cạnh tranh buộc các doanh nghiệp luôn cải tiến phương thức sản xuất, nâng
    cao trình độ công nghệ, đổi mới tổ chức, quản lý để thích ứng với những biến động
    của thị trường. Nâng cao năng lực cạnh tranh đã trở thành tiền đề, động lực và mục
    tiêu theo đuổi liên tục trong suốt quá trình phát triển doanh nghiệp. Về phía người
    7
    tiêu dùng, cạnh tranh tạo ra sự lựa chọn rộng rãi hơn về chủng loại, chất lượng, giá
    cả, mẫu mã của hàng hoá và dịch vụ. Cạnh tranh bảo đảm rằng cả người sản xuất
    lẫn người tiêu dùng không thể áp đặt giá cả một cách tuỳ tiện. Với khía cạnh đó,
    cạnh tranh là yếu tố điều tiết thị trường và lành mạnh hoá các mối quan hệ xã hội.
    Cạnh tranh thúc ép các doanh nghiệp mở rộng, tìm kiếm thị trường với mục đích
    như tiêu thụ, đầu tư, huy động vốn, lao động, công nghệ, quản lý trên thị trường
    thế giới. Thông qua cạnh tranh quốc tế, các doanh nghiệp thấy được những lợi thế
    so sánh cùng những yếu kém của mình để hoàn thiện và phát triển. Như vậy, cạnh
    tranh cũng như các quy luật, hiện tượng kinh tế, xã hội khác chỉ xuất hiện và phát
    triển khi có các điều kiện như nhu cầu cạnh tranh, môi trường cạnh tranh và vận
    hành tốt khi có môi trường cạnh tranh hiệu quả (M. Porter and K. Ketels, 2008).
    Ngoài ra, ở mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau thì quan niệm và nhận thức về
    cạnh tranh là khác nhau và phạm vi cũng như cấp độ cũng khác nhau. Xét theo
    hướng tiếp cận nội dung của nghiên cứu này, khái niệm cạnh tranh có thể được
    quan niệm như sau: Cạnh tranh là một quá trình tranh đấu mà trong đó, các chủ thể
    kinh tế chủ động ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp (kể cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn
    kinh doanh) để đạt được mục tiêu kinh tế chủ yếu của mình như: hướng đến vị thế
    thống lĩnh thị trường, tạo dựng lòng tin tưởng của khách hàng, cũng như đảm bảo
    tiêu thụ có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình
    cạnh tranh là tối đa hoá lợi ích: đối với người kinh doanh là lợi nhuận, còn đối với
    người tiêu dùng là tối đa hoá độ thoả dụng, đối với các quốc gia là người dân được
    hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, an toàn, khoẻ mạnh lâu dài và bền vững so với
    người dân của quốc gia khác.
    1.1.1.2 Năng lực cạnh tranh
    Có nhiều tác giả như M. Porter (1985, 1998, 1990a, 1990b), M. Porter và K.
    Ketels, 2008) đã thảo luận năng lực cạnh tranh. Các tác giả trên đã chỉ ra năng lực
    cạnh tranh là khả năng của một tổ chức đưa sản phẩm dịch vụ ra thị trường có tính
    ưu việt hơn với tổ chức hay đơn vị khác cung cấp cùng chủng loại sản phẩm hay
    dịch vụ. Năng lực cạnh tranh thể hiện ở nhiều nội dung như chất lượng, chủng loại

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt
    1. Đinh Văn Ân (2004), Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, NXB Giao thông
    vận tải, Hà Nội.
    2. Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khoá X (2008), Nghị quyết
    Hội nghị Trung ương 7 về vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn năm
    2008, Hà Nội.
    3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1999), Đề án phát triển rau quả và hoa
    cây cảnh thời kỳ 1999-2010. Hà Nội.
    4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2004), Hội nghị sơ kết 4 năm thực hiện
    chương trình phát triển rau, quả và hoa cây cảnh thời kỳ 1999-2010, Hà Nội.
    5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2007). Quyết định số 52/2007/QĐ-BNN ngày 05 tháng 6 năm 2007 về việc “Phê duyệt quy hoạch phát triển rau
    quả và hoa cây cảnh đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020”.
    6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2012), Báo cáo kết quả thực hiện 12 tháng
    năm 2011. Hà Nội.
    7. Bộ Công thương (2012
    a
    ), Báo cáo tổng kết tình hình xuất nhập khẩu mặt hàng
    nông sản năm 2009-2011. Hà Nội.
    8. Bộ Công thương (2012
    b
    ), Báo cáo những tin đáng chú ý trong hoạt động xuất
    nhập khẩu mặt hàng rau hoa quả năm 2011. Hà Nội.
    9. Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) 2012, Báo cáo xếp hạng năng lực cạnh tranh
    toàn cầu năm 2009-2011.
    10. Nguyễn Bình (1996), Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài Luật cạnh
    tranh trong KTTT ở Việt Nam, Dự án VIE.94.003, Hà Nội.
    11. Nguyễn Văn Bảy (2009), Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt
    Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, trong
    http://www.thuvientructuyen.vn/chi-tiet-tai-lieu/571/1188.ebook, truy cập
    ngày 12.9.2010.
    145
    12. Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) Dự án Hỗ trợ Xúc tiến Thương
    mại và Phát triển xuất khẩu (2009) - Chiến lược xuất khẩu rau quả Việt Nam
    2010 - 2015. Dự án VIE 61/94, Hà Nội.
    13. Chính phủ Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), Quyết định số 182
    năm 1999 phê duyệt Đề án phát triển rau, quả, hoa và cây cảnh thời kỳ 1999-2010, Hà Nội.
    14. Chính phủ Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Quyết định số 09
    ngày 15 tháng 6 năm 2000 về một số chủ trương chính sách chuyển dịch cơ cấu
    kinh tế nông lâm nghiệp.
    15. Đỗ Kim Chung (1996), Kinh tế hộ nông dân, bài giảng Đại học nông nghiệp Hà
    Nội.
    16. Đỗ Kim Chung (2010
    a
    ), Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế huyện, Khoa học
    và phát triển, Tập 8, Số 1, Trang 149-156.
    17. Đỗ Kim Chung (2010
    b
    ), Lợi thế cạnh tranh của sản phẩm, trong Nguyên Lý
    Kinh tế nông nghiệp, Nhà Xuất Bản Nông nghiệp, Hà Nội.
    18. Đỗ Kim Chung, Phạm Vân Đình, Trần Văn Đức, Quyền Đình Hà (2010), Giáo
    trình nguyên lý Kinh tế nông nghiệp, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.
    19. Đại học Quốc gia Hà Nội (2004), Đổi mới ở Việt Nam tiến trình thành tựu và
    kinh nghiệm, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    20. Đại học Quốc gia Hà Nội (2005), Những thách thức trong tiến trình HNKTQT,
    NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
    21. Đảng cộng sản Việt Nam (2002
    a
    ), Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị “Về chủ
    động HNKTQT”. Hà Nội.
    22. Đảng cộng sản Việt Nam (2002
    b
    ), Văn kiện đại hội Đảng lần thứ IX, NXB
    Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    23. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội Đảng lần thứ X, NXB Chính
    trị Quốc gia, Hà Nội.
    24. Hiệp hội Rau quả Việt Nam (2009), Báo cáo tình hình xuất khẩu trái cây 2009.
    Hà Nội.
    146
    25. Đinh Đức Huấn (2001), Nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ rau sạch tại
    trung tâm kỹ thuật rau hoa quả Hà Nội. Hà Nội.
    26. Nguyễn Phúc Khanh và Phùng Minh Nguyệt (2003) Nâng cao năng lực cạnh
    tranh của ngành mía đường Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc
    tế: Thực trạng và giải pháp, trong http://***********/xem-tai-lieu/de-tai-nang-cao-nang-luc-canh-tranh-cua-nganh-mia-duong-viet-nam-trong-qua-trinh-hoi-nhap-kinh-te-q.125162.html, truy cập ngày 12.9.2010 .
    27. Đoàn Hồng Lê (2008), Quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu ở
    nước ta trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sỹ kinh tế.
    28. Nguyễn Thị Tân Lộc (2002), Tổ chức và quản lý chất lượng rau ở các kênh tiêu
    thụ tại Hà Nội.
    29. Trương Đức Lực (2004), Phát triển công nghiệp chế biến rau quả ở Việt Nam
    trong quá trình hội nhập, Luận án Tiến sĩ.
    30. Trương Đức Lực (2005), Tình hình tiêu thụ sản phẩm trong nước, phát triển
    công nghiệp chế biến rau quả trong bối cảnh hội nhập.
    31. Ngô Thị Tuyết Mai (2007), Xu hướng phát triển sản xuất rau quả ở Việt Nam,
    Viện kinh tế Việt Nam, Hà Nội.
    32. Hoàng Tuyết Minh, Trần Minh Nhật và Vũ Tuyết Lan (2000), Chính sách và
    giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm rau quả.
    33. Nguyễn Thế Nhã (2004), Sự phát triển của một số tiểu ngành trong nông
    nghiệp Việt Nam: Tiểu ngành rau và quả, NXB nông nghiệp.
    34. Hà Thị Ngọc Oanh (2004), Một số giải pháp nâng cao sức cạnh tranh cho hàng
    hoá trái cây xuất khẩu của Đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện hội
    nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ kinh tế.
    35. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2005), Năng lực cạnh tranh tỉnh
    của Việt Nam: Cơ sở chỉ tiêu và phương pháp tính, Hà Nội.
    36. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2012), Chỉ số năng lực cạnh
    tranh tỉnh, Hà Nội
    37. Tổng Công ty rau quả nông sản (2010), Báo cáo tổng kết công tác năm 2009,
    phương hướng nhiệm vụ năm 2010. Hà Nội.
    147
    38. Tổng Công ty rau quả nông sản (2011), Báo cáo tổng kết công tác năm 2010,
    phương hướng nhiệm vụ năm 2011. Hà Nội.
    39. Tổng Công ty rau quả nông sản (2012), Báo cáo tổng kết công tác năm 2011,
    phương hướng nhiệm vụ năm 2012. Hà Nội.
    40. Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn (2007),
    Ngành hàng rau quả Việt Nam. Hà Nội.
    41. Viện Kinh tế Nông nghiệp (2007), Báo cáo tổng quan: Các nghiên cứu về
    ngành rau quả của Việt Nam. Hà Nội.
    42. Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam (2010), Báo cáo về tình hình xuất,
    nhập khẩu trái cây năm 2009.
    43. Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam (2011), Báo cáo về tình hình xuất,
    nhập khẩu trái cây năm 2010.
    44. Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam (2012), Báo cáo về tình hình xuất,
    nhập khẩu trái cây năm 2011.
    Tiếng Anh
    45. Michael E Porter, (1998a) Competitve Advantage Creating and Sustaining
    Superior Performance: With new introduction, The Free Press, New York,
    Pp. 169-171
    46. Michael E Porter, (1998b) Competitive Stragey: Rechniques for Analysing
    Industries and Competitors, The Free Press, New York, Pp. 191-295
    47. Michael E Porter (1985). Competitive Advantage, The Free Press, New York
    48. Michael E Porter (1990a). “The Competitive Advantage of Nations”, Havard
    Business Review March-April.
    49. Michael E Porter (1990b). The Competitive Advantage of Nation, London:
    Macmillan.
    50. Michael E. Portter and Kristian Ketels (2008), Preparing for the next stage,
    Ưorking Paper, Havard Business School.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...