Thạc Sĩ Nâng cao năng lực canh tranh của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn - Hà Nội

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


    NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN - HÀ NỘI SAU KHI CHUYỂN ĐỔI TỪ NGÂN HÀNG NÔNG THÔN LÊN ĐÔ THỊ

    MỞ ĐẦU

    Hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) là nền tảng cho việc lưu chuyển tiền tệ của nền kinh tế, vì thế đã đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu cho sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Sau sự kiện Việt nam gia nhập WTO, nền kinh tế Việt nam đã được các chuyên gia kinh tế dự đoán là sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng những năm tới nhờ sự gia tăng nguồn vốn nước ngoài vào Việt nam, sự phát triển mạnh mẽ của khối kinh tế tư nhân, những cải cách mạnh mẽ của khối kinh tế Nhà nước, những cơ hội rất lớn từ quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu. Sự phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) nói riêng.
    Đất nước ta đã đạt được thành quả về kinh tế cũng như môi trường chính trị pháp luật ổn định, đã giúp cho môi trường kinh doanh tiền tệ ngày càng thông thoáng hơn, đã tạo động lực phát triển và nâng cao năng lực tự chủ của các doanh nghiệp. Ngân hàng nhà nước đã có những chính sách trong cải cách các thủ tục hành chính, thúc đẩy nhanh hơn trong việc cổ phần hóa các doanh nghiệp quốc doanh, tạo điều kiện cho các Ngân hàng thương mại đáp ứng được những thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế, bằng việc khuyến khích các doanh nghiệp tự tăng cường nội lực, phát huy tính cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo cho hoạt động thương mại, dịch vụ theo các nguyên tắc của thị trường năng động và hiệu quả.
    Hiện nay, các đối thủ cạnh tranh chính của SHB là các Ngân hàng TMCP đều hoạt động và phục vụ cho những khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cá nhân, các tiểu thương, hộ gia đình. Các Ngân hàng thương mại cổ phần đang hoạt động rất hiệu quả và tích cực tăng cường nâng cao nội lực cạnh tranh bằng nhiều hình thức khác nhau, như tăng vốn điều lệ, mở rộng mạng lưới, phát triển nguồn nhân lực và đào tạo nhân sự cốt lõi, trang bị những phần mềm, vi tính hiện đại nhằm hỗ trợ cho hoạt động của ngân hàng
    Từ những tất yếu của thị thường đã diễn ra như một qui luật của sự tồn tại và phát triển chung của thị trường thì SHB cũng không nằm ngoài qui luật này. Vì vậy SHB muốn tồn tại và phát triển thì phải tự chọn cho mình một lối đi riêng nhằm nâng cao nội lực của nguồn vốn và tăng cao khả năng cạnh tranh cũng như những áp lực của thị trường đang trong giai đoạn tăng trưởng để hội nhập quốc tế. Với những diễn biến như vậy đã thúc đẩy SHB chủ động vạch ra kế hoạch và đi đến quyết định chuyển đổi mô hình hoạt động từ Ngân hàng TMCP nông thôn thành ngân hàng TMCP đô thị.
    1 Nội dung và mục tiêu nghiên cứu

    1.1 Nội dung nghiên cứu

    Đề tài về cạnh tranh thì rất đa dạng và phong phú nhưng chúng ta chỉ tập trung nghiên cứu về khả năng nâng cao cạnh tranh của một ngân hàng thương mại, đó là SHB theo sự chuyển đổi mô hình hoạt động từ ngân hàng nông thôn lên đô thị theo một xu thế hội nhập kinh tế quốc tế với các nội dung cơ bản:
    - Tình hình chung về năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại

    - Ứng dụng ma trận Swot đối với SHB từ ngân hàng nông thôn lên đô thị.

    - Bài học kinh nghiệm trong nước và quốc tế

    - Thực trạng về năng lực cạnh của ngân hàng Sài gòn – Hà nội từ khi chuyển đổi ngân hàng nông thôn lên đô thị
    - Những giải pháp để nâng cao hiệu quả cạnh tranh của ngân hàng Sài gòn – Hà nội sau khi chuyển đổi từ nông thôn lên đô thị
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu

    Chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, hoạt động của ngân hàng SHB và đặc biệt là toàn hệ thống ngân hàng thương mại đều có những nghiệp vụ gần giống nhau như: huy động vốn, cho vay phát triển sản xuất kinh doanh và các dịch vụ ngân hàng quen thuộc như chuyển tiền trong nước và quốc tế, thu đổi ngoại tệ Từ những điểm giống nhau giữa các ngân hàng thương mại nên đã tạo ra một làn sóng cạnh tranh ngày càng gay gắt. Ngân hàng nào cũng phải tạo ra nhiều dịch vụ sản phẩm mới nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mình để một mặt gìn giữ khách hàng, mặt khác nâng cao sự chú ý về những tiện ích mới của sản phẩm và dịch vụ với mục đích thu hút thêm những khách hàng mới đến ủng hộ và giao dịch. Mục tiêu chính của đề tài nói nên sự cạnh tranh theo qui luật thị trường của ngành ngân hàng. SHB với qui mô chuyển đổi mô hình để nâng cao khả năng cạnh tranh từ khi là một ngân hàng nông thôn lên đô thị, hoạt động từ qui mô nhỏ sang qui mô lớn, đó là sự mong muốn cùng sự tồn tại và phát triển. SHB đã đặt kỳ vọng cao và mong đợi sẽ trở thành một ngân hàng đa năng và hiện đại trong tương lai.
    2 Phương pháp nghiên cứu

    2.1 Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu

    Tất cả các thông tin, thu thập số liệu để phục vụ cho nghiên cứu của đề tài là các thông tin, số liệu thứ cấp từ các báo cáo, đề án chuyển đổi mô hình hoạt động của ngân hàng, các qui chế, qui trình Từ đó dùng phương pháp so sánh để đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả cạnh tranh của SHB đối với các ngân hàng thương mại trong nước và quốc tế.
    2.2 Phương pháp xử lý dữ liệu

    Sau khi thu thập được các thông tin, dữ liệu thì cần chọn lọc thu thập các yếu tố chính, sau đó dùng phương pháp so sánh để nhận định đánh giá nhằm cho mục đích phân tích, đánh giá và trình bày lại các ý tưởng nghiên cứu phục vụ cho đề tài.
    2.3 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

    Do thời gian và kiến thức nghiên cứu còn hạn chế, bản thân chỉ tập trung vào các giải pháp nâng cao hiệu quả cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn – Hà Nội từ khi chuyển đổi mô hình hoạt động từ ngân hàng nông thôn lên đô thị. Từ đó rút ra những kinh nghiệm nhằm bổ sung vào những chiến lược phát triển kinh doanh trong tương lai của ngân hàng.
    Đề tài được hoàn thiện chủ yếu là từ các thông tin thực tế của Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội và các tài liệu tham khảo, nhưng do giới hạn trong khoảng thời gian và còn những hạn chế nhất định trong quá trình thực hiện, nên không sao tránh khỏi những thiếu sót, mong quý Thầy Cô quan tâm đến các vấn đề của đề tài và rất mong được sự sửa chữa, đóng góp ý kiến thiết thực để tạo cho đề tài này được hoàn thiện hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...