Tiến Sĩ Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ phần quốc tế trên thị trường Việt nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/5/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài luận án: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ phần quốc tế trên thị trường Việt nam”

    Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số : 62340201

    Nghiên cứu sinh : Nguyễn Tú Mã số : NCS30.36TC

    Người hướng dẫn 1: TS. Nguyễn Danh Lương Người hướng dẫn 2 : TS. Cao Thị Ý Nhi

    Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân



    Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

    Luận án đã nghiên cứu hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam trên một số các chỉ tiêu chính và tổng hợp thành 4 nhóm tiêu chí để đo lường năng lực cạnh tranh, bao gồm : Sức mạnh nội tại ; sản phẩm dịch vụ ; khách hàng, thị phần và thương hiệu ; lợi nhuận.

    Đã thực hiện nghiên cứu và đánh giá, từ đó đưa ra được những đóng góp mới làm cơ sở cho các ngân hàng thương mại tham khảo để tăng năng lực cạnh tranh:

    (i) Tăng năng lực cạnh tranh từ việc cần xây dựng các trung tâm bán hàng, trung tâm phê duyệt và hỗ trợ tín dụng tập trung theo các vùng kinh tế để chuyên môn hóa nhằm tăng trưởng số lượng khách hàng, cho vay ổn định và bền vững, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

    (ii) Chú trọng đầu tư sâu vào phần mềm công nghệ (core banking) để khai thác các tính năng nhằm tạo ra các gói sản phẩm dịch vụ tiện ích theo chuỗi cung ứng vừa đảm bảo quản trị rủi ro đồng thời kiểm soát tối ưu hóa lợi nhuận; và xây dựng chỉ số đánh giá thực hiện công việc KPI (Key Performance Indicator) đo lường đánh giá hiệu quả hoạt động tại mọi thời điểm làm cơ sở quản trị năng lực cạnh tranh.

    Những đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu của luận án

    Luận án đề xuất 6 giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh để hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam có thể tham khảo trong điều kiện thích hợp. Trong đó giải pháp mới tập trung vào các nội dung sau:

    (i) Xây dựng các trung tâm bán hàng, trung tâm phê duyệt và hỗ trợ tín dụng tập trung theo các vùng kinh tế để chuyên môn hóa nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng trưởng ổn định, bền vững.

    (ii) Chú trọng tập trung phát triển thêm các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ SME (Small and medium-sized enterprises).

    (iii) Lựa chọn phát triển các sản phẩm để tập trung đầu tư chuyên môn hoá sâu, tránh tình trạng triển khai tràn lan rất nhiều sản phẩm không tạo ra sự cạnh tranh chuyên biệt và triển khai phương thức bán gói sản phẩm dịch vụ tiện ích theo chuỗi cung ứng vừa đảm bảo quản trị rủi ro đồng thời kiểm soát tối ưu hóa lợi nhuận .

    (iv) Chú trọng đầu tư sâu vào phần mềm công nghệ để khai thác các tính năng nhằm tạo ra các sản phẩm dịch vụ tiện ích mới, xuất hiện đầu tiên trên thị trường - có tính cạnh tranh cao và xây dựng chỉ số đánh giá thực hiện công việc KPI (Key Performance Indicator) đo lường đánh giá hiệu quả hoạt động tại mọi thời điểm làm cơ sở quản trị năng lực cạnh tranh.

    (v) Xây dựng đội ngũ cổ đông giầu tiềm lực tài chính, có kinh nghiệm hoạt động và quản lý ngân hàng, minh bạch và cam kết đầu tư – gắn bó lâu dài.
     
Đang tải...