Luận Văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Danh mục viết tắt
    Danh mục bảng
    Danh mục sơ đồ
    Phần mở đầu

    Chương 1. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại
    (NHTM)

    1.1 Khái quát hoạt động của NHTM 1
    1.1.1 Khái niệm NHTM và các dịch vụ ngân hàng .1
    1.1.1.1 Khái niệm NHTM 1
    1.1.1.2 Các dịch vụ ngân hàng .2
    1.1.2 Các đặc điểm dịch vụ ngân hàng và hoạt động kinh doanh của NHTM .4
    1.1.2.1 Các đặc điểm dịch vụ ngân hàng 4
    1.1.2.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của NHTM 5
    1.2 Khái quát về cạnh tranh trong ngành ngân hàng 7
    1.2.1 Cạnh tranh 7
    1.2.2 Lợi thế cạnh tranh .8
    1.2.3 Năng lực cạnh tranh 10
    1.2.3.1 Khái niệm .10
    1.2.3.2 Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của một NHTM 10
    1.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của một NHTM .13
    1.3.1 Thị phần .13
    1.3.2 Nhóm yếu tố trực tiếp 13
    1.3.2.1 Sản phẩm dịch vụ 14
    1.3.2.2 Kênh phân phối .14
    1.3.2.3 Hoạt động bán và marketing 15
    1.3.3 Nhóm yếu tố bổ trợ .17
    1.3.3.1 Sức mạnh tài chính .17
    1.3.3.2 Quản lý chi phí kinh doanh 18
    1.3.3.3 Công nghệ 19
    1.3.3.4 Khả năng nghiên cứu phát triển 19
    1.3.3.5 Tổ chức .19
    1.3.3.6 Nguồn nhân lực 19
    1.4 Đánh giá tác động của các yếu tố môi trường 20
    1.4.1 Tác động của các yếu tố thuộc môi trường vi mô 20
    1.4.2 Tác động của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô 21
    1.5 Bài học kinh nghiệm của một số ngân hàng trên thế giới .23
    1.5.1 Bài học thất bại .23
    1.5.2 Bài học thành công .23
    Kết luận chương 1. .24

    Chương 2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần
    Đông Á (EAB)

    2.1 Sơ nét về hoạt động của EAB 25
    2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của EAB .26
    2.2.1 Thị phần .26
    2.2.2 Nhóm yếu tố trực tiếp 26
    2.2.2.1 Sản phẩm dịch vụ 27
    2.2.2.2 Kênh phân phối .27
    2.2.2.3 Hoạt động bán và marketing 30
    2.2.3 Nhóm yếu tố bổ trợ 34
    2.2.3.1 Sức mạnh tài chính .34
    2.2.3.2 Quản lý chi phí kinh doanh 37
    2.2.3.3 Công nghệ 38
    2.2.3.4 Khả năng nghiên cứu phát triển 40
    2.2.3.5 Tổ chức .41
    2.2.3.6 Nguồn nhân lực 42
    2.3 Đánh giá tác động của các yếu tố môi trường 45
    2.3.1 Tác động của các yếu tố thuộc môi trường vi mô .45
    2.3.1.1 Mức độ cạnh tranh của ngành ngân hàng .45
    2.3.1.2 Mối đe dọa của sản phẩm thay thế .49
    2.3.1.3 Mối đe dọa xâm nhập 49
    2.3.1.4 Sức mạnh mặc cả của người cung ứng và người mua .50
    2.3.2 Tác động của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô .51
    2.3.2.1 Môi trường chính trị và pháp luật 51
    2.3.2.2 Môi trường kinh tế 53
    2.3.2.3 Môi trường khoa học công nghệ 54
    2.3.2.4 Môi trường văn hóa xã hội 55
    2.4 Ma trận hình ảnh cạnh tranh 56
    Kết luận chương 2 .57

    Chương 3. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của EAB
    3.1 Những thay đổi trong môi trường kinh doanh thời gian tới 58
    3.2 Quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh của EAB .60
    3.3 Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của EAB .61
    3.3.1 Phát triển sản phẩm 61
    3.3.2 Mở rộng kênh phân phối .62
    3.3.3 Nâng cao tính cạnh tranh của công cụ giá .66

    3.3.4 Xúc tiến hoạt động marketing 68
    3.3.5 Quảng bá thương hiệu .70
    3.3.6 Tăng tiềm lực tài chính .71
    3.3.7 Phát triển công nghệ .74
    3.3.8 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo mô hình định hướng vào khách hàng 76
    3.3.9 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .77
    3.4 Một số kiến nghị với các cơ quan chức năng 79
    Kết luận chương 3 .80

    Kết luận
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục


    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

    Sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu
    đáng khích lệ và đang từng bước vững chắc hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
    Góp phần vào những thành tựu chung đó, ngành ngân hàng đã và đang khẳng
    định vai trò “huyết mạch” của mình đối với sự phát triển kinh tế của đất nước.
    Với những tác động tích cực của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống
    ngân hàng thương mại trong nước không ngừng lớn mạnh với tốc độ phát triển
    bình quân trên 30%/năm và tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong việc cải thiện khả
    năng huy động vốn và đáp ứng nhu cầu đầu tư của các khu vực kinh tế.
    Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, các ngân hàng thương mại trong nước
    cũng đang đứng trước nhiều thử thách, đặc biệt là sự cạnh tranh trong ngành ngày
    càng gay gắt. Việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới đang đẩy
    nhanh tiến trình thâm nhập của các ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam, đặt các
    ngân hàng thương mại trong nước trước những thách thức hết sức to lớn trong
    cuộc đua tranh giành thị phần cũng như khả năng tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế
    trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
    Trước bối cảnh đó, Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á, dù là một trong
    những ngân hàng mạnh của Việt Nam, cũng không tránh khỏi những thử thách
    trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á
    đang phải giải bài toán lớn về việc tranh thủ điều kiện và nguồn lực để đón đầu
    cơ hội, vượt qua các nguy cơ nhằm phát triển ổn định và bền vững.
    Với những yêu cầu cấp thiết xuất phát từ thực tiễn trên, Luận Văn “Nâng
    cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á
    ” sẽ góp
    phần làm sáng tỏ hiện trạng và định hướng giải quyết những vấn đề bức xúc
    trong cuộc cạnh tranh sắp tới.
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    Xác định các yếu tố môi trường tác động đến khả năng cạnh tranh của ngân
    hàng thương mại cổ phần Đông Á, đặc biệt là môi trường cạnh tranh của ngành.
    Làm rõ khả năng cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á.
    Trên cơ sở đó, định hướng giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngân
    hàng thương mại cổ phần Đông Á.

    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Luận Văn tập trung nghiên cứu hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương
    mại cổ phần Đông Á và một số ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu hiện
    nay như ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, ngân hàng thương mại cổ phần
    Sài Gòn Thương Tín, ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu

    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được vận dụng trong quá trình thực
    hiện Luận Văn: phương pháp thống kê mô tả, so sánh – đối chiếu, khảo sát khách
    hàng, phương pháp chuyên gia và phương pháp ma trận hình ảnh cạnh tranh.

    5. Ý NGHĨA KHOA HỌC, THỰC TIỄN VÀ ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN VĂN
    Luận văn đã tổng hợp được các lý luận liên quan đến cạnh tranh trong
    ngành ngân hàng.
    Vận dụng các lý thuyết vào việc làm rõ những điểm mạnh và điểm yếu
    trong cạnh tranh của một ngân hàng thương mại – Trường hợp ngân hàng thương
    mại cổ phần Đông Á.
    Đề xuất các giải pháp tăng năng lực cạnh tranh có thể được dùng làm tài
    liệu tham khảo thiết thực trong hoạch định chiến lược không chỉ với ngân hàng
    thương mại cổ phần Đông Á mà còn hữu ích với các ngân hàng thương mại khác.

    6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận Văn được thiết kế thành 3 phần
    chính:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại
    Chương 2: Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần
    Đông Á
    Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương
    mại cổ phần Đông Á
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...