Tiến Sĩ Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương Lào trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương Lào trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
    Định dạng file word


    chương I
    lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
    1.1 Hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng
    1.1.1 Hội nhập kinh tế quốc tế
    1.1.1.1 Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế
    Hội nhập kinh tế, theo quan niệm đơn giản nhất và phổ biến trên thế giới, là việc các nền kinh tế gắn kết lại với nhau. Theo cách hiểu này, hội nhập kinh tế đã diễn ra từ hàng ngàn năm nay và hội nhập kinh tế với quy mô toàn cầu đã diễn ra từ cách đây hai nghìn năm khi đế quốc La Mã xâm chiếm thế giới và mở mang mạng lưới giao thông, thúc đẩy lưu thông hàng hóa trong toàn bộ lãnh địa chiếm đóng rộng lớn và áp đặt đồng tiền của họ cho toàn bộ các nơi.
    Hội nhập kinh tế, hiểu theo một cách chặt chẽ hơn, là việc gắn kết mang tính thể chế giữa các nền kinh tế lại với nhau. Khái niệm này được Besla Balassa đề xuất từ thập niên 1960 và được chấp nhận chủ yếu trong giới học thuật và lập chính sách. Nói rõ hơn, hội nhập kinh tế là quá trình chủ động thực hiện hợp đồng thời hai việc: một mặt, gắn nền kinh tế và thị trường từng nước với thị trường khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực thực hiện mở cửa và thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế quốc dân; và mặt khác, gia nhập và góp phần xây dựng các thể chế kinh tế khu vực và toàn cầu.
    Hội nhập kinh tế có thể là song phương - tức là giữa hai nền kinh tế, hoặc khu vực - tức là giữa một nhóm nền kinh tế, hoặc đa phương - tức là có quy mô toàn thế giới giống như những gì mà Tổ chức Thương mại Thế giới đang hướng tới. Về cấp độ hội nhập thường được phân chia thành sáu cấp độ: khu vực / hiệp định thương mại ưu đãi, khu vực / hiệp định thương mại tự do, liên minh thuế quan, thị trường chung, liên minh kinh tế tiền tệ, và hội nhập toàn diện.
    Tuy nhiên trong thực tế, các cấp độ hội nhập có thể nhiều hơn và đa dạng hơn. Trong đó:
    Thỏa thuận thương mại ưu đãi, là cấp độ thấp nhất của liên kết kinh tế, theo đó các quốc gia tham gia hiệp định dành các ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan cho hàng hóa của nhau. Trong các thỏa thuận này, thuế quan và hàng rào phi thuế quan có thể vẫn còn, nhưng thấp hơn so với khi áp dụng cho quốc gia không tham gia hiệp định. Một ví dụ về thỏa thuận thương mại ưu đãi là Hiệp đinh về Thỏa thuận Thương mại Ưu đãi ASEAN được ký kết tại Manila năm 1977 và được sửa đổi năm 1995; hay Khu vực Thương mại Ưu đãi Đông và Nam Phi tồn tại từ năm 1981 đến năm 1994; hay như các hiệp định dành ưu đãi thương mại (hay tối huệ quốc) mà một số nước phát triển có thể dành cho các nước đang phát triển.
    Hiệp định thương mại tự do, là hiệp định theo đó các nước ký kết cam kết bãi bỏ thuế quan và hàng rào phi thuế quan cho tất cả hoặc gần như tất cả hàng hóa của nhau. Có thể có những dòng thuế sẽ được bãi bỏ chậm hơn; và người ta thường đưa các dòng thuế này vào “danh sách nhạy cảm”. Chỉ một số ít dòng thuế sẽ không được bãi bỏ và được liệt kê trong “danh sách loại trừ”. Quy tắc xuất sứ là một phần quan trọng của các hiệp định thương mại tự do nhằm đảm bảo chỉ những hàng hóa được sản xuất toàn bộ hoặc tối thiểu ở một tỷ lệ nhất định tại các nước thành viên hiệp định mới được buôn bán tự do nhằm tránh tình trạng nước không tham gia hiệp định sử dụng cách tái xuất hoặc chỉ lắp ráp tại một nước tham gia hiệp định mà có thể xuất khẩu sang nước còn lại của hiệp định không phải chịu thuế.
    Một hiệp định thương mại tự do nổi tiếng được thành lập từ năm 1960, đó là Hiệp hội Thương mại Tự do Châu Âu. Sau những bế tác của đàm phán tự do hóa thương mại đa phương trong khuôn khổ GATT, các hiệp định thương mại tự do song phương (giữa hai nước) và khu vực xuất hiện ngày càng nhiều từ giữa thập niên 1990. Và trong số những quốc gia hăng hái nhất trong việc ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương phải kể đến Mexico, Singapore. Những khu vực thương mại tự do nổi tiếng mới thành lập từ thập niên 1990 điển hình là Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (thành lập năm 1994), Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (hiệp định được ký kết vào năm 1992). Ngoài ra, còn có những hiệp định thương mại tự do giữa một nước với cả một khố, như Hiệp định Khung về Hợp tác Kinh tế ASEAN – Trung Quốc (ký kết vào năm 2002).
    Do xóa bỏ gần như hoàn toàn thuế quan và hàng rào phi thuế quan, nên việc đàm phán để thành lập một hiệp định thương mại tự do rất mất thời gian và qua nhiều vòng thương thảo. Những nước hăng hái với tự do hóa thương mại có thể thỏa thuận tiến hành chương trình giảm thuế quan sớm (còn gọi là chương trình thu hoạch sớm) đối với một số dòng thuế trước khi đàm phán kết thúc và hiệp định được thành lập.
    Hiệp định đối tác kinh tế, là cấp độ hội nhập kinh tế sâu hơn hiệp định thương mại tự do, theo nghĩa là ngoài việc tự do hóa thương mại hàng hóa thông qua bãi bỏ thuế quan và hàng rào phi thuế quan lại còn bao gồm cả tự do hóa dịch vụ, bảo hộ đầu tư, thúc đẩy thương mại điện tử giữa các nước ký kết hiệp định.
    Nhật Bản là quốc gia có xu hướng thích các hiệp định đối tác kinh tế vì nó cho phép quốc gia này thâm nhập toàn diện vào các thị trường của nước đối tác. Hiện Nhật Bản đã ký kết 8 hiệp định đối tác kinh tế song phương và một hiệp định đối với ASEAN (AJCEP), đang đàm phán để đi tới ký kết 5 hiệp


    Kết luận

    Để tồn tại và phát triển việc nghiên cứu xác định mục tiêu chiến lược phát triển cho tương lai và đưa ra các giải pháp khắc phục các điểm yếu và phát huy những tiềm năng của chính ngân hàng là vấn đề cấp thiết đối với các ngân hàng thương mại tại Lào nói chung và Ngân hàng Ngoại thương Lào nói riêng.
    Ngân hàng Ngoại thương Lào tuy là một ngân hàng hàng đầu của quốc gia nhưng so sánh với các ngân hàng của các quốc gia trong khu vực cũng như thế giới vẫn còn rất nhỏ cả về quy mô và trình độ trong cung cấp dịch vụ ngân hàng. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, ngân hàng nâng cao năng lực tài chính của mình trên cơ sở các thông tin nghiên cứu đánh giá năng lực cạnh tranh từ đó sử ngân hàng phải tự mình áp dùng các biện pháp để nâng cao năng lực về tài chính thông qua việc nâng cao vốn tự có, vốn điều lệ đồng thời tiến hành cơ cấu lại nguồn vốn của ngân hàng theo phương hướng giảm chi phí và đa dạng nguồn vốn. Thực hiện các biện pháp về quản lý hoạt động kinh doanh đa ngành, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ để phân tán rủi ro và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ ngân hàng hiện đại để đáp ứng nhu cầu của khách hàng thông qua triển khai các chiến lược đã được thông qua. Nhưng các chiến lược của Ngân hàng Ngoại thương Lào sẽ thành công được thì môi trường kinh tế xã hội phải thuận lợi đặc biệt là Chính phủ và BOL cũng phải hỗ trợ tối đa, tạo ra môi trường thuận lợi giúp Ngân hàng Ngoại thương Lào cũng như các ngân hàng khác đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình hoạt động; phải sớm hoàn thiên cơ chế pháp lý, bình đẳng và thống nhất trong quản lý đối xử với các ngân hàng mới đảm bảo cho các ngân hàng thương mại trong nước hội nhập thành công.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...